Cảm lạnh và cảm cúm: Giống và khác nhau như thế nào?

Cảm lạnh và cảm cúm (cúm theo mùa) đều là các bệnh lý về đường hô hấp. vì các biểu hiện của chúng có những điểm tương đồng nên có không ít người nhầm tưởng hai chứng bệnh này là một.

Tuy nhiên, bản chất của chúng rất khác nhau nên cách chữa trị cũng có sự khác biệt. Phân biệt rõ được cảm lạnh và cảm cúm sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc điều trị cũng như đề ra được cách phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh cho bản thân.

Sự khác biệt giữa cảm lạnh và cảm cúm
Sự khác biệt giữa cảm lạnh và cảm cúm

I/ Điểm tương đồng giữa cảm lạnh và cảm cúm

Mỗi người chúng ta đều đã, đang hoặc sẽ bị một hoặc nhiều lần mắc phải cảm lạnh hoặc cảm cúm (cúm theo mùa). Vì chúng đều là các chứng bệnh phổ biến mà bất cứ ai, ở lứa tuổi nào cũng đều có nguy cơ gặp phải. Tuy nhiên, đại đa số chúng ta đều không thể phân biệt được hoặc nghiễm nhiên xem 2 chứng bệnh cảm lạnh và cảm cúm là một. Không phải ngẫu nhiên xảy ra tình trạng này mà vì giữa chúng khá nhiều điểm giống nhau, cụ thể như:

  • Đều là các bệnh lý về đường hô hấp.
  • Đều xảy ra do sự tấn công của các virus thông qua màng nhầy của mắt, mũi, miệng.
  • Có các triệu chứng tương tự nhau: Hắt hơi, sổ mũi, ho, đau đầu, sốt, đau nhức các cơ.
  • Đều có khả năng lây lan từ người này sang người khác thông qua đường hô hấp. Vì khi người bị bệnh giao tiếp, ho, hắt hơi các virus gây bệnh sẽ theo đó mà lây sang người khỏe mạnh.

XEM THÊM: Bao lâu thì bệnh cảm lạnh có khả năng lây nhiễm cho người khác?

II/ Giữa cảm lạnh và cảm cúm khác nhau như thế nào?

Từ những thông tin đã được đề cập, chúng ta không thể phủ nhận một điều rằng giữa cảm lạnh và cảm cúm có khá nhiều điểm tương đồng. Tuy nhiên, bản chất của nguyên nhân gây bệnh, mức độ nguy hiểm của chúng gây ra cho người bệnh lại rất khác nhau. Chính những lý do này dẫn đến một hệ quả là cách điều trị và các biện pháp phòng ngừa cũng có sự khác biệt. Cụ thể như sau:

Nguyên nhân gây bệnh:

Mặc dù cảm lạnh và cảm cúm đều do virus gây ra, nhưng các virus gây nên 2 chứng bệnh này lại hoàn toàn khác biệt:

+ Cảm lạnh (cảm lạnh thông thường): Theo các nghiên cứu, người ta đã chứng minh được rằng có tới hơn 200 loại virus khác nhau gây nên cảm lạnh. Tuy nhiên, chủng virus gây bệnh phổ biến nhất là rhinovirus.

+ Cảm cúm: Khác với cảm lạnh, cảm cúm thường xảy ra do các virus cúm mà thường là do chủng virus cúm A và  B gây ra.

♦ Triệu chứng:

Khi nhìn một cách tổng thể, chúng ta thường thấy các triệu chứng của cảm lạnh và cảm cúm khá giống nhau. Nhưng nếu được nhìn nhận một cách kỹ lưỡng, chúng ta cũng có phát hiện được các đặc điểm khác biệt giữa 2 tình trạng này. Cụ thể:

+ Với cảm lạnh: Thông thường, các triệu chứng của cảm lạnh sẽ chỉ kéo dài khoảng 1 tuần, chỉ một số ít trường hợp kéo dài khoảng 2 tuần. Khi bị cảm lạnh, triệu chứng đầu tiên mà người bệnh có thể cảm nhận được là đau họng. Sau khoảng 1 – 2 ngày, triệu chứng này sẽ giảm đi và thay vào đó là các biểu hiện khác, bao gồm:

  • Chảy nước mũi, nghẹt mũi.
  • Ho.
  • Hắt xì.
  • Đau đầu, đau nhức khắp người.
  • Đau họng.

Nếu bệnh ở mức độ nặng, bạn sẽ thấy các dịch mũi có màu vàng xanh hoặc xanh, nếu bị nhiễm trùng chúng có thể đặc quánh lại và khó tống chúng ra ngoài.

+ Với cảm cúm: Khác với cảm lạnh, những triệu chứng của bệnh thường xuất hiện một cách dồn dập và diễn tiễn nhanh chóng, chỉ kéo dài khoảng 1 – 2 tuần. Ngoài ra, chúng có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng. Những vấn đề mà bạn có thể gặp phải khi bị cảm cúm bao gồm:

Sốt cao thường là biểu hiện của cảm cúm
Sốt cao thường là biểu hiện của cảm cúm
  • Sốt cao (38 – 39°C).
  • Ho khan.
  • Các cơ đau nhức.
  • Buồn nôn và nôn ( thường xảy ra ở trẻ em).
  • Cơ thể mệt mỏi.
  • Bị nghẹt mũi, sổ mũi.
  • Sưng huyết.

Biến chứng:

Cảm lạnh thường nhẹ hơn cảm cúm. Tuy nhiên, nếu không được chữa trị sớm thì chúng đều có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, cụ thể:

+ Cảm lạnh: Nếu cảm lạnh diễn tiến trong thời gian dài, nó có thể gây tắc nghẽn các xoang, viêm tai giữa.

