Chảy máu sau khi phẫu thuật cắt amidan nên làm gì?

Chảy máu sau khi phẫu thuật cắt amidan có thể không đáng lo ngại nhưng trong một số trường hợp phải cần đến sự can thiệp y tế ngay lập tức.

chảy máu sau khi phẫu thuật cắt amidan
Tình trạng chảy máu sau khi phẫu thuật cắt amidan xảy ra ở rất nhiều người

I. Nguyên nhân gây chảy máu sau phẫu thuật cắt amidan

Ngay sau khi phẫu thuật hoặc một tuần sau khi các vẩy (hay còn gọi là giả mạc) từ vị trí phẫu thuật rơi ra, bạn có thể bị chảy một lượng máu nhỏ. Tuy nhiên, chảy máu có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong quá trình phục hồi.

Theo Mayo Clinic, sau khi phẫu thuật cắt amidan bạn sẽ thường thấy những đốm máu nhỏ từ mũi hoặc trong nước bọt nhưng máu đỏ tươi là một vấn đề đáng lo ngại. Đó có thể là biến chứng nghiêm trọng được gọi là xuất huyết sau cắt amidan. Xuất huyết rất hiếm xảy ra, thường vào khoảng 3.5% ca phẫu thuật và thường gặp ở người lớn hơn là trẻ em.

II. Các loại chảy máu sau phẫu thuật cắt amidan

1. Xuất huyết nguyên phát sau cắt amidan

Nếu chảy máu xảy ra trong vòng 24 giờ sau khi cắt amidan, nó được gọi là xuất huyết nguyên phát sau cắt amidan.

Nguyên nhân gây chảy máu là do năm động mạch chính cung cấp máu cho amidan tiếp tục chảy máu nếu các mô xung quanh amidan không nén và tạo thành vẩy. Trong một số ít trường hợp, chảy máu có thể gây tử vong.

Dấu hiệu xuất huyết nguyên phát ngay sau phẫu thuật cắt amidan bao gồm:

  • Chảy máu từ miệng hoặc mũi
  • Thường xuyên nuốt nước bọt
  • Nôn ra máu đỏ tươi hoặc nâu sẫm

2. Xuất huyết thứ phát sau cắt amidan

Nếu chảy máu sau khi cắt amidan khoảng 5 đến 10 ngày là một quá trình hoàn toàn bình thường do vẩy của bạn đã bắt đầu rụng. Bạn có thể nhận thấy những vệt máu khô trong nước bọt của bạn khi các vẩy rơi ra. Tuy nhiên, chảy máu cũng có thể xảy ra khi vẩy rơi quá sớm, thường vẩy rơi sớm là do bạn bị mất nước.

Nếu bạn bị chảy máu từ miệng sớm hơn năm ngày sau khi phẫu thuât, hãy liên hệ với bác sĩ.

Giải đáp chi tiết: Các thuốc trị viêm amidan hiện nay và lưu ý khi dùng

III. Nên làm gì nếu bị chảy máu sau phẫu thuật cắt amidan?

Thực tế, một lượng máu nhỏ sẫm màu hoặc máu khô trong nước bọt hoặc dịch nôn của bạn có thể không phải là nguyên nhân đáng lo ngại. Bạn nên tiếp tục uống nhiều nước và nghỉ ngơi hợp lý.

Trong trường hợp, bạn nhận thấy máu đỏ tươi, chảy liên tục không ngừng từ miệng hoặc mũi, hãy bình tĩnh. Tiếp theo, bạn nên súc miệng nhẹ nhàng bằng nước lạnh và giữ cho đầu được cao. Nếu máu vẫn tiếp tục chảy, người bệnh nên tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức.

Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Nên thăm khám với bác sĩ nếu bạn gặp phải một hoặc nhiều trường hợp sau:

  • Máu đỏ tươi từ mũi hoặc miệng
  • Nôn ra máu đỏ tươi
  • Sốt hơn 38 độ
  • Không ăn hoặc uống được bất cứ thứ gì trong hơn 24 giờ

Đặc biệt, bạn nên gọi cấp cứu ngay lập tức nếu:

  • Nôn nặng, nôn ra cục máu đông
  • Tăng đột ngột lượng máu chảy
  • Chảy máu liên tục
  • Khó thở

Với trẻ con sau khi cắt amidan, nếu trẻ có triệu chứng tiêu chảy, nôn ra máu đỏ tươi, máu đông, không có khả năng giữ chất lỏng trong vài giờ hoặc khó thở thì bố mẹ nên đưa ngay đến bệnh viện.

chảy máu sau cắt amidan
Trong một số trường hợp chảy máu sau khi phẫu thuật cắt amidan nghiêm trọng, người bệnh nên đến thăm khám với bác sĩ

IV. Phẫu thuật cắt amidan mất bao lâu để phục hồi?

Như tất cả các cuộc phẫu thuật khác, thời gian phục hồi sau cắt amidan còn tùy thuộc vào cơ địa của từng người. Thông thường, trẻ em có thể phục hồi nhanh hơn người lớn, một số trẻ em khỏe mạnh trong vòng 10 ngày, một số trẻ khác mất khoảng 14 ngày.

