Khàn tiếng: Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị
Khàn tiếng là tình trạng thường gặp, nó có thể là dấu hiệu của bệnh lý bình thường như cảm lạnh, cảm cúm nhưng khàn tiếng kéo dài có thể là do bệnh lý nguy hiểm như khối u, ung thư,…
Nguyên nhân gây khàn tiếng
Khàn giọng là sự thay đổi bất thường của giọng nói, khi đó giọng nói có thể thay đổi về cao độ hoặc âm lượng, từ trầm khàn đến khàn yếu. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự bất thường của nếp gấp thanh âm, bao gồm 5 nhóm chính:
+ Khối u: sự tăng trưởng bất thường của mô gấp thanh âm
- Chứng loạn sản
- U nang dây thanh âm
- Polyp thanh quản
- Ung thư biểu mô
+ Viêm thanh quản: đây là nguyên nhân gây khàn tiếng phổ biến nhất
- Dị ứng
- Nhiễm trùng
- Trào ngược dạ dày thực quản
- Hút thuốc
- Chấn thương do tai nạn, nội soi phế quản hoặc đặt nội khí quản
- Lạm dụng giọng nói
+ Thần kinh cơ: rối loạn trong bất kỳ thành phần nào của hệ thần kinh kiểm soát chức năng thanh quản
- Đa xơ cứng
- Bệnh nhược cơ
- Bệnh Parkinson
- Rối loạn co thắt
- Chấn thương hoặc liệt dây thần kinh thanh quản, có thể xảy ra trong phẫu thuật tuyến giáp, phẫu thuật tim hoặc phẫu thuật đầu, cổ
+ Bệnh tự miễn
- To đầu chi
- Bệnh thoái hóa tinh bột
- Suy giáp
- U hạt (bệnh Sarcoidosis)
+ Những nguyên nhân liên quan đến cơ bắp hoặc căng thẳng quá mức, dẫn đến bất thường ở chức năng thanh quản
- Tâm sinh lý
- Căng thẳng
- Nhu cầu quá mức
Ngoài ra, nguyên nhân gây khàn tiếng có thể là do bạn tiếp xúc thường xuyên với hóa chất độc hại, không khí ô nhiễm hoặc sử dụng thuốc corticosteroid dạng hít lâu dài.
Triệu chứng khàn tiếng
Các triệu chứng khàn tiếng như thay đổi âm lượng, cao độ thấp hơn hoặc cao hơn, kèm theo run rẩy, đau hoặc căng thẳng khi cố gắng nói chuyện có thể xuất hiện đột ngột hoặc từ từ. Thông thường, những triệu chứng đi kèm như sốt, đau, ho cấp tính hoặc ho dai dẳng, ho ra máu có thể là manh mối để xác định nguyên nhân gây khàn tiếng.
Chẩn đoán khàn tiếng
Hầu hết các trường hợp bị khàn tiếng đều là do cảm lạnh nhưng nó cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh nguy hiểm. Do đó, nếu khàn tiếng kéo dài hơn 3 tuần, người bệnh không bị cảm lạnh, cảm cúm hoặc có các triệu chứng nghiêm trọng như ho ra máu, khó nuốt, đau khi nói/nuốt, khó thở, mất giọng hoàn toàn trong vài ngày thì nên thăm khám và chẩn đoán với bác sĩ chuyên môn.
Đầu tiên, bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe và đặt một số câu hỏi về triệu chứng như:
- Các triệu chứng bắt đầu khi nào?
- Khàn tiếng kéo dài hay tái phát liên tục?
- Bạn có các triệu chứng sốt, sổ mũi hoặc ho hay từng bị viêm amidan, bạch cầu đơn nhân chưa?
- Bạn có sử dụng giọng nói một cách quá mức như cổ vũ, la hét hay không?
- Bạn có hút thuốc hay uống rượu không?
- Có bị dị ứng, bệnh chàm hoặc một bệnh lý nào khác?
- Bạn có bất cứ triệu chứng ợ nóng, ho dai dẳng, ho ra máu, khó nuốt, giảm cân không rõ lý do hay không?
- Tiền sử gia đình mắc một bệnh nào đó
Đồng thời, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện một số xét nghiệm để xác định đúng nguyên nhân gây khàn tiếng như:
- Xét nghiệm máu để tìm kiếm dấu hiệu nhiễm trùng
- Nội soi thanh quản dùng để quan sát thanh quản, từ đó có thể tìm kiếm những dấu hiệu bất thường. Đặc biệt nếu bác sĩ nghi ngờ bạn bị trào ngược axit dạ dày có thể khuyến nghị bạn nội soi đường tiêu hóa trên.
- Chụp CT giúp quan sát vùng cổ và ngực. Nếu bạn có tiền sử bị ung thư, bác sĩ sẽ khuyến cáo chụp PET
Điều trị khàn tiếng
Phương pháp điều trị khán tiếng còn phụ thuộc vào nguyên nhân. Đối với những nguyên nhân thông thường như cảm lạnh, cúm,… bác sĩ sẽ đề nghị một số loại thuốc để làm dịu cổ họng. Giọng nói sẽ trở lại bình thường sau vài ngày khi cổ họng được nghỉ ngơi và chăm sóc với các biện pháp như:
- Tránh nói, la hét, đặc biệt là nói thầm vì điều này sẽ làm căng dây thanh quản
- Uống nhiều nước hydrat hóa có thể làm giảm triệu chứng và ấm cổ họng
- Tránh caffein và rượu vì nó làm cổ họng khô hơn, khiến triệu chứng khàn tiếng thêm nghiêm trọng
- Tăng độ ẩm cho không khí để dễ thở hơn
- Hạn chế hút thuốc vì khói thuốc khiến cổ họng bị khô hoặc kích thích hơn
- Loại bỏ những chất gây dị ứng
- Không sử dụng thuốc thông mũi khi bị khàn giọng
Đối với những trường hợp bị khàn giọng do khối u hoặc polyp lành tính, chấn thương dây thanh quản/thanh âm, ung thư thanh quản bác sĩ có thể chỉ định một cuộc phẫu thuật. Thường thì nếu chấn thương nghiêm trọng hoặc ung thư, người bệnh sẽ phải cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ thanh quản.
Tìm hiểu thêm: Phẫu thuật cắt bỏ thanh quản: Đối tượng áp dụng và những điều cần lưu ý
Ngăn ngừa khàn tiếng
Một số biện pháp có thể giúp bạn ngăn ngừa khàn tiếng, bao gồm:
- Ngừng hút thuốc và tránh hút thuốc thụ động, vì khói thuốc có thể kích thích dây thanh âm/thanh quản, làm khổ họng khó chịu
- Khàn tiếng có thể là do nhiễm trùng đường hô hấp vì vậy bạn nên rửa tay thật sạch sẽ để ngăn ngừa sự lây lan của vi khuẩn
- Uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày, chất lỏng có thể làm loãng chất nhầy và giữ ẩm cổ họng
- Tránh đồ uống chứa caffein và đồ uống có cồn vì nó khiến cơ thể mất nước
- Hạn chế hắng giọng vì nó có thể tăng viêm dây thanh âm
Cách tốt nhất để điều trị khàn giọng là xác định được nguyên nhân, vì vậy người bệnh khi nhận thấy triệu chứng thì nên thăm khám và điều trị với bác sĩ.
Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị thay thế bác sĩ.
Có thể bạn quan tâm
- Bị viêm thanh quản khàn tiếng kéo dài phải làm sao?
- 5 Mẹo dùng mật ong chữa khàn tiếng, mất giọng cực đơn giản
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!