+ Cảm cúm: So với cảm lạnh, cảm cúm có thể dẫn đến nhiều biến chứng hơn. Nếu cảm cúm không được chữa trị sớm, bạn có thể mắc bệnh viêm xoang, viêm phế quản, nhiễm trùng tai, viêm phổi… Trong một số trường hợp bị nặng, các biến chứng này có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh.

♦ Cách điều trị:

Vì nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng của 2 chứng bệnh này có các điểm khác nhau kéo theo các biện pháp điều trị cũng có sự khác biệt. Thông thường, chúng sẽ được chữa trị bằng các phương pháp như sau:

+ Với cảm lạnh: Vì đây là chứng bệnh do virus gây ra nên không thể dùng các loại thuốc kháng sinh để điều trị. Thay vào đó, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc thông mũi, thuốc kháng histamin hoặc nhóm thuốc kháng viêm không chứa steroid để điều trị. Chúng sẽ làm giảm các triệu chứng của bệnh như tắc mũi, nghẹt mũi, đau nhức.

Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng các biện pháp tự nhiên như bổ sung thêm kẽm, vitamin C… để cải thiện các biểu hiện của bệnh. Tuy nhiên, sau 10 ngày dùng thuốc hoặc áp dụng các biện pháp tự nhiên mà thấy các triệu chứng không thuyên giảm, cơ thể bắt đầu bị sốt cao, hãy đi găp bác sĩ để được tư vấn cách chữa trị hiệu quả hơn.

+ Với cảm cúm: Nếu bị cảm cúm, các loại thuốc giảm đau không kê đơn như acetaminophen, ibuprofen… sẽ được chỉ định để làm giảm các triệu chứng bệnh. Nhưng cần lưu ý rằng, không được cho trẻ nhỏ sử dụng aspirin vì chúng có thể gây nguy cơ mắc hội chứng Reye.

Bên cạnh đó, bạn có thể sẽ được các bác sĩ chỉ định các loại thuốc kháng virus như oseltamivir, zanamivir, peramivir  để điều trị. Các loại thuốc này có tác dụng rút ngắn thời gian bị cúm, ngăn chặn các biến chứng có thể xảy ra do cảm cúm. Tuy nhiên, để bảo đảm các loại thuốc này hoạt động hiệu quả, hãy dùng chúng trong vòng 48 giờ đầu sau khi mắc bệnh.

Ngoài các loại thuốc đặc trị, khi bị cảm cúm bạn cần phải bổ sung nhiều nước cho cơ thể, điều chỉnh thời gian nghỉ ngơi hợp lý. Đây là các biện pháp cần thiết làm giảm các triệu chứng bệnh mà bạn không thể bỏ qua. Tuy nhiên, sau một thời gian ngắn chữa trị bằng các phương pháp trên mà không mang lại hiệu quả, hãy đi khám và được các bác sĩ hướng dẫn các phương pháp điều trị hiệu quả hơn.

♦ Biện pháp phòng tránh:

+ Cảm lạnh: Vì cảm lạnh là chứng bệnh rất dễ mắc phải và cũng rất dễ lây nhiễm nên ai cũng có thể mắc bệnh. Tuy nhiên, bạn có thể hạn chế được nguy cơ mắc bệnh cho bản thân bằng cách áp dụng các biện pháp sau đây:

  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ mỗi ngày.
  • Cần rửa tay với xà phòng thường xuyên để loại bỏ các vi khuẩn.
  • Che miệng lại khi ho và hắt hơi, cần phải rửa sạch tay ngay sau đó.
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh, không dùng chung các vật dụng cá nhân với người đang bị cảm lạnh.

+ Với cảm cúm: Biện pháp ngăn ngừa cảm cúm tốt nhất là đi tiêm vắc – xin phòng cúm. Bạn cũng phải vệ sinh cơ thể và tay của mình sạch sẽ hàng ngày.

Bên cạnh đó, điều quan trọng nhất để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh cho bản thân là phải xây dựng một lối sống khoa học như ăn đúng giờ, ngủ đủ giấc, cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể để tăng sức đề kháng chống lại bệnh tật.

ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

HỮU ÍCH CHO BẠN

Tìm hiểu về bệnh ho do hút thuốc lá và cách điều trị

Ho do hút thuốc lá: Biện pháp khắc phục và mọi thứ bạn nên biết

Hút thuốc lá thường xuyên là một trong những nguyên nhân gây nhiều vấn đề về sức khỏe, phổ biến...

Trong khi phẫu thuật cắt amidan hoặc sau khi phẫu thuật, người bệnh có thể sẽ gặp phải một số rủi ro, một số biến chứng không thể lường trước.

Sau khi cắt amidan có phải nằm viện không? Bác sĩ giải đáp

Sau khi cắt amidan, nếu không có những dấu hiệu của biến chứng, người bệnh không cần phải nằm viện...

Viêm phế quản phổi là gì? Làm thế nào để điều trị bệnh?

Theo thống kê thì tại Mỹ, hàng năm có khoảng hơn 51000 người tử vong do bệnh viêm phổi. Trong...

Bệnh viêm mũi dị ứng có di truyền sang đời sau không?

Viêm mũi dị ứng là hiện tượng lớp lót bên trong niêm mạc mũi bị sưng viêm do hít phải...

Các loại tinh dầu có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm tai giữa

Các biện pháp điều trị y khoa không phải lúc nào cũng cần thiết cho người bị viêm tai giữa....

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *