Bệnh viêm amidan có lây từ người này sang người khác không?

Viêm amidan là tình trạng khu vực niêm mạc amidan xung huyết, tăng tiết chế dẫn đến viêm nhiễm và sưng phồng. Mặc dù bệnh lý này phổ biến ở trẻ em và thanh thiếu niên nhưng người lớn vẫn có nguy cơ mắc bệnh, phần lớn là do lây nhiễm. 

viêm amidan có lây không
Viêm amidan có lây thể lây lan nên cần có biện pháp điều trị và phòng ngừa

Viêm amidan có lây không?

Amidan là hai cục nhỏ hình bầu dục nằm ở phía sau cổ họng, chúng đóng vai trò chống lại nhiễm trùng bằng cách bẫy vi trùng từ mũi và miệng. Chức năng này làm amidan đặc biệt dễ bị nhiễm trùng và viêm.

Viêm amidan có thể được gây ra bởi các loại virus thông thường, nhưng nhiễm trùng do vi khuẩn cũng có thể là một nguyên nhân. Loại vi khuẩn phổ biến nhất treptococcus pyogenes (streptococcus nhóm A), vi khuẩn gây viêm họng liên cầu khuẩn. Do là một bệnh nhiễm trùng nên nó hoàn toàn có thể gây lây lan sang người khác.

Thời gian lây lan bệnh phụ thuộc vào nguyên nhân gây viêm amidan. Thông thường bệnh lây lan trong 24 – 48 tiếng trước khi phát triển các triệu chứng, tuy nhiên nó vẫn có thể truyền nhiễm cho đến khi triệu chứng biến mất.

Viêm amidan lây lan như thế nào?

Viêm amidan có thể lây lan qua việc tiếp xúc với các giọt nước bắn ra khi người bệnh ho hoặc hắt hơi. Bạn cũng có thể bị lây bệnh nếu như tiếp xúc với vật thể bị nhiễm virus, vi khuẩn. Ví dụ như bạn chạm tay vào tay nắm cửa dính vi khuẩn, virus rồi chạm vào mặt, mũi, miệng, bạn có nguy cơ lây bệnh rất cao.

Viêm amidan có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng nó thường gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên. Vì độ tuổi này thường tiếp xúc với nhiều người, nhiều vật xung quanh nên dễ tiếp xúc với nguyên nhân gây viêm amidan.

Ngoài ra, chức năng của amidan suy giảm khi bạn về già, điều này có thể giải thích vì sao có ít trường hợp viêm amidan ở người lớn. Tuy nhiên, không phải vì thế mà bạn chủ quan, luôn có biện pháp phòng ngừa là cách hữu hiệu nhất để không bị lây bệnh.

Thời kỳ ủ bệnh trong bao lâu?

Thời kỳ ủ bệnh là khoảng thời gian từ khi bạn tiếp xúc với mầm bệnh cho đến lúc các triệu chứng xuất hiện. Thời gian ủ bệnh viêm amidan thường là từ hai đến bốn ngày.  Điều này có nghĩa là nếu bạn có tiếp xúc với nguyên nhân gây bệnh nhưng không phát triển triệu chứng trong khung thời gian này, thì có khả năng bạn không bị lây nhiễm bệnh.

Các triệu chứng của viêm amidan

Sau khi bị lây nhiễm viêm amidan, bạn có thể gặp phải các triệu chứng gồm:

  • Đau họng
  • Sưng amidan, xuất hiện màng trắng, vàng ở trên
  • Sốt
  • Đau khi nuốt
  • Ho
  • Có hạch bạch huyết ở cổ
  • Đau đầu
  • Cảm thấy mệt mỏi
  • Hôi miệng

Các triệu chứng này có thể trở nên tồi tệ hơn trong hai đến ba ngày. Và thông thường nó sẽ khá hơn trong vòng một tuần.

Điều trị viêm amidan

Nếu viêm amidan của bạn là do nhiễm vi khuẩn, bác sĩ có thể sẽ kê một số thuốc kháng sinh để điều trị. Người bệnh nên đảm bảo uống đủ liều lượng thuốc kháng sinh của đợt điều trị ngay cả khi đã bắt đầu cảm thấy tốt hơn.

