Bệnh học viêm đại tràng vi thể

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Viêm đại tràng vi thể là một loại viêm đại tràng nhẹ, không gây ra biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Bệnh có thể tự khỏi hoặc thuyên giảm bằng biện pháp điều trị với thuốc, thay đổi chế độ ăn uống. 

viêm đại tràng vi thể
Tiêu chảy là một biểu hiện đặc trưng của bệnh viêm đại tràng vi thể

Viêm đại tràng vi thể là gì?

Viêm đại tràng vi thể là tình trạng viêm ở ruột kết hoặc ruột già, gây tiêu chảy và đau bụng. Mặc dù nó có thể gây đau đớn và khó chịu nhưng viêm đại tràng vi thể được nhận định là ít nghiêm trọng hơn do với các tình trạng viêm đại tràng khác.

Thuật ngữ “vi thể” để chỉ việc viêm quá nhỏ không thể nhìn bằng mắt thường, kể cả nội soi đại tràng hay soi đại tràng sigma cũng cho các mô bình thường. Cách duy nhất để chẩn đoán viêm đại tràng vi thể là phải kiểm tra dưới kính hiển vi.

Viêm đại tràng vi thể có nhiều loại gồm:

  • Viêm đại tràng collagen: có một lớp protein (collagen) dày phát triển trong mô đại tràng
  • Viêm đại tràng lympho: các tế bào bạch cầu (tế bào lympho) tăng trong mô đại tràng
  • Viêm đại tràng vi thể không hoàn toàn: bao gồm cả hai viêm đại tràng collagen và viêm đại tràng lympho

Nguyên nhân gây bệnh viêm đại tràng vi thể

Các nhà khoa học không rõ nguyên nhân gây nên viêm đại tràng vi thể. Một số yếu tố nghi ngờ bao gồm:

  • Một số loại thuốc gây kích ứng niêm mạc đại tràng
  • Vi khuẩn sản sinh độc tố gây kích ứng niêm mạc đại tràng
  • Virus gây viêm
  • Bệnh tự miễn xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công các mô khỏe mạnh, những bệnh phổ biến gồm viêm khớp dạng thấp, bệnh celiac hoặc bệnh vẩy nến
  • Axit mật không được hấp thụ đúng cách và gây kích ứng niêm mạc đại tràng

→Mách bạn: 10+ cách chữa viêm đại tràng tại nhà – Giảm đau, mau khỏi

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm đại tràng vi thể

Bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh viêm đại tràng vi thể cao hơn người khác nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:

  • Tuổi tác: viêm đại tràng vi thể thường gặp ở người từ 50-70 tuổi
  • Giới tính: phụ nữ có nguy cơ bị viêm đại tràng vi thể nhiều hơn nam giới, có thể là do mối liên hệ giữa hormone sau mãn kinh và viêm đại tràng vi thể
  • Bệnh tự miễn: như bệnh celiac, bệnh tuyến giáp, viêm khớp dạng thấp, bệnh tiểu đường loại 1 hoặc bệnh vẩy nến làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh viêm đại tràng vi thể
  • Di truyền: nhiều nghiên cứu chỉ ra mối liên hệ giữa viêm đại tràng vi thể và tiền sử gia đình mắc hội chứng ruột kích thích
  • Hút thuốc: có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm đại tràng vi thể, đặc biệt là ở những người từ 16-44 tuổi

Ngoài ra, nghiên cứu gần đây cũng phát hiện việc sử dụng một số loại thuốc có thể làm tăng nguy cơ mắc viêm đại tràng vi thể. Các loại thuốc này bao gồm:

  • Thuốc giảm đau, chẳng hạn như aspirin, ibuprofen, naproxen natri
  • Thuốc ức chế bơm proton bao gồm lansoprazole (Prevacid), esomeprazole (Nexium), pantoprazole (Protonix), rabeprazole (Aciphex), omeprazole (Prilosec) và dexlansoprazole (Dexilant)
  • Các chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI) như sertraline (Zoloft)
  • Acarbose (Precose)
  • Flutamid
  • Ranitidine (Zantac)
  • Carbamazepine (Carbatrol, Tegretol)
  • Clozapine (Clozaril, Fazaclo)
  • Entacapone (Comtan)
  • Paroxetine (Paxil, Pexeva)
  • Simvastatin (Zocor)
  • Topiramate

Triệu chứng viêm đại tràng vi thể

Các triệu chứng viêm đại tràng vi thể bao gồm:

  • Tiêu chảy mãn tính
  • Đau bụng, chuột rút hoặc đầy hơi
  • Giảm cân
  • Buồn nôn
  • Đại tiện không tự chủ
  • Mất nước (mệt mỏi, chán ăn, chóng mặt,…)

Những triệu chứng này có thể xuất hiện rồi tự thuyên giảm, sau đó lại tái phát. Nhưng hầu hết các trường hợp bị viêm đại tràng vi thể đều sẽ được điều trị thành công, không gây ra các biến chứng nguy hiểm.

triệu chứng viêm đại tràng vi thể
Triệu chứng viêm đại tràng vi thể có thể biến mất rồi tái phái thường xuyên

Chẩn đoán viêm đại tràng vi thể

Chẩn đoán xác định viêm đại tràng vi thể đòi hỏi phải có mẫu mô để quan sát dưới kính hiển vi, do đó bác sĩ sẽ chỉ định nội soi để thực hiện lấy mẫu sinh thiết. Có 2 loại nội soi thường được sử dụng gồm:

  • Nội soi đại tràng: giúp bác sĩ quan sát toàn bộ đại tràng và giúp lấy mẫu mô.
  • Soi đại tràng sigma: thủ thuật này tương tự nội soi đại tràng, tuy nhiên thay vì xem toàn bộ đại tràng, soi đại tràng sigma sẽ giúp bác sĩ quan sát trực tràng và hầu hết đại tràng sigma của ruột già. Một mẫu mô từ đại tràng sigma sẽ được lấy trong quá trình này.

Bên cạnh đó, một số xét nghiệm bổ sung sẽ được thực hiện để loại trừ các nguyên nhân khác có thể gây ra các triệu chứng tương tự như:

  • Phân tích mẫu phân để giúp loại trừ nhiễm trùng là nguyên nhân của tiêu chảy kéo dài.
  • Xét nghiệm máu để tìm dấu hiệu thiếu máu hoặc nhiễm trùng.
  • Nội soi đường tiêu hóa trên với sinh thiết để loại trừ bệnh celiac.

Điều trị viêm đại tràng vi thể

Viêm đại tràng vi thể nhẹ có thể tự khỏi. Nhưng nếu tình trạng diễn biến nặng, triệu chứng kéo dài thì cần được điều trị để giảm khó chịu.

Thuốc

Một số loại thuốc được kê để làm giảm triệu chứng như:

  • Thuốc chống tiêu chảy như loperamid (Imodium) hoặc bismuth subsalicylate (Pepto-Bismol)
  • Các steroid như budesonide (Entocort EC)
  • Các loại thuốc ngăn chặn axit mật như cholestyramine/aspartame, cholestyramine (Prevalite) hoặc colestipol (Colestid)
  • Thuốc chống viêm như mesalamine
  • Các loại thuốc ức chế hệ thống miễn dịch như mercilaurine (Purinethol) và azathioprine (Azasan, Imuran)
  • Các chất ức chế TNF, chẳng hạn như Infliximab (Remicade) và adalimumab (Humira) giúp giảm viêm bằng cách trung hòa một protein hệ thống miễn dịch

Lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà

Thay đổi chế độ ăn uống có thể giúp người bệnh viêm đại tràng vi thể giảm tiêu chảy, người bệnh nên:

  • Uống nhiều nước như nước lọc, nước trái cây hoặc chất lỏng chứa natri và kali
  • Tránh đồ uống có nhiều đường, sorbitol hoặc chất kích thích như rượu, cà phê, trà và cola
  • Chọn thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa như táo, chuối, dưa và gạo. Nhưng nên ăn một chế độ ăn ít chất béo, ít chất xơ.
  • Ngừng ăn các thực phẩm chứa sữa, gluten hoặc cả hai
  • Ăn nhiều bữa nhỏ thay vì một bữa lớn
  • Tránh thực phẩm gây kích ứng như đồ ăn cay, chứa nhiều chất béo

Trên đây là những thông tin quan trọng về bệnh viêm đại tràng vi thể, nếu có bất cứ thắc mắc nào khác, người bệnh hãy hỏi trực tiếp bác sĩ chuyên môn.

Bài viết trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị thay thế bác sĩ chuyên môn.

Có thể bạn quan tâm:

Viêm loét đại tràng có nguy hiểm không? Triệu chứng và cách điều trị an toàn, hiệu quả

Viêm loét đại tràng là tình trạng viêm, loét kéo dài ở đại tràng. Bệnh lý này nên được điều...

Đi ngoài ra dịch nhầy màu vàng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh nguy hiểm

Đi ngoài ra chất nhầy (màu vàng, đỏ, hồng, trắng) là bị gì?

Đi ngoài ra chất nhầy màu vàng, đỏ, hồng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm....

10+ thuốc điều trị viêm đại tràng co thắt tốt nhất – Uống là khỏi

Việc lựa chọn được loại thuốc điều trị viêm đại tràng co thắt phù hợp chính là yếu tố quan...

Bài thuốc chữa viêm đại tràng được giới thiệu trên VTV2

Thuốc dân tộc đồng hành cùng VTV2 tư vấn cách chữa viêm đại tràng mãn tính bằng Đông y

Trung tâm Thuốc dân tộc là một trong những đơn vị điều trị viêm đại tràng bằng YