Trẻ bị táo bón không đi ngoài được cần làm gì?
Trẻ bị táo bón không đi ngoài được khiến nhiều phụ huynh lo lắng. Tuy nhiên, bố mẹ không nên quá hoang mang, thay vào đó cần tìm hiểu nguyên nhân táo bón ở trẻ và giúp con khắc phục sớm. Bởi, việc kéo dài tình trạng táo bón có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ.
Trẻ bị táo bón không đi ngoài được là do đâu?
Táo bón là một bệnh lý tiêu hóa phổ biến, có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào dù lớn hay nhỏ. Riêng đối với trẻ em, hệ thống tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện nên có thể gặp phải tình trạng này dễ dàng. Nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón không đi ngoài được có thể là do các yếu tố sau:
Nguyên nhân bệnh lý
Trẻ có thể gặp phải những bệnh lý tiêu hóa ngay từ khi còn khá nhỏ. Điển hình như các vấn đề hẹp hậu môn, phình giãn đại tràng, trực tràng hay bệnh trĩ bẩm sinh,…Cấu trúc của đường tiêu hóa có thể vì thế mà bị ảnh hưởng, dẫn đến những thay đổi bất thường.
Trường hợp trẻ bị táo bón do những bệnh lý này thường không dễ điều trị dứt điểm. Để giải quyết tình trạng trẻ không đi ngoài thì trước hết phải điều trị bệnh lý cho trẻ một cách triệt để. Bác sĩ sẽ hướng dẫn cho bố mẹ thực hiện những biện pháp hỗ trợ cho trẻ để giảm những triệu chứng khó chịu do táo bón gây ra.
Táo bón chức năng
Có đến 95% trẻ bị táo bón không đi ngoài được là do chức năng hệ tiêu hóa của trẻ hiện tại chưa hoàn thiện như người trưởng thành. Đồng thời, một lượng thức ăn, nước uống mới lạ được nạp vào cơ thể có thể là nguyên nhân gây nên tình trạng khó tiêu hóa.
Một phần có thể là do thực đơn ăn uống hàng ngày của trẻ thiếu chất xơ khiến việc đại tiện trở nên khó khăn hơn. Ngoài ra, còn một số yếu tố khác khiến cho trẻ táo bón không đi ngoài như bình thường là do trẻ uống ít nước, nín đại tiện thường xuyên thành thói quen,…
Để khắc phục tình trạng này, bố mẹ phải tìm hiểu nguyên nhân chính xác khiến con bị táo bón. Tốt nhất, bố mẹ nên đưa con đi thăm khám để bác sĩ kiểm tra và hướng dẫn cách xử lý phù hợp. Tránh việc sử dụng thuốc bừa bãi cho trẻ nhỏ có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn đối với cơ thể bé.
Trẻ bị táo bón không đi ngoài được có nguy hiểm không?
Như đã đề cập, tình trạng táo bón ở trẻ em hầu hết là do rối loạn chức năng tiêu hóa gây ra. Việc táo bón diễn ra trong thời gian ngắn, kéo dài khoảng vài ngày sẽ không làm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ nhỏ. Bởi một số vấn đề có thể xảy ra nếu chế độ ăn uống của trẻ không được đảm bảo.
Tuy nhiên, trường hợp táo bón nặng và kéo dài, trẻ không đi ngoài được trong thời gian dài có thể gây biến chứng ảnh hưởng sức khỏe của trẻ. Khi nhận thấy trẻ có dấu hiệu không đi ngoài trong nhiều ngày, bố mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân và giúp con giải quyết khắc phục càng sớm càng tốt.
Các chuyên gia lý giải, việc trẻ bị táo bón không đi ngoài được là do đầu ra bị tắc nghẽn. Lượng phân lúc này không được đào thải ra ngoài sẽ nằm đọng lại ở đại tràng. Điều này không phải là vấn đề có thể chủ quan, thời gian càng lâu, chúng có thể gây ra những hậu quả tiêu cực cho sức khỏe của trẻ.
Điển hình là tình trạng đại tràng bắt đầu hấp thụ ngược lượng nước trong phân, khiến phân trở nên khô cứng, khó đi đại tiện hơn. Không những thế, nếu lượng chất thải không được tống ra ngoài, dồn ứ nhiều thêm to lên, khiến trẻ cảm thấy đau khi rặn, phân không thoát ra ngoài được.
Một số phụ huynh khi thấy con khó khăn đi đại tiện cho con dùng thuốc xổ, nhuận tràng hay những loại thuốc hỗ trợ đại tiện bừa bãi cho con có thể khiến trẻ bị nứt kẽ hậu môn hoặc xuất huyết lẫn trong phân. Việc cưỡng ép như thế không những không giúp giải quyết triệt để vấn đề mà còn gây ra những rủi ro mới đối với cơ thể trẻ.
Trẻ sẽ cảm thấy những cơn đau bắt đầu xuất hiện ở hậu môn khi vị trí này bị tổn thương do rặn quá sức. Nghiêm trọng hơn là nguy cơ nhiễm trùng gia tăng, gây nguy hiểm cho sức khỏe, sự phát triển của trẻ. Đặc biệt là tạo điều kiện cho táo bón tái phát nhiều lần không khỏi.
Trẻ bị táo bón không đi ngoài được thường có triệu chứng trướng bụng, chán ăn, đôi khi bỏ ăn, ăn không còn ngon miệng, tiêu hóa kém. Có một số trường hợp, tình trạng táo bón ở trẻ kéo dài hơn 5 năm không khỏi, phân tích tụ trong đại tràng quá nhiều khiến bụng trẻ chướng to, cơ thể gầy còi, kém phát triển.
Không những thế, táo bón ở trẻ kéo dài khiến tâm lý bị ảnh hưởng, trẻ thường tỏ ra khó chịu, khó gần, cơ thể thiếu sức sống, không muốn học tập, vui chơi hay khám phá những điều mới như những đứa trẻ khỏe mạnh khác.
XEM THÊM: Nguyên nhân trẻ sơ sinh bú mẹ bị táo bón và cách khắc phục
Nên làm gì khi trẻ bị táo bón đi ngoài không được?
Tình trạng trẻ bị táo bón không đi ngoài được từ 3 – 4 ngày liền có thể khiến cơ thể trẻ khó chịu, không còn muốn ăn hay hoạt động hoạt bát như bình thường. Để khắc phục, bố mẹ nên tìm cách giúp trẻ đi ngoài nhanh chóng. Bạn có thể tham khảo một số mẹo chữa khẩn cấp dưới đây:
Sử dụng mồng tơi ngoáy hậu môn cho trẻ táo bón không đi ngoài
Dùng mồng tơi chữa táo bón cho trẻ em là một trong những mẹo chữa dân gian được nhiều phụ huynh áp dụng. Đây là biện pháp cấp tốc giúp kích thích cơ hậu môn, tạo độ trơn để phân thoát ra ngoài dễ dàng hơn. Do nhánh rau mồng tơi có phần nhựa trơn tự nhiên, an toàn. Thực hiện theo cách làm đơn giản sau:
- Hái 1-2 nhánh mồng tơi, sau đó rửa sạch, chỉ sử dụng phần thân không dùng phần lá.
- Chọn nhánh nhỏ sau đó để ráo nước, rồi ngoáy hậu môn cho trẻ.
- Việc làm này sẽ kích thích hậu môn tống phân ra ngoài. Thực hiện liên tục trong 5-10 phút để tạo cảm giác muốn đi vệ sinh cho trẻ.
- Sau đó, trẻ sẽ muốn rặn và đi ngoài nhanh chóng.
Thụt hậu môn bằng một ít mật ong giúp trẻ đi ngoài dễ hơn
Dùng mật ong nguyên chất chữa táo bón cho trẻ em là một trong những mẹo chữa dân gian được nhiều người áp dụng. Mật ong có tính sát khuẩn, kháng viêm, đồng thời có tính nóng nên kích thích hậu môn, tạo cảm giác muốn đi vệ sinh ngay sau khi thực hiện.
Bố mẹ có thể áp dụng cách làm này giúp con đi ngoài nhanh chóng, giải quyết tình trạng táo bón cho trẻ. Cách làm đơn giản như sau:
- Bạn chuẩn bị một ít mật ong nguyên chất, một tí nước sạch cùng với tăm bông.
- Sau đó, bạn pha mật ong với nước ấm theo tỉ lệ 1 phần mật ong, 3 phần nước.
- Tiếp đến, bạn sử dụng tăm bông thấm dung dịch rồi nhẹ nhàng cho vào hậu môn trẻ.
- Việc làm này sẽ kích thích hoạt động của đại tràng, đồng thời giúp bôi trơn để phân thoát ra ngoài dễ dàng hơn.
Áp dụng cho trường hợp táo bón ở trẻ em mức độ nhẹ. Trường hợp trẻ có triệu chứng bệnh nặng hơn nên thăm khám và điều trị theo tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.
ĐỌC NGAY: 7 Mẹo chữa táo bón bằng mật ong đơn giản, hiệu quả
Lưu ý khi chữa táo bón cho trẻ em
Trẻ bị táo bón không đi ngoài được nếu kéo dài khiến cho cơ thể trẻ gặp nhiều vấn đề khó chịu. Để điều trị hiệu quả, ngoài những mẹo chữa đơn giản như trên, bạn đọc nên lưu ý thêm một số vấn đề sau đây:
- Bổ sung vào chế độ dinh dưỡng của trẻ thực phẩm giàu chất xơ như rau củ quả, trái cây. Giúp trẻ có thói quen uống nhiều nước hơn, có thể bổ sung nước ép hoa quả để có thêm vitamin và khoáng chất thiết yếu.
- Không tự ý mua thuốc cho con sử dụng, việc lạm dụng thuốc xổ, nhuận tràng nhiều có thể gây rối loạn chức năng tiêu hóa của trẻ nghiêm trọng hơn.
- Chỉ nên áp dụng mẹo chữa tạm thời, nếu táo bón không khỏi bố mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân thông qua việc đưa trẻ đi thăm khám. Sau đó điều trị theo lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa.
- Kết hợp massage bụng giúp con tiêu hóa và giảm triệu chứng khó chịu do táo bón gây ra. Nếu nhận thấy bé đi ngoài ra phân có lẫn máu tươi nên nhanh chóng đưa con đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị sớm.
- Giữ vệ sinh cơ thể trẻ, nhất là tránh gây tổn thương hậu môn, dẫn đến viêm nhiễm nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ.
- Tạo thói quen cho trẻ ăn chậm nhai kỹ, ăn đúng giờ không bỏ bữa. Có thể chia nhỏ bữa ăn hàng ngày giúp hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động tốt hơn, giảm áp lực co bóp tiêu hóa.
- Lựa chọn thực phẩm mềm, chế biến ít gia vị giúp bảo vệ hệ tiêu hóa cho trẻ nhỏ.
- Sau khi ăn không nên cho trẻ chạy nhảy hay hoạt động mạnh, hoặc nằm ngủ ngay sau khi ăn, nên giúp trẻ nghỉ ngơi hoặc có thể đi bộ nhẹ nhàng cùng con để kích thích hoạt động của hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, cũng nên đi bộ sau khi ăn từ 15-20 phút, không nên đi bộ ngay sau khi ăn no.
- Trường hợp táo bón nặng nên nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ, không nên tự ý cho trẻ uống thuốc hoặc áp dụng các mẹo chữa dân gian khi chưa xác định được nguyên nhân. Việc này giúp bạn bảo vệ sức khỏe và sự an toàn của trẻ nhỏ.
Hy vọng qua bài viết, bạn đọc đã giải đáp được các vấn đề về trẻ bị táo bón không đi ngoài được. Do hệ thống tiêu hóa của trẻ nhỏ chưa hoàn thiện, vì thế bố mẹ nên điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho trẻ cho phù hợp. Trường hợp táo bón do các bệnh lý khác nên giúp con điều trị dứt điểm càng sớm càng tốt, tránh những rủi ro không mong muốn xảy ra.
THÔNG TIN HỮU ÍCH
- 10+ cách trị táo bón cho trẻ đơn giản, hiệu quả nhanh
- Mẹ nên ăn gì để con bú không bị táo bón? 8 thực phẩm tốt nhất
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!