Hầu hết người lớn sẽ phục hồi hoàn toàn trong vòng hai tuần sau khi phẫu thuật cắt amidan. Tuy nhiên, người lớn có nguy cơ gặp biến chứng cao hơn trẻ em. Người lớn cũng sẽ trải qua nhiều cơn đau hơn trong quá trình hồi phục, điều này khiến thời gian hồi phục kéo dài hơn.

Tìm hiểu thêm: Phẫu thuật cắt amidan sau bao lâu thì hồi phục và lành hẳn?

V. Nên làm gì sau khi phẫu thuật cắt amidan?

Bên cạnh tình trạng chảy máu, sau phẫu thuật cắt amidan có thể xuất hiện khá nhiều biến chứng. Tốt nhất để tránh những biến chứng không mong muốn, người bệnh nên lưu ý một số điều sau khi cắt amidan.

  • Vào ngày 1 – 2: bạn có thể cảm thấy mệt mỏi, còn cổ họng sẽ đau và sưng nên hãy nghỉ ngơi thật tốt trong giai đoạn này. Bác sĩ có thể chỉ định dùng acetaminophen (Tylenol) để giúp giảm đau hoặc sốt nhẹ. Không nên dùng aspirin hay những loại thuốc chống viêm không steroid như ibuprofen (Motrin, Advil) vì có thể làm tăng nguy cơ chảy máu. Hãy chắc chắn là bạn uống nhiều nước và không ăn những thực phẩm rắn.
  • Vào ngày 3 – 5: cơn đau họng trong thời gian này có thể trở nên tồi tệ hơn. Do đó, bạn nên tiếp tục nghỉ ngơi, uống thật nhiều nước và ăn thức ăn mềm. Để giảm đau, bạn có thể đặt một túi nước đá trên cổ. Nếu được bác sĩ chỉ định dùng thuốc kháng sinh, hãy sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ cho đến khi hết đơn thuốc.
  • Ngày 6 – 10: bạn có thể bị chảy một ít máu trong giai đoạn này do vẩy rơi ra. Hãy bình tĩnh khi thấy máu trong nước bọt. Nhưng nếu máu chảy không ngừng kèm theo tình trạng khó thở thì nên thăm khám với bác sĩ.
  • Hơn 10 ngày: lúc này cơn đau họng dần dần biến mất, bạn đã cảm thấy dễ chịu hơn. Việc ăn uống và thực hiện hoạt động có thể trở lại bình thường.

Điều quan trọng là khi nhận thấy tình trạng chảy máu sau khi phẫu thuật cắt amidan thì nên thông báo hoặc thăm khám với bác sĩ chuyên môn để hạn chế những nguy hiểm có thể xảy ra.

ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị thay bác sĩ chuyên môn.

Có thể bạn quan tâm

Viêm amidan cấp ở trẻ em là gì?

Viêm amidan cấp ở trẻ em: Triệu chứng & điều trị

Viêm amidan cấp ở trẻ em cần được điều trị sớm. Nếu tình trạng kéo dài, bệnh có thể gây...

Cắt amidan có ăn thịt gà và trứng gà được không? [GIẢI ĐÁP]

Chế độ ăn uống sau khi cắt amidan là vấn đề được khá nhiều người bệnh quan tâm và lo...

Viêm Amidan gây khó thở có nguy hiểm không? Xử lý thế nào?

Viêm amidan gây khó thở là một trong những triệu chứng bệnh ít khi xảy ra. Tuy nhiên, một khi...

Cách hạ sốt cho trẻ bị viêm amidan nhanh, đơn giản

Khi amidan bị sưng, viêm thì sẽ khiến cơ thể của con trẻ bị khó chịu, suy nhược cơ thể....

Phì đại amidan

Phì đại amidan là gì? Điều trị như thế nào? – Bạn nên biết

Phì đại amidan xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng nguyên nhân do các bệnh lý chiếm tỷ...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *