Các loại vitamin có thể làm giảm táo bón bạn nên bổ sung

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Có nhiều loại vitamin có tác dụng như chất làm mềm phân tự nhiên giúp việc tống xuất chất thải ra ngoài dễ dàng, cải thiện táo bón. Vì vậy, người bệnh có thể bổ sung những loại vitamin này mỗi ngày để làm giảm triệu chứng bệnh.

Vitamin làm giảm táo bón
Không phải loại vitamin nào cũng có tác dụng hỗ trợ điều trị táo bón. Do đó, người bệnh không nên tự ý dùng khi không có sự chỉ định của bác sĩ.

Không có quy luật tính chính xác về số lần đại tiện trong mỗi tuần. Tuy nhiên, việc ít đi đại tiện hơn 3 lần trong tuần chính là nguyên nhân gây táo bón. Trong hầu hết các trường hợp điều trị táo bón không thường xuyên như sử dụng thuốc không kê đơn, thay đổi lối sống,… bệnh nhân cũng có thể cải thiện bệnh táo bón bằng cách bổ sung vitamin.

5 Loại vitamin giúp làm giảm chứng táo bón

Vitamin có công dụng làm mềm phân. Chính vì vậy, sử dụng vitamin với liều lượng vừa phải mỗi ngày không những giúp ích cho cơ thể, hệ tiêu hóa mà còn giúp khắc phục và kiểm soát bệnh táo bón.

Một số loại vitamin giúp giảm táo bón như:

1. Vitamin C

Vitamin C là chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình trao đổi chất của cơ thể. Về phân loại, loại vitamin này nằm trong nhóm vitamin hòa tan trong nước. Mặt khác, vitamin C không hòa tan có tác dụng thẩm thấu vào hệ tiêu hóa. Điều này có nghĩa chúng sẽ hấp thu lượng lớn nước vào ruột, giúp làm mềm phân, giảm táo bón.

Tuy nhiên, việc sử dụng quá nhiều vitamin C có thể gây nên những tác dụng phụ không mong muốn như buồn nôn, tiêu chảy, co thắt dạ dày. Ngoài ra, dư thừa vitamin C trong cơ thể có thể làm tăng khả năng hấp thu chất sắt khiến táo bón ngày càng tồi tệ hơn.

Theo Viện Y tế Quốc Gia (NIH), liều lượng vitamin C cần bổ sung mỗi ngày có thể là:

  • Người trưởng thành dung nạp khoảng 2.000 mg mỗi ngày
  • Trẻ em khoảng 400 – 1.800 mg. Tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ mà lượng vitamin C bổ sung có thể chênh lệch nhau.

Một số loại thực phẩm giàu vitamin C dưới đây, bệnh nhân có thể ăn hàng ngày để giảm thiểu triệu chứng táo bón:

  • Kiwi
  • Dứa
  • Dâu tây
  • Cam, quýt, bưởi
  • Đu đủ
  • Cà chua
  • Súp lơ xanh

2. Vitamin B5

Vitamin B5 hay còn được gọi là acid pantothenic. Đây là một loại vitamin tự nhiên rất cần thiết cho nhiều chức năng trong cơ thể. Dựa theo nghiên cứu năm 1982 cho thấy, dẫn xuất của vitamin B5 drecanthenol có thể kích thích sự co cơ trong hệ thống tiêu hóa, giúp phân di chuyển trong đường ruột dễ dàng, làm giảm táo bón.

Vitamin có thể làm giảm táo bón
Vitamin B5 có thể giúp cải thiện và ngăn ngừa táo bón quay trở lại.

Tuy nhiên, nếu người bệnh sử dụng vitamin B5 ở liều lượng cao, nhất là trong lúc đói có thể gây phản ứng phụ đó là tiêu chảy. Vì vậy, người bệnh chỉ nên dùng vitamin B5 với liều lượng vừa phải. Cụ thể:

  • Đối với người lớn: Chỉ nên sử dụng 5 mg vitamin B5 mỗi ngày
  • Phụ nữ mang thai: Khoảng 6 mg mỗi ngày.
  • Phụ nữ cho con bú: Tăng lên khoảng 7 mg vitamin B5 mỗi ngày
  • Trẻ em dưới 18 tuổi: Sử dụng từ 1,7 đến 5 mg mỗi ngày. Điều này còn tùy thuộc vào độ tuổi của chúng.

3. Vitamin B9 (Acif Folic)

Vitamin này giúp điều trị bệnh táo bón trong trường hợp nặng bằng cách kích thích hình thành các acid tiêu hóa. Nếu nồng độ acid tiêu hóa trong dạ dày và đường ruột thấp, việc tăng acid tiêu hóa sẽ làm tăng tốc độ tiêu hóa, giúp phân di chuyển qua đại tràng nhanh hơn.

Người bệnh có thể dùng viên uống chứa vitamin B9 để cải thiện táo bón. Liều dùng được chuyên viên y tế khuyến cáo đó là:

  • Người trưởng thành sử dụng 400 mcg vitamin B9 mỗi ngày.
  • Hầu hết trẻ em từ 1 đến 18 tuổi có thể dùng với liều lượng từ 150 – 400 mcg.

Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể bổ sung acid folic bằng cách ăn nhiều thức ăn chứa loại vitamin này. Một số loại thức ăn giàu hàm lượng vitamin B9 như:

  • Ngũ cốc
  • Rau bina
  • Bông cải xanh
  • Các loại hạt như hạt đậu phộng, hạnh nhân, hướng dương,…
  • Đu đủ
  • Măng tây
  • Các loại đậu như đâu đen, đậu xanh, đậu lăng,…

4. Vitamin B12

Theo các chuyên gia hệ tiêu hóa, thiếu hụt vitamin B12 có thể là nguyên nhân dẫn đến bệnh táo bón. Vì vậy, người bệnh cần bổ sung đầy đủ vitamin này cho cơ thể để ngăn ngừa và làm giảm táo bón.

Tại sao vitamin giúp làm giảm táo bón
Vitamin B12 có thể kích thích nhu động ruột, giúp phân di chuyển và tống xuất ra ngoài nhanh, hạn chế táo bón.

Bệnh nhân có thể cung cấp vitamin B12 cho cơ thể thông qua chế độ ăn uống. Một số loại thực phẩm giàu vitamin này như

  • Gan bò
  • Một số loại cá như cá hồi, cá ngừ, cá trích,…

Bên cạnh việc dung nạp vitamin B12 từ thực phẩm bạn cũng có thể bổ sung bằng viên uống chức năng. Tùy thuộc vào độ tuổi mà liều lượng dùng thường không giống nhau, chẳng hạn như:

  • Người lớn: Dùng 2,4 mcg vitamin B12 mỗi ngày
  • Trẻ em dưới 18 tuổi: Sử dụng khoảng 0,4 đến 2,4 mcg mỗi ngày

5. Vitamin B1

Viatmin B1 hay còn gọi là thiamine đóng vai trò quan trọng trong chuyển hóa glucid và chất bột, giúp sản xuất năng lượng, duy trì hoạt động của các tế bào. Ngoài ra, loại vitamin này còn có tác dụng bảo vệ hệ thống thần kinh trước nguy cơ bị tổn thương và thoái hóa.

Khi cơ thể bị thiếu hụt vitamin B1, quá trình chuyển hóa sẽ bị rối loạn dẫn đến tình trạng hệ tiêu hóa hoạt động chậm, gây táo bón. Chính vì vậy, để làm giảm và cải thiện tình trạng bệnh, người bệnh nên cung cấp đủ vitamin B1 cho cơ thể thông qua thức ăn hoặc viên uống bổ sung vitamin. Liều lượng dùng vitamin B1 được bác sĩ khuyến cáo như sau:

  • Phụ nữ nên tiêu thụ khoảng 1,1 mg thiamin mỗi ngày
  • Đàn ông mỗi ngày chỉ nên sử dụng khoảng 1,2 mg
  • Đối với trẻ em từ 1 đến 18 tuổi, liều dùng tùy thuộc vào độ tuổi có thể từ 0,5 đến 1 mg.

Một số loại thực phẩm giàu vitamin B1 như:

  • Đậu xanh
  • Măng tây
  • Bắp cải tí hon (Brussels Sprouts)
  • Các loại hạt: Hạt mè, hạt hướng dương, hạt dẻ cười, hạt chia,…
  • Cá trích
  • Rau bina

Vitamin có tác dụng tốt đối với hệ tiêu hóa, giúp làm mềm phân, hỗ trợ điều trị táo bón. Tuy nhiên, trước khi vitamin người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Bởi không phải loại vitamin nào cũng có công dụng cải thiện bệnh. Bên cạnh đó, việc sử dụng vitamin quá liều hoặc phối trộn không đúng cách có thể làm tăng tác dụng phụ khiến bệnh không khỏi mà ngày càng nghiêm trọng hơn.

10+cách trị táo bón cho trẻ đơn giản, hiệu quả nhanh

10+ cách trị táo bón cho trẻ đơn giản, hiệu quả nhanh

Sử dụng thực phẩm dễ tiêu hóa và làm mềm phân, kết hợp massage bụng,...là các cách trị táo bón...

Trẻ sơ sinh bị táo bón lâu ngày - Nên đi khám ngay!

Trẻ sơ sinh bị táo bón lâu ngày – Nên đi khám ngay!

Trẻ sơ sinh bị táo bón lâu ngày không khỏi khiến cơ thể bé mệt mỏi, khó chịu. Tình trạng...

Nứt kẽ hậu môn có tự khỏi được không?

Nứt kẽ hậu môn có chữa được không ? Bao lâu thì lành ?

Nứt kẽ hậu môn là chứng bệnh phổ biến mà ai cũng có thể mắc phải. Không chỉ làm ảnh...

TOP 11 sữa dành riêng cho trẻ táo bón dễ đi tiêu

Vì chứa hàm lượng đạm cao và khó tiêu hóa hơn so với thông thường nên sữa công thức dễ...

Trẻ bị táo bón và đi ngoài ra máu có đáng lo ngại? Cha mẹ nên làm gì?

Trẻ bị táo bón đi ngoài ra máu thường hay nín nhịn vì sợ đau khiến cho bệnh càng trở...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.