Vì sao trẻ sơ sinh bú mẹ bị táo bón? Cách khắc phục

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Trẻ sơ sinh bú mẹ bị táo bón không phải là tình trạng phổ biến, một vài trường hợp gặp phải vấn đề này. Nguyên nhân có thể là do chất lượng sữa mẹ hoặc đã có vấn đề nào đó xảy ra trong hệ thống tiêu hóa của trẻ. Mẹ bỉm không nên quá hoang mang, thay vào đó hãy tìm hiểu nguyên nhân và giúp con xử lý tình trạng này bằng biện pháp an toàn, phù hợp nhất.

Vì sao trẻ sơ sinh bú mẹ bị táo bón? Cách khắc phục
Vì sao trẻ sơ sinh bú mẹ bị táo bón?

Trẻ sơ sinh bú mẹ bị táo bón là do đâu?

Thực tế, sữa mẹ là thức ăn dễ tiêu hóa nhất cho trẻ sơ sinh. Việc bú mẹ hoàn toàn trong giai đoạn này thường không khiến trẻ bị táo bón. Tuy nhiên, một số trường hợp ngoại lệ vẫn có thể xảy ra. Lý giải vấn đề này, theo quan niệm của ông bà xưa, trẻ sơ sinh bị táo bón thường là vì sữa mẹ nóng do người mẹ ăn mặn, ăn thức ăn khô,…gây ảnh hưởng.

Ngoài ra, một số bé bắt đầu ăn dặm kể từ tháng thứ 6 cũng có thể gặp phải tình trạng táo bón, khó tiêu hóa. Bởi hệ thống tiêu hóa của trẻ chưa thật sự hoàn thiện, việc hấp thụ một số thực phẩm không có lợi sẽ khiến đường ruột gặp khó khăn. Do đó, trẻ sơ sinh có thể bị táo bón trong giai đoạn này. Các thực phẩm gây khó tiêu như:

  • Gạo và ngũ cốc: Những thực phẩm này khi đi vào đường ruột có thể hấp thụ nước, điều này khiến cho phân trở nên khô cứng hơn bình thường. Vì thế, nếu bố mẹ thấy con có biểu hiện khó đại tiện nên chuyển sang dạng khác như dùng bột yến mạch hay ngũ cốc lúa mạch trong giai đoạn ăn dặm của con.
  • Sữa bò: Đây là loại thức uống có thể gây khó tiêu ở trẻ nhỏ. Trường hợp trẻ sơ sinh, chuyên gia khuyến cáo không nên cho trẻ sử dụng sữa bò. Sau 1 tuổi có thể cho trẻ sử dụng.
  • Chuối: Đây là một trong những loại trái cây làm trẻ có nguy cơ bị táo bón cao, kể cả với trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ nếu mẹ không cho con sử dụng đúng cách. Để tránh gây táo bón cho trẻ khi tập ăn dặm, mẹ có thể thêm vào khẩu phần chuối kèm nước lọc hoặc nước ép trái cây.

    Trẻ sơ sinh bú mẹ bị táo bón là do đâu?
    Mẹ bắt đầu cho trẻ ăn dặm với thực phẩm không phù hợp có thể khiến con bị táo bón

Bên cạnh việc ảnh hưởng bởi các thực phẩm khó tiêu thì trẻ sơ sinh bú mẹ bị táo bón còn có thể là tác hại của những vấn đề sau đây:

  • Chất lượng sữa mẹ thay đổi: Sữa mẹ có thể thay đổi một số thành phần hoặc giảm chất lượng. Điều này là nguyên nhân khiến cho trẻ khi bú sữa mẹ lại gặp phải tình trạng khó tiêu, táo bón.
  • Trẻ sơ sinh bú không đủ: Những trường hợp trẻ không được bú đủ lượng sữa mẹ cần thiết gây ra tình trạng thiếu chất lỏng cho cơ thể. Tình trạng này thường gặp ở những mẹ bỉm kiêng khem quá mức sau sinh. Đây là một trong những yếu tố làm trẻ sơ sinh bú mẹ bị táo bón.
  • Ảnh hưởng bởi tâm lý: Trường hợp trẻ sơ sinh thay đổi môi trường sống, thời tiết quá nóng hoặc phải di chuyển thường xuyên trong ngày, tiếp xúc với người lạ,…khiến tâm lý trẻ thay đổi. Những ảnh hưởng tâm lý có thể gây nên tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh.
  • Gặp vấn đề sức khỏe: Một số bệnh lý về dạ dày ở trẻ gây ra triệu chứng nôn mửa, tiêu chảy hoặc táo bón. Không những thế, một vài bệnh đơn giản như cảm, sổ mũi,…cũng khiến cơ thể trẻ mệt mỏi, không muốn bú khiến cho trẻ sơ sinh khó chịu. Lúc này, lượng sữa nạp vào cơ thể không đủ sẽ tăng nguy cơ táo bón ở trẻ.

Những yếu tố trên đây được xem là tác nhân ảnh hưởng đến tiêu hóa, khiến trẻ sơ sinh bú mẹ bị táo bón. Tình trạng này có thể cải thiện thông qua việc điều chỉnh chế độ ăn dặm của trẻ và chế độ dinh dưỡng của mẹ, giúp con massage để tiêu hóa tốt hơn,…

Trẻ sơ sinh bú mẹ bị táo bón có những triệu chứng gì?

Trẻ sơ sinh chưa biết thể hiện cảm giác của mình thông qua lời nói. Mẹ chỉ có thể quan sát những vấn đề của con qua một số triệu chứng của cơ thể. Đối với tình trạng táo bón, các mẹ bỉm thường dựa vào số lần đi đại tiện của trẻ để nhận biết. Tuy nhiên, trên thực tế đây không phải là căn cứ chính xác nhất phản ánh tình trạng này.

Trẻ sơ sinh bú mẹ bị táo bón có những triệu chứng gì?
Trẻ sơ sinh khi bị táo bón cảm thấy khó chịu, khóc khi đi đại tiện, phân đặc sệt như đất sét,…

Ngoài ra, ngay cả khi bé rặn mạnh, khó chịu khi đi vệ sinh cũng không hẳn do táo bón gây ra. Bởi, một số trẻ sơ sinh gặp khó khăn khi đi nặng là do bé đang sử dụng phần cơ bụng của mình để đẩy phân ra khỏi cơ thể. Đồng thời, do trẻ nằm thường xuyên nên việc đi vệ sinh thường mất nhiều thời gian hơn so với các trẻ ở độ tuổi lớn hơn.

Bên cạnh các biểu hiện trên, trẻ sơ sinh khi bị táo bón thường kèm theo những triệu chứng sau:

  • Bụng cứng, phình to, phân đặc sệt tương tự như đất sét.
  • Bé khóc khó chịu khi đi đại tiện, không chịu bú mẹ.
  • Phân đôi khi còn kèm theo máu, trường hợp phân cứng có thể khiến hậu môn của trẻ bị rách.

Khi nhận thấy con có những biểu hiện bất thường kể trên, bạn nên tìm cách xử lý khắc phục giúp con. Khi cần thiết, bạn có thể đưa trẻ đến cơ sở gần nhất để thăm khám và nhờ bác sĩ chuyên khoa tư vấn điều trị cho phù hợp.

Trẻ sơ sinh bú mẹ đi ngoài bình thường với tần suất như thế nào?

Ở mỗi giai đoạn phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sẽ có những thay đổi nhất định về lượng phân. Trẻ càng lớn thì lượng phân càng nhiều tương đương với lượng thức ăn nạp vào cơ thể. Đối với trẻ sơ sinh, phân thường là chất thải sau khi cơ thể đã hấp thụ dinh dưỡng từ sữa mẹ hoặc một vài món ăn dặm.

Trẻ sơ sinh bú mẹ đi ngoài bình thường với tần suất như thế nào?
Trẻ sơ sinh bú mẹ đi ngoài bình thường với tần suất như thế nào?

Để nhận biết những bất thường về việc đi ngoài ở trẻ sơ sinh, sớm phát hiện táo bón. Bạn đọc có thể tham khảo lịch đi ngoài phổ biến ở trẻ sơ sinh ngay sau đây:

  • Ngày 1-4: Mỗi ngày trẻ sơ sinh thường đi ngoài vài lần. Phân lúc này thường có màu xanh đậm đen hoặc đôi khi xanh đậm nâu. Khi trẻ bắt đầu bú sữa mẹ, phân sẽ lỏng hơn.
  • Ngày 5-30: Mỗi ngày trẻ có thể đi ngoài từ 3-8 lần hoặc nhiều hơn con số này. Màu sắc của phân lúc này chuyển dần từ màu nâu sang vàng tươi, chất lỏng hơn.
  • Từ 1-6 tháng: Sữa mẹ là nguồn thức ăn chính của trẻ trong giai đoạn này. Các bé sẽ hấp thụ hoàn toàn dưỡng chất có trong sữa mẹ để nuôi cơ thể. Mỗi ngày số lần đi đại tiện có thể là vài lần hoặc có trẻ chỉ đi một lần. Ngoài ra, có một trẻ bú mẹ không đi ngoài trong 2 tuần, đây được cho là tình trạng bình thường nếu phân của trẻ không bị khô cứng hay trẻ không phải mất sức rặn khi đi đại tiện.
  • Từ 6 tháng trở đi: Trẻ ở độ tuổi này thường được mẹ cho ăn một số món ăn dặm ở dạng đặc, hoặc sữa bò khi trẻ lớn hơn 12 tháng. Việc này khiến cho trẻ thường xuyên đi ngoài bởi hệ tiêu hóa chưa thích nghi hoàn toàn với những món ăn được nạp vào cơ thể.

Theo dõi thời gian đi vệ sinh của con cũng là cách giúp mẹ bỉm quan sát và phát hiện những biểu hiện bất thường của con. Nhờ đó, bạn có thể nhanh chóng giúp con xử lý khắc phục sớm để tránh những rủi ro xảy ra.

Cách khắc phục tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh khi bú mẹ

Để khắc phục tình trạng trẻ bú mẹ bị táo bón, bạn có thể thực hiện những mẹo dưới đây:

Chế độ dinh dưỡng

Bổ sung vào chế độ dinh dưỡng của mẹ và chế độ ăn dặm của trẻ nhiều chất xơ hơn. Bởi chất xơ là một trong các dưỡng chất cần thiết cho hệ tiêu hóa, giúp tăng hiệu quả hấp thụ cũng như tiêu hóa thức ăn.

Cách khắc phục tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh khi bú mẹ
Bổ sung thêm chất xơ vào chế độ dinh dưỡng của mẹ và bé

Trường hợp trẻ sơ sinh đang bú mẹ hoàn toàn, mẹ nên ăn bổ sung thêm trái cây và rau củ. Nếu bé vừa bú sữa mẹ vừa tập ăn dặm, mẹ nên cho trẻ ăn thêm rau và một số trái cây giàu chất xơ như táo, mận hoặc đậu hà lan đã xay nhuyễn.

Giúp trẻ vận động

Việc bú và nằm thường xuyên khiến một số trẻ gặp phải tình trạng tiêu hóa khó khăn. Do đó, khi trẻ bú no, bạn nên ẵm trẻ với tư thế tự đầu vào vai và vỗ nhẹ lưng cho trẻ ợ, tránh tình trạng ọc sữa.

Ngoài ra, thỉnh thoảng bạn cũng có thể cho trẻ nằm sấp thay vì nằm ngửa như bình thường. Hoặc cầm bàn chân và thực hiện động tác đạp xe giả định một cách nhẹ nhàng. Nhờ vào những tác động này, thành bụng và nhu động ruột sẽ được kích thích một cách tự nhiên, giúp hạn chế tình trạng táo bón.

Massage bụng cho trẻ sơ sinh

Massage là cách tốt cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh được nhiều bà mẹ áp dụng. Thực hiện đơn giản bằng cách mẹ chà xát hai tay vào nhau để tạo độ ấm. Sau đó sử dụng dầu cho trẻ sơ sinh nhỏ một ít vào lòng bàn tay, massage nhẹ nhàng lên bụng trẻ giúp giảm cảm giác khó chịu và kích thích cảm giác muốn đi ngoài.

Trên đây là những cách xử lý khi nhận thấy trẻ có biểu hiện táo bón khó chịu. Không nên chủ quan nhưng cũng không nên lo lắng thoái hóa. Mẹ bỉm nên bình tĩnh quan sát biểu hiện của con, tìm nguyên nhân và hướng khắc phục. Khi cần thiết có thể đưa trẻ đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám.

Trẻ sơ sinh bú mẹ bị táo bón – Khi nào đến gặp bác sĩ?

Trẻ sơ sinh bú mẹ bị táo bón khi nào nên đến gặp bác sĩ? Bạn nên đưa con thăm khám nếu bé có những triệu chứng táo bón nặng nề, thường xuyên khóc và nôn mửa, nhiệt độ cơ thể tăng cao bất thường, bụng bé cứng và sưng,…

Trẻ sơ sinh bú mẹ bị táo bón - Khi nào đến gặp bác sĩ?
Đưa con thăm khám bác sĩ khi táo bón kéo dài không cải thiện

Bác sĩ sẽ thực hiện những biện pháp thăm khám và xét nghiệm cần thiết. Đồng thời thu thập thông tin liên quan tới tình trạng của trẻ ở bố mẹ. Lúc này, bạn cần cung cấp trung thực những vấn đề mà bác sĩ đề cập đến để hỗ trợ quá trình chẩn đoán bệnh lý cho con chính xác hơn. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp, hiệu quả nhất.

Đa phần những trẻ sơ sinh bú mẹ bị táo bón đều bắt đầu từ giai đoạn bú mẹ kết hợp với ăn dặm. Tuy nhiên, một số trường hợp chỉ bú mẹ thôi cũng khiến trẻ bị táo bón. Bạn có thể áp dụng các cách xử lý như trên để xử lý tình trạng này. Trường hợp không có tác dụng, khi đó bạn cần đưa trẻ đến khám tại cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và điều trị.

Có thể bạn quan tâm:

Các phương pháp chữa táo bón cho trẻ sơ sinh bằng mật ong

Hướng dẫn chữa táo bón cho trẻ sơ sinh bằng mật ong

Chữa táo bón cho trẻ sơ sinh bằng mật ong là mẹo chữa dân gian được nhiều mẹ bỉm sữa...

Vì sao tôi bị đau lưng kèm táo bón? Phải làm sao bác sĩ?

Nhiều người nghĩ rằng bệnh táo bón chỉ là rắc rối ở đường tiêu hóa nhưng trên thực tế thì...

Trẻ sơ sinh bị táo bón

Trẻ sơ sinh bị táo bón phải làm sao để điều trị hiệu quả?

Trẻ sơ sinh bị táo bón là một trong những vấn đề rất đáng lo ngại mà các bậc phụ...

Khi trẻ bị táo bón mẹ nên cho con ăn những thực phẩm bổ dưỡng này

Một trong những nguyên nhân gây táo bón ở trẻ em là do chế độ ăn không hợp lý. Chính...

10 thuốc nhuận tràng tốt nhất 2021 - Lưu ý khi dùng

10 thuốc nhuận tràng tốt nhất 2023- Lưu ý khi dùng

Khi bị táo bón, nhiều người nghĩ ngay đến việc sử dụng thuốc nhuận tràng. Tuy nhiên, việc sử dụng...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.