Ampicillin là thuốc gì?

Ampicillin là một loại kháng sinh được dùng để điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn. Dưới đây là những thông tin quan trọng về Ampicillin mà bạn nên biết trước khi sử dụng.

Ampicillin
Thuốc kháng sinh Ampicillin có tác dụng giết chết nhiều loại vi khuẩn

  • Tên hoạt chất: Ampicillin
  • Tên biệt dược: Ampi
  • Phân nhóm: thuốc kháng sinh

I. Thông tin về thuốc Ampicillin

1. Dạng bào chế

Ampicillin có sẵn ở các dạng:

  • Viên nang:  250 mg, 500 mg
  • Bột pha: 125 mg, 250 mg, 500 mg, 1 g, 2 g, 10 g
  • Chất lỏng uống: 125 mg/5 ml, 250 mg/5 ml

2. Công dụng

Ampicillin là một loại kháng sinh được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn. Chúng bao gồm nhiễm trùng tai (viêm tai giữa), viêm xoang, nhiễm trùng ngực như viêm phế quản và viêm phổi và nhiễm trùng đường tiết niệu.

Tiêm thuốc ampicillin được chỉ định điều trị các bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng hơn như viêm nội tâm mạc và viêm màng não, hoặc trong trường hợp thuốc không thể uống được.

Ampicillin hoạt động bằng cách can thiệp vào khả năng hình thành thành tế bào của vi khuẩn. Thuốc cho phép các lỗ hổng xuất hiện trong thành tế bào vi khuẩn và điều này giết chết vi khuẩn gây nhiễm trùng. Ampicillin là một loại kháng sinh phổ rộng, có nghĩa là nó giết chết rất nhiều loại vi khuẩn khác nhau.

3. Liều dùng

Liều lượng sử dụng Ampicillin còn phụ thuộc vào vấn đề sức khỏe mà người bệnh cần điều trị. Trước tiên, bạn nên thăm khám với bác sĩ để được chỉ định cụ thể.

Dưới đây liều dùng tham khảo:

+ Định lượng chung:

  • Người lớn: Dùng 250 – 500 mg Ampicillin mỗi 6 giờ, tiêm tĩnh mạch/tiêm bắp 1 – 2 g mỗi 4 – 6 giơ hoặc 50 – 250 mg/kg/ngày chia mỗi 4 – 6 giờ. Không vượt quá 12 g/ngày.
  • Trẻ em: Dùng Ampicillin 400 mg/kg/ngày tiêm tĩnh mạch/tiêm bắp mỗi 6 giờ. 50-100 mg/kg/ngày đường uống mỗi 4 – 6 giờ, không vượt quá 12 g/ngày. Với trường hợp nhiễm trùng nặng: Dùng 200-400 mg/kg/ngày Ampicillin tiêm tĩnh mạch/tiêm bắp mỗi 6 giờ.
  • Trẻ sơ sinh dưới 28 ngày: Trẻ sơ sinh dưới 2 kg: Dùng Ampicillin 50 – 100 mg/kg/ngày tiêm tĩnh mạch/ tiêm bắp mỗi 12 giờ. Trẻ sơ sinh trên 2 kg: Dùng Ampicillin 75 – 150 mg/kg/ngày tiêm tĩnh mạch/tiêm bắp mỗi 8 giờ. Trẻ sơ sinh dưới 1,2 kg: Dùng Ampicillin 50 – 100 mg/kg/ngày tiêm tĩnh mạch/tiêm bắp mỗi 12 giờ. Trẻ sơ sinh 1,2-2 kg: Dùng Ampicillin 75 – 150 mg/kg/ngày tiêm tĩnh mạch/tiêm bắp mỗi 8 giờ. Trẻ sơ sinh trên 2 kg: 100-200 mg/kg/ngày tiêm tĩnh mạch/tiêm bắp mỗi 6 giờ.

+ Dự phòng viêm nội tâm mạc

  • Người lớn: Dùng 2 g Ampicillin tiêm tĩnh mạch/tiêm bắp (có hoặc không có gentamicin 1,5 mg/kg đối với đường tiêu hóa/sinh dục ) trong vòng 30-60 phút trước khi làm thủ thuật.
  • Trẻ em: Dùng 50 mg/kg Ampicillin tiêm tĩnh mạch/tiêm bắp (có hoặc không có gentamicin 1,5 mg/kg đối với đường tiêu hóa/sinh dục) trong vòng 30-60 phút trước khi làm thủ thuật.

+ Viêm nội tâm mạc

  • Ampicillin truyền tĩnh mạch liên tục 12 g/ngày hoặc chia mỗi 4 giờ

+ Nhiễm trùng đường sinh dục

  • Người lớn: 1 – 2 g Ampicillin tiêm tĩnh mạch mỗi 6 giờ với gentamicin nếu nghi ngờ nhiễm khuẩn enterococcus
  • Trẻ em dưới 40 kg: 50 – 100 mg/kg Ampicillin trên 1 ngày tiêm tĩnh mạch/tiêm bắp mỗi 6 giờ. Trẻ em trên 40 kg: 500 mg Ampicillin tiêm tĩnh mạch/tiêm bắp mỗi 6 giờ.

+ Nhiễm trùng đường tiêu hóa

  • Người lớn: 500 mg Ampicillin tiêm tĩnh mạch mỗi 6 giờ, liều lớn hơn có thể cần thiết trong nhiễm trùng nặng hoặc mãn tính
  • Trẻ em: Trẻ em dưới 20 kg: 50 – 100 mg/kg/ngày chia miệng mỗi 6 giờ. Trẻ em trên 20 kg: 500 mg uống mỗi 6 giờ. Trẻ em dưới 40 kg: 50 mg/kg/ngày tiêm tĩnh mạch/tiêm bắp mỗi 6-8 giờ. Trẻ em trên 40 kg: 500 mg tiêm tĩnh mạch/tiêm bắp mỗi 6 giờ.

+ Bệnh lậu:

  • Người lớn: 3,5 g Ampicillin tiêm tĩnh mạch một lần đồng thời với 1 g probenecid
  • Trẻ em dưới 20 kg: không an toàn và hiệu quả. Trẻ em trên 20 kg: 3,5 g uống một lần đồng thời với 1 g probenecid

+ Nhiễm trùng đường hô hấp

  • Người lớn: 250 mg Ampicillin tiêm tĩnh mạch mỗi 6 giờ
  • Trẻ em dưới 20 kg: 50 mg/kg/ngày chia miệng mỗi 6-8 giờ. Trẻ em trên 20 kg: 250 mg uống mỗi 6 giờ. Trẻ em dưới 40 kg: 25 – 50 mg/kg/ngày tiêm tĩnh mạch/tiêm bắp mỗi 6-8 giờ. Trẻ em trên 40 kg: 250 – 500 mg tiêm tĩnh mạch/tiêm bắp mỗi 6 giờ.

+ Viêm màng não do vi khuẩn

  • Dùng 150 – 200 mg/kg Ampicillin trong 1 ngày tiêm tĩnh mạch cứ sau 6 – 8 giờ

+ Liên cầu khuẩn nhóm B

  • Dự phòng sơ sinh: 2 g Ampicillin tiêm tĩnh mạch ban đầu, sau đó cứ sau 4 giờ cho đến khi sinh
  • Nhiễm khuẩn Listeria: 2 g tiêm tĩnh mạch cứ sau 4 giờ

+ Dịch tả

  • Trẻ em: 50 mg/kg Ampicillin trong 1 ngày chia miệng mỗi 6 giờ trong 3 ngày không quá 2 g/ngày

4. Chống chỉ định và thận trọng khi dùng Ampicillin

Ampicillin không phù hợp với:

  • Những người đã từng bị dị ứng kháng sinh nhóm penicillin hoặc cephalosporin.
  • Dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc như Magnesium stearate, gelatin, black and red iron oxides (E172), titanium dioxide (E171) và erythrosine (E127).

Một số trường hợp khác nên thông báo với bác sĩ trước khi sử dụng Ampicillin, như:

  • Có vấn đề về thận
  • Tiền sử dị ứng
  • Bệnh bạch cầu lympho cấp tính hoặc mãn tính, bệnh sốt tuyến hoặc cytomegalovirus (CMV). Vì kháng sinh thường gây phát ban ở những người mắc các bệnh này.
  • Phụ nữ đang cho con bú vì Ampicillin có thể truyền vào sữa mẹ với số lượng nhỏ. Về mặt lý thuyết thì điều này có thể ảnh hưởng đến vi khuẩn tự nhiên trong miệng và ruột của trẻ.
cách sử dụng Ampicillin
Bệnh nhân nên thăm khám với bác sĩ để được chỉ định cụ thể về liều lượng

II. Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Ampicillin

1. Khuyến cáo

  • Bưởi tương tác với một số loại kháng sinh, nhưng không rõ liệu loại này có bao gồm ampicillin hay không. Để an toàn người bệnh nên tránh ăn bưởi hoặc uống nước bưởi trong khi dùng thuốc.
  • Ngay cả khi bạn cảm thấy tốt hơn sau khi dùng thuốc này thì cũng không ngừng sử dụng thuốc. Điều này làm tăng khả năng nhiễm trùng quay trở lại và vi khuẩn phát triển thành kháng thuốc kháng sinh.