Tuy nhiên, thuốc kháng sinh không có hiệu quả đối với virus, nên viêm amidan do virus thường phải tập trung điều trị triệu chứng bằng các cách:

  • Nghỉ ngơi nhiều
  • Uống nhiều nước, trà thảo dược hoặc chất lỏng trong suốt. Tránh uống thức uống chứa caffein hoặc có nhiều đường
  • Sử dụng một số thuốc không kê đơn như acetaminophen (Tylenol) và ibuprofen (Motrin, Advil) để giảm đau và hạ sốt. Nhưng trẻ em và thanh thiếu niên không nên dùng thuốc aspirin vì nó làm tăng nguy cơ mắc hội chứng Reye. Tốt nhất hãy thăm khám với bác sĩ, không nên tự ý sử dụng thuốc.
  • Súc miệng bằng nước muối, dùng thêm viên ngậm trị đau họng.

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể phải đề nghị cắt bỏ amidan. Thường là do bạn bị viêm amidan tái phát do nhiễm vi khuẩn hay xuất hiện các biến chứng như khó thở.

điều trị viêm amidan
Điều trị viêm amidan kịp thời, đúng cách với bác sĩ để tránh lây lan cho người xung quanh

Ngăn ngừa viêm amidan lan rộng

Nếu bị viêm amidan, bạn có thể ngăn ngừa bệnh lây lan bằng cách:

  • Ở nhà khi các triệu chứng xuất hiện, vì bệnh có thể lây nhiễm cho đến khi bệnh khỏi hoàn toàn.
  • Thường xuyên rửa tay, nhất là sau khi bạn ho, hắt hơi, chạm vào mặt mũi hoặc miệng. Đồng thời nên rửa tay trước khi ăn.
  • Nếu như bạn muốn ho hoặc hắt hơi, hãy dùng một miếng khăn giấy để tránh lây lan.
  • Không nên sử dụng chung đồ vật cá nhân với người khác, đặc biệt là người đang bị bệnh.

Thông thường, viêm amidan sẽ trở nên tốt hơn trong vòng một tuần. Nhưng nếu triệu chứng không được cải thiện thì bạn nên thăm khám với bác sĩ, cụ thể tình trạng này gồm:

  • Đau họng kéo dài hơn hai ngày
  • Khó thở, khó nuốt
  • Đau dữ dội
  • Sốt kéo dài hơn ba ngày
  • Sốt kèm theo phát ban

Viêm amidan có thể lây lan từ người này sang người khác, chính vì vậy hãy biết cách phòng chống, ngăn ngừa bệnh và điều trị kịp thời. Những thông tin trên đây chỉ mang tính tham khảo, không thay thế ý kiến, chẩn đoán và phương pháp điều trị của bác sĩ chuyên khoa.

Vì sao trong đờm có lẫn máu? Khi nào cần gặp bác sĩ?

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đờm có lẫn máu, thông thường bắt nguồn từ bệnh lý ở...

Các thông tin cần biết về bệnh chảy máu cam khi mang thai

Tìm hiểu về hiện tượng chảy máu cam khi mang thai

Chảy máu cam khi mang thai là tình trạng không phải hiếm gặp. Đa số các trường hợp mắc phải...

Lưu ý khi áp dụng cách trị ho cho trẻ tại nhà

10 cách trị ho cho trẻ hiệu quả – Không cần dùng thuốc

Cách trị ho cho trẻ không cần dùng thuốc với các dược liệu có sẵn trong ngăn bếp nhà bạn,...

thuốc đông y trị viêm họng

10 bài thuốc đông y trị viêm họng hiệu quả nhất & lưu ý

Có thể áp dụng các bài thuốc đông y để hỗ trợ điều trị bệnh viêm họng. Ngoài giúp khắc...

Bé khóc nhiều có bị viêm họng hay bị sao không?

Bé khóc nhiều có bị viêm họng hay bị sao không?

Bé khóc nhiều có bị viêm họng hay bị sao không là lo lắng của các bậc phụ huynh. Có...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.