Bệnh trĩ khi mang thai – Cách trị, làm co búi trĩ cho bà bầu

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Đi cầu ra máu, đau hậu môn chính là những dấu hiệu giúp nhận biết sớm bệnh trĩ khi mang thai. Đây là giai đoạn rất nhạy cảm, bạn cần điều trị đúng cách để tránh những ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi.

Bệnh trĩ khi mang thai
Bệnh trĩ diễn ra khá phổ biến trong thai kì do nhiều nguyên nhân khác nhau

Dấu hiệu bị trĩ khi mang thai

Bệnh trĩ thường khó chịu nhất sau khi đi tiêu hoặc hoạt động gắng sức. Một số triệu chứng giúp nhận diện sớm bệnh trĩ khi mang thai bao gồm:

  • Ngứa ngáy kèm ẩm ướt ở khu vực hậu môn
  • Đau hậu môn: Cảm giác đau tăng rõ nét nhất khi đi cầu, đặc biệt là khi bạn bị táo bón
  • Quan sát giấy vệ sinh có thấm một lượng máu nhỏ. Nếu để bệnh trĩ khi mang bầu trầm trọng hơn thì lượng máu mất càng nhiều, máu nhỏ giọt hoặc bắn thành tia.
  • Da hậu môn đỏ hoặc sưng do bị kích thích từ dịch nhầy tiết ra.

Theo thời gian, các dấu hiệu bị trĩ khi mang thai sẽ tăng nặng hơn và xuất hiện với tần suất dày đặc hơn. Bạn cần chú ý tìm hiểu nguyên nhân và tìm cách khắc phục cho phù hợp.

Bệnh trĩ khi mang thai nguyên nhân do đâu?

Phụ nữ có thể bị trĩ khi mang bầu vì nhiều lý do như:

  • Khi thai nhi phát triển, tử cung của phụ nữ sẽ ngày càng lớn hơn và dồn nén áp lực lên khung xương chậu cũng như các tĩnh mạch xung quanh hậu môn trực tràng. Tình trạng này kéo dài khiến các tĩnh mạch bị sưng phồng, hình thành lên búi trĩ.
  • Sự thay đổi nội tiết tố trong thai kì, đặc biệt là sự gia tăng nồng độ hóc môn progesterone làm các tĩnh mạch bị giãn nở và góp phần thúc đẩy sự khởi phát của bệnh trĩ khi mang thai.
  • Táo bón kéo dài cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến bà bầu bị trĩ. Nguyên nhân là do tác dụng phụ của thuốc sắt được bổ sung trong thai kì hoặc do ít vận động, có chế độ ăn ít chất xơ…
  • Sự gia tăng lưu lượng máu trong thai kì làm các tĩnh mạch xung quanh hậu môn bị phình giãn. Hậu quả là khiến bệnh trĩ bùng phát khi mang thai.
  • Căng thẳng khi đi cầu: Ngồi lâu trong nhà vệ sinh, thường xuyên rặn mạnh.
  • Một số chị em bị stress khi mang thai gây rối loạn nội tiết tố. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh trĩ phát triển.
Táo bón là dấu hiệu bệnh trĩ khi mang thai
Táo bón kéo dài là nguyên nhân khiến nhiều chị em bị trĩ khi mang thai

Bị bệnh trĩ khi mang thai có ảnh hưởng gì không?

Việc bị trĩ khi mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng cuối của thai kỳ sẽ khiến chị em lo lắng, đau đớn khi đi cầu và không thể tập trung trong công việc cũng như trong sinh hoạt hàng ngày. Nếu mắc bệnh trong thời gian ốm nghén thì mẹ bầu càng thêm mệt mỏi, tính tình nóng nảy hơn và hay cáu gắt.

Nếu không được điều trị sớm thì bệnh trĩ sẽ ngày càng phát triển nặng và khó điều trị hơn. Bệnh gây chảy máu nặng khiến bà bầu bị thiếu máu. Búi trĩ cũng thường xuyên tiết dịch tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào hậu môn, vùng kín ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi trong bụng.

Bà bầu bị trĩ có sinh thường được không?

Nhiều chị em bị trĩ khi mang thai tháng cuối phân vân không biết mình có sinh thường được không? Theo các bác sĩ chuyên khoa, việc lựa chọn phương pháp sinh đẻ nào an toàn cho bà bầu bị trĩ còn phải dựa trên mức độ bệnh của mỗi người.

Nếu chỉ bị trĩ nhẹ, bạn hoàn toàn có thể sinh thường theo ngã âm đạo. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng khi sinh thường thì áp lực từ việc rặn đẻ có thể khiến búi trĩ sưng to hơn và khiến bạn bị đau nhiều hơn khi đi cầu.

Ngược lại, với những trường hợp bị trĩ nặng, búi trĩ sa ra ngoài, bị chảy máu nhiều và có hiện tượng ngứa ngáy nhiễm trùng hậu môn phương pháp sinh mổ sẽ được bác sĩ xem xét đề nghị.

Cách điều trị bệnh trĩ khi mang thai

Việc chữa trĩ khi mang thai cần phải đặc biệt thận trọng để đảm bảo an toàn cho sự phát triển của thai nhi. Đối với hầu hết bà bầu, các triệu chứng bệnh trĩ có thể được cải thiện khi áp dụng các biện pháp khắc phục tại nhà. Một số trường hợp cần dùng đến thuốc để khắc phục bệnh.

1. Cách điều trị, làm co búi trĩ tự nhiên cho bà bầu

Các biện pháp điều trị bệnh trĩ khi mang thai tự nhiên dưới đây có thể giúp ích cho bạn:

– Chườm nước đá:

Chườm đá lạnh là giải pháp giảm sưng đau búi trĩ tạm thời nhiều bà bầu đang áp dụng. Các bước thực hiện như sau:

  • Cho đá vào một miếng vải mềm, sạch và gói lại
  • Bạn nằm trên giường, nghiêng người qua một bên và áp bọc đá vào hậu môn chườm. Chú ý kê một tấm khăn hay miếng lót phía dưới để ngăn ngừa nước đá chảy ra làm ướt giường.
  • Thực hiện khoảng 10 phút. Áp dụng 1-2 lần mỗi ngày để giảm triệu chứng khó chịu do bệnh trĩ gây ra.

– Ngâm mình trong bồn nước ấm:

Tắm với nước ấm sẽ giúp tăng cường khả năng tuần hoàn máu, xoa dịu cơn đau trĩ. Việc ngâm mình trong bồn nước ấm có pha chút tinh dầu còn giúp bạn thư giãn tinh thần, giảm căng thẳng, mệt mỏi.

– Tăng lượng nước uống hàng ngày:

Duy trì uống 2-2,5 lít nước một ngày sẽ giúp bạn tăng cường chuyển hóa các chất dinh dưỡng, tránh được táo bón, ngăn chặn không cho bệnh trĩ tiến triển nặng hơn trong thai kỳ.

uống nhiều nước là cách điều trị bệnh trĩ khi mang thai hiệu quả
Uống nhiều nước, đặc biệt là nước ép trái cây giúp ngăn ngừa táo bón, đẩy lùi bệnh trĩ khi mang bầu

– Bổ sung các thực phẩm có lợi:

Để đẩy lùi bệnh trĩ khi mang thai thì việc ăn uống đúng cách rất quan trọng. Bạn nên ăn nhiều rau quả để bổ sung chất xơ. Tăng cường các thực phẩm có khả năng nhuận tràng như khoai lang, rau mồng tơi, khoai tây, bí đỏ, đu đủ…

Trường hợp bị thiếu máu nhiều, bạn có thể ăn thịt bò, củ cải, lòng đỏ trứng, các loại đậu, cà chua… để bổ sung chất sắt, giúp cơ thể tái tạo hồng cầu.

– Chữa trĩ khi mang thai bằng lá diếp cá:

Các thành phần Quercetin, Isoquercetin được tìm thấy trong lá diếp cá có thể giúp củng cố thành mạch, sát khuẩn, giảm viêm.

  • Bạn hái 1 nắm rau diếp cá tươi đem rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng 15 phút để khử trùng
  • Đem lá diếp cá nấu với 2 lít nước để xông hậu môn
  • Đợi cho đến khi nước nguội không còn bước hơi thì ngồi vào ngâm búi trĩ

Ngoài ra, bạn có thể ăn rau diếp cá tươi để bổ sung chất xơ, giảm nóng trong, cải thiện chứng táo bón.

– Có chế độ vận động thích hợp:

Các bài tập đơn giản như đi bộ, hít thở sâu, co thắt cơ hậu môn… có thể giúp hỗ trợ đẩy lùi bệnh trĩ khi mang thai. Cần chú ý tránh các tư thế gây áp lực lên hậu môn như ngồi xổm, đứng lâu, ngồi nhiều một chỗ.

Bạn nên nhờ sự tham vấn của bác sĩ chuyên khoa để có được chế độ tập luyện phù hợp, an toàn trong thai kỳ.

2. Điều trị bệnh trĩ khi mang thai bằng thuốc

Các loại thuốc mỡ chống ngứa, như kem hydrocortison, thuốc nhuận tràng, kháng viêm hay thuốc giảm đau… có thể được bác sĩ chỉ định để chữa bệnh trĩ trong thai kỳ. Điều quan trọng là bạn cần nhận biết được đầy đủ lợi ích và nguy cơ từ việc sử dụng thuốc đối với thai nhi.

Để đảm bảo an toàn, bạn chỉ nên dùng thuốc khi thật sự cần thiết dưới sự hướng dẫn và theo dõi của các bác sĩ chuyên khoa.

Làm thế nào để phòng ngừa bệnh trĩ khi mang thai?

Để tránh phải đối mặt với những phiền toái do bệnh trĩ gây ra thì tốt nhất bạn nên tích cực phòng ngừa bệnh ngay từ lúc mới mang thai bằng các biện pháp như:

  • Thận trọng khi uống thuốc bổ trước sinh:

Việc bổ sung thuốc bổ, đặc biết là sắt và canxi trong thời gian mang thai là điều cần thiết. Tuy nhiên bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn cách dùng thuốc cho phù hợp, tránh lạm dụng quá mức gây táo bón. Tốt nhất nên thay thế chúng từ nguồn thực phẩm để dễ tiêu hóa và hấp thụ hơn.

  • Tăng lượng chất lỏng:

Nếu không được cung cấp đủ chất lỏng, đại tràng sẽ hấp thu lại nước từ phân để cơ thể hoạt động khiến cho bạn bị táo bón và khiến bệnh trĩ phát triển trầm trọng hơn. Do vậy bạn cần chú ý uống nhiều nước hơn khi mang thai, kết hợp uống nước ép trái cây, nước canh rau để cơ thể luôn đủ nước hoạt động.

  •  Xây dựng một chế độ ăn lành mạnh:

Trong bữa ăn hàng ngày, bạn nên ưu tiên ăn nhiều chất xơ từ nguồn rau quả, trái cây. Tránh ăn nhiều đồ nóng mỡ động vật, đồ ngọt. Thay thế vào đó là nguồn chất béo lành mạnh từ các loại dầu thực vật như dầu ô liu, dầu dừa. Chúng hoạt động như một chất bôi trơn đường ruột giúp thức ăn di chuyển nhanh hơn và không gây táo bón.

  • Tập thể dục hàng ngày:

Đây chính là chìa khóa giúp cho việc phòng ngừa và điều trị trĩ khi mang thai thành công hơn. Tập thể dục sẽ giúp kích thích lưu thông tuần hoàn máu, chống ứ trệ khí huyết ở vùng hậu môn trực tràng – nguyên nhân khiến các tĩnh mạch trĩ bị sưng phồng.

Bài tập chữa trĩ khi mang thai
Tập luyện đúng cách giúp tăng cường sức khỏe, ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh trĩ khi mang thai
  • Điều chỉnh thói quen đi vệ sinh:

Để ngăn ngừa bệnh trĩ khi mang thai, bạn cũng cần loại bỏ các thói quen xấu khi đi vệ sinh. Khi ngồi trên bồn cầu, chú ý giữ cổ ở tư thế thẳng, người hơi nghiêng về phía trước, thả lỏng hai vai và đặt chân vuông góc so với mặt đất.

Ngoài ra, hãy đi cầu ngay khi cơ thể phát tín hiệu. Bạn không nên rặn quá mạnh hoặc ngồi lâu trong nhà vệ sinh vì như thế sẽ làm tăng áp lực lên các tĩnh mạch trĩ.

  • Bổ sung men vi sinh: 

Các chế phẩm men vi sinh hay sữa chua đều giúp cung cấp lợi khuẩn có ích cho đường ruột. Bạn có thể sử dụng các sản phẩm này theo liều lượng khuyến cáo của bác sĩ để ngăn ngừa và trị bệnh trĩ khi mang thai hiệu quả.

Nhìn chung, bệnh trĩ khá phổ biến trong thai kỳ và nó có thể tăng nặng hơn nếu không được điều trị đúng cách. Nếu mẹ bầu đang gặp bất kì rắc rối nào với căn bệnh này, hãy nói chuyện với bác sĩ để nhận được những lời khuyên hữu ích.

Thông tin ThuocDanToc.vn cung cấp chỉ nhằm mục đích tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm khi bạn áp dụng mà không thông qua ý kiến của các nhân viên y tế.

Click xem thêm

Thông tin cần biết về bệnh trĩ nội độ 2 và cách điều trị

Trĩ nội độ 2 : Dấu hiệu nhận biết và cách chữa trị

Bệnh trĩ nội được chia thành 4 giai đoạn là I, II, III, IV trong đó trĩ nội độ II...

Có nên chọn phẫu thuật trĩ ? Khi nào nên phẫu thuật ?

Phẫu thuật trĩ giúp loại bỏ búi trĩ sưng đỏ và khắc phục dứt điểm các triệu chứng của bệnh....

Thăng trĩ Dưỡng huyết thang – Bài thuốc chữa bệnh trĩ được giới nghệ sĩ tin tưởng

Thăng trĩ Dưỡng huyết thang là bài thuốc chữa bệnh trĩ của Thuốc dân tộc, được nghiên cứu và bào...

Bệnh nhân bị trĩ sau sinh điều trị thành công tại Thuốc dân tộc

Bà mẹ trẻ chữa khỏi hoàn toàn trĩ sau sinh nhờ Thuốc dân tộc chia sẻ trên VTC2

“Trĩ sau sinh” là một trong những căn bệnh thường gặp ở phụ nữ sau quá trình mang thai và...

Bệnh trĩ sau sinh là nỗi ám ảnh của nhiều bà mẹ

Bệnh trĩ chảy máu – Cách xử lý và điều trị

Bệnh trĩ chảy máu thường xuất hiện khi búi trĩ bị tổn thương, vỡ hoặc bị kích thích. Tình trạng...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.