2. Tác dụng phụ của thuốc Ampicillin

Tác dụng phụ thường gặp của Ampicillin bao gồm:

  • Viêm da cấp tính
  • Đỏ và bong tróc da (viêm da tróc vẩy)
  • Phát ban
  • Tổ ong
  • Sốt
  • Co giật
  • Tiêu chảy
  • Viêm lưỡi
  • Viêm ruột non hoặc ruột kết
  • Buồn nôn hoặc nôn
  • Nhiễm trùng nấm men trong miệng
  • Số lượng bạch cầu/hồng cầu thấp
  • Thiếu máu
  • Viêm thận
  • Đau đầu
  • Ngứa âm đạo hoặc tiết dịch
  • Nước tiểu sẫm màu
  • Dễ bị bầm tím hoặc chảy máu
  • Đau họng

Trên đây không đầy đủ những tác dụng phụ của Ampicillin có thể xảy ra. Hãy kiểm tra với bác sĩ nếu có bất cứ triệu chứng nào khiến bạn cảm thấy lo lắng.

3. Tương tác thuốc

Các loại thuốc được biết là sẽ tương tác với Ampicillin bao gồm:

  • Vivotif
  • Warfarin (Jantoven, Coumadin)
  • Methotrexate (Trexall, Rasuvo, Otrexup)
  • Magnesium citrate (Citroma, Citrate of Magnesia)
  • Exenatide (Byetta, Bydureon)
  • Thuốc chống trào ngược axit, như Prevacid (deslansoprazole), Prilosec (omeprazole), Nexium (esomeprazole) và Protonix (pantoprazole)
  • Tramadol (Ultram, Ultracet)
  • Doxycycline (Vibramycin, Doryx)
  • Tiagabine (Gabitril)
  • Bupropion (Wellbutrin, Zyban, Forfivo XL)
  • Allopurinol (Zyloprim, Lopurin, Aloprim)

Danh sách này không đầy đủ những loại thuốc có thể tương tác với Ampicillin. Vì vậy người bệnh nên thông báo với bác sĩ những loại thuốc kê đơn, không kê đơn, thảo dược và vitamin mà bạn đang sử dụng để ngăn ngừa và kiểm soát.

Trên đây là những thông tin quan trọng về thuốc Ampicillin. Nếu có bất cứ thắc mắc nào về liều lượng hoặc tác dụng phụ thì người bệnh nên hỏi trực tiếp ý kiến của bác sĩ.

Có thể bạn quan tâm

Bài Thuốc Chữa Viêm Mũi Dị Ứng Bằng Ngải Cứu Của Ông Bà Xưa

Trong dân gian, chữa viêm mũi dị ứng bằng ngải cứu là phương thuốc điều trị được nhiều ông bà...

Phát ban khi sốt ở trẻ do bệnh nào gây ra? Điều trị ra sao?

Sốt là phản ứng tự nhiên của hệ miễn dịch khi cơ thể bị vi khuẩn và virus tấn công....

Các dạng bệnh viêm mũi dị ứng

Có nên phẫu thuật chữa viêm mũi dị ứng không, khi nào phải mổ?

Viêm mũi dị ứng là loại bệnh có thể xảy ra với mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất vẫn...

Đau họng sau khi uống bia là do đâu?

Bị đau họng sau khi uống bia do đâu? Cách khắc phục

Đau họng sau khi uống bia là tình trạng khá phổ biến. Nhiều người cảm thấy vô cùng khó chịu...

Cảm cúm: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Cảm cúm là bệnh đường hô hấp do virus gây ra. Đây là bệnh thường gặp và dễ lây từ...

Hỏi đáp cùng chuyên gia

  1. TânTân says: Trả lời

    Tác dụng phụ khi dùng thuốc bao lâu thì hết ạ bác sĩ

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *