Viêm túi thừa Meckel là bệnh gì?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Viêm túi thừa Meckel là một trong những dị dạng bẩm sinh thường gặp ở ruột non. Bệnh nếu phát hiện chậm trễ có thể gây biến chứng nguy hiểm đe dọa đến tính mạng.

bệnh viêm túi thừa Meckel
Việc phát hiện chậm trễ viêm túi thừa Meckel trong trường hợp xuất hiện biến chứng sẽ làm giảm khả năng chữa trị bệnh và làm tăng nguy cơ tử vong.

Viêm túi thừa Meckel là bệnh gì?

Túi thừa Meckel là túi thừa lành tính nằm ở thành ruột non, thường phát triển ở phần dưới của ruột non. Đây là một trong những dị tật bẩm sinh phổ biến nhất của đường tiêu hóa.

Theo các nhà nghiên cứu, có đến 2% dân số trên thế giới thường có túi thừa nhưng bệnh hầu hết chỉ được chẩn đoán khi đã biến chứng. Túi thừa Meckel lần đầu tiên được Fabricius Hildanus giải thích vào năm 1598 của thế kỷ XVI nhưng nguồn gốc tên gọi của nó xuất phát từ một nhà giải phẫu người Đức tên Johann Friedrich Meckel – người đã mô tả nguồn gốc phôi thai của loại túi thừa này vào năm 1809.

Cấu trúc mô học của túi thừa Meckel

Theo giải phẫu về cấu trúc mô học của túi thừa Meckel, túi này nằm cách van hồi manh tràng từ 40 – 60 cm. Thông thường, túi rộng 2 cm và dài 3 cm. Thành túi có đầy đủ 3 lớp giống như thành ruột. Có khoảng 50% túi thừa có chứa niêm mạc lạc chỗ và túi thừa Meckel thường được lót bởi lớp niêm mạc hồi tràng. Bên cạnh đó, túi cũng chứa nhiều loại mô với tỷ lệ khác nhau.

Cấu tạo của thành túi thừa Meckel giống như thành hồi tràng. Lớp niêm mạc túi thừa đa phần là lớp biểu mô hồi tràng. Dựa vào xét nghiệm mô học cho thấy có 50% trường hợp có tể bào lạc chỗ, trong đó:

  • Có đến 23 – 50% là tế bào niêm mạc dạ dày bị lạc chỗ hoặc cũng có thể là niêm mạc thân, đáy, mộn vị và niêm mạc dạ dày.
  • 5 – 16% trường hợp là mô tụy lạc chỗ với các ống tuyến, nang tụy, tiểu đảo.
  • Ngoài ra, một vài trường hợp hiếm gặp là sự lạc chỗ của một vài tổ chức khác như tuyến Bruner của biểu bì ống, tá tràng hoặc biểu bì đại tràng.

Triệu chứng của bệnh viêm túi thừa Meckel

Theo các chuyên gia hệ tiêu hóa, phần lớn những người có túi thừa Meckel thường không có bất kỳ triệu chứng nào. Và một túi thừa không có biểu hiện thường được gọi là túi thừa Meckel im lặng. Trong một số trường hợp xuất hiện triệu chứng, chúng thường xảy ra trước hai tuổi.

Thông thường, người bị viêm túi thừa Meckel thường gặp phải các triệu chứng giống như viêm ruột thừa cấp tính. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng có thể cảm thấy đau nhức dữ dội ở vùng thượng vị kèm với chứng đầy hơi. Các biểu hiện này thường không xuất hiện và biến mất ngay sau đó nhưng đôi khi đau khiến người bệnh mất ngủ.

Ngoài biểu hiện nêu trên, bệnh nhân có thể gặp phải biểu hiện như buồn nôn, nôn mửa hoặc phân có lẫn máu. Các triệu chứng này thường xảy ra không có cảnh báo và có thể tự biến mất. Do đó, nhiều người bệnh nhầm tưởng là biểu hiện của đau dạ dày do không ăn hoặc bị táo bón. Chính vì vậy, bệnh nhân không tiến hành thăm khám và điều trị sớm khiến bệnh chuyển nặng.

Nguyên nhân gây viêm túi thừa Meckel

Túi thừa Meckel là bệnh bẩm sinh. Là kết quả của sự phát triển bất thường trong hệ tiêu hoá ở bào thai. Khi các mô trong đường tiêu hóa không tiêu biến hất trước khi sinh sẽ dẫn đến hình thành túi thừa.

Biến chứng của viêm túi thừa Meckel

Theo ý kiến của các bác sĩ khoa nhi, tỷ lệ mắc phải biến chứng của túi thừa Meckel sẽ giảm dần khi bệnh nhân càng lớn tuổi. Điều này có nghĩa là tuổi càng nhỏ thì khản năng xuất hiện biến chứng càng cao, đặc biệt là lứa tuổi dưới 2.

Một trong những biến chứng thường gặp của túi thừa Meckel là tắc ruột. Kế tiếp là xuất huyết tiêu hóa. Thông thường, biến chứng này thường xuất hiện chủ yếu ở trẻ em. Nguyên do là máu từ ổ loét được hình thành từ niêm mạc lạc chỗ của dạ dày tiết ra acid gây ăn mòn, tổn thường mạch máu dẫn đến xuất huyết.

Ngoài ra, nếu viêm túi thừa phát hiện muộn có thể gây thủng túi thừa dẫn đến biến chứng viêm phúc mạc. Mặt khác, túi thừa Meckel cũng có thể gây biến chứng như xuất hiện khối u trong túi thừa hoặc gây dị thường rốn. Nghiêm trọng hơn, nếu bệnh không được điều trị kịp thời có thể làm tăng tỷ lệ tử vong.

Chẩn đoán túi thừa Meckel

Một số biện pháp giúp chẩn đoán túi thừa Meckel như:

Hình ảnh siêu âm viêm túi thừa Meckel
Viêm túi thừa Meckel thường không xuất hiện triệu chứng lâm sàng nên gây khó khăn trong việc chẩn đoán. Vì vậy, để phát hiện bệnh bác sĩ thường sử dụng biện pháp chụp cắt lớp CT hoặc siêu âm vùng bụng.
  • Chụp xạ hình Technetium: Kỹ thuật này còn được gọi là quét Meckel thường được nhà nghiên cứu lựa chọn để chẩn đoán túi thừa Meckel ở trẻ em. Quét này thường giúp phát hiện niêm mạc dạ dày. Thông thường, chụp xạ hình Technetium ở trẻ em thường không xâm lấn và có độ chính xác cao với độ nhạy 85% và độ đặc hiệu 95%. Tuy nhiên, ở người lớn chúng thường không mang lại kết quả chẩn đoán cao bởi chỉ có độ đặc hiệu 9% và độ nhạy 62%.
  • Chụp động mạch: Chụp động mạch có thể giúp xác định vị trí và mức độ nghiêm trọng của chảy máu nhanh ở bệnh nhân có túi thừa Meckel.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT Scan) vùng bụng: Đây được xem là công cụ hữu ích trong việc chẩn đoán túi thừa Meckel.

Ngoài các biện pháp này, bác sĩ cũng có thể sử dụng các phương pháp sau đây để chẩn đoán túi thừa Meckel:

Đối với bệnh nhân bị viêm túi thừa Meckel nhưng không có triệu chứng hay biến chứng xuất hiện, bệnh thường được chẩn như một phát hiện ngẫu nhiên khi mở bụng hoặc mổ nọi soi.

Điều trị viêm túi thừa Meckel như thế nào?

Thông thường, trong trường hợp viêm túi thừa Meclel không có triệu chứng và biến chứng, người bệnh không cần tiến hành điều trị. Tuy nhiên, khi bệnh xuất hiện biến chứng, tùy thuộc vào loại biến chứng và tình trạng bệnh bác sĩ sẽ đưa ra biện pháp điều trị phù hợp. Cụ thể:

1. Điều trị nội khoa

Một số phương pháp điều trị nội khoa đối với bệnh viêm túi thừa Meckel bao gồm:

  • Truyền dịch nuôi dưỡng đường tĩnh mạch. Sau đó cho bệnh nhân nhịn ăn và thực hiện xét nghiệm máu, phản ứng chéo.
  • Trong trường hợp xuất huyết ồ ạt: Cầm máu và truyền hồng cầu khối hoặc máu cho người bệnh.
  • Với những bệnh nhân có dấu hiệu tắc ruột, bác sĩ sẽ đặt sone dạ dày với mục địch làm giảm áp ổ bụng.
  • Bệnh nhân đi cầu phân sẫm màu: Đặt sone để hút dịch dạ dày hoặc súc rửa dạ dày. Mục đích giúp loại bỏ xuất huyết phần trên ống tiêu hóa. Nếu trong quá trình hút dịch không thấy hiện tượng xuất huyết, bác sĩ sẽ thực hiện nội soi phần trên với ống soi mềm để điều trị.
  • Trong bệnh cảnh của túi thừa Meckel, thuốc kháng sinh được sử dụng trong trường hợp: viêm túi thừa Meckel có dấu hiệu nhiễm khuẩn, thủng, tắc ruột hoặc thoát vị nghẹt. Thuốc kháng sinh thường sử dụng trước hoặc sau khi mổ túi thừa Meckel. Một số loại kháng sinh có phổ kháng khuẩn rộng thường được bác sĩ kê đơn như: Clindamycin, Ampicillin, Cephalosporin thế hệ II- III, Gentamicin,…

2. Điều trị ngoại khoa

Phẫu thuật cắt bỏ là phương pháp hữu ích nhất trong việc điều trị viêm túi thừa Meckel có triệu chứng. Tùy theo biến chứng mà bác sĩ sẽ cắt bỏ túi thừa Meckel có kèm hoặc không kèm theo đoạn hồi tràng gần kề. Sau đó, bác sĩ sẽ đóng miệng nối hồi – hồi tràng lại. Trong quá trình cắt bỏ, các mô lạc chỗ nằm trong phần đáy túi thừa, không dính với hồi tràng sẽ được bác sĩ cắt bỏ triệt để, tránh khả năng chúng gây biến chứng.

Trong một số trường hợp có tồn tại động mạch rốn – tràng bên phải tiên phát, khi phẫu thuật chuyên viên phẫu thuật sẽ tìm và cột động mạch này lại. Bởi động mạch này có nhiệm vụ nuôi dưỡng túi thừa Meckel, nếu không kiểm soát túi thừa có thể tái phát lại.

Viêm túi thừa Meckel thường không xuất hiện triệu chứng nên rất khó chẩn đoán, trừ khi bệnh chuyển nặng và xuất hiện biến chứng. Khi đó, bệnh trở nên khó chữa trị và khả năng hồi sức kém làm tăng tỷ lệ tử vong. Chính vì vậy, khi thấy cơ thể xuất hiện những biểu hiện bất thường, cách duy nhất để đảm bảo an toàn cho sức khỏe là bệnh nhân nên đến ngay bệnh viện để thực hiện các biện pháp xét nghiệm chẩn đoán.

ThuocDanToc.VN không đưa ra bất kỳ lời khuyên cũng như chẩn đoán và phương pháp điều trị y khoa.

Có thể bạn quan tâm

Bệnh học viêm đại tràng vi thể

Viêm đại tràng vi thể là một loại viêm đại tràng nhẹ, không gây ra biến chứng nguy hiểm đến...

Nên đi khám dạ dày ở đâu tại thành phố Hồ Chí Minh

Khám bệnh dạ dày ở đâu tốt nhất TPHCM hiện nay?

Thăm khám và điều trị bệnh dạ dày tại các cơ sở y tế uy tín sẽ giúp đảm bảo...

Viêm túi thừa manh tràng

Viêm túi thừa manh tràng: bệnh nguy hiểm dễ nhầm lẫn!

Hiện tượng viêm túi thừa manh tràng xảy ra khi túi thừa phát triển, phình to trong đường tiêu hóa....

Khám dạ dày không cần nội soi có tốt không?

Khám dạ dày không cần nội soi – Bằng cách nào, có ra bệnh chính xác không?

Xét nghiệm hơi thở, chụp X quang, xét nghiệm máu, siêu âm… là các phương pháp khám dạ dày không...

Ăn uống đúng cách sẽ giúp làm giảm các triệu chứng bệnh viêm đại tràng mãn tính

Người bị viêm đại tràng mãn tính nên ăn gì là tốt nhất?

Một chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp giảm bớt những cơn đau đớn do bệnh viêm đại tràng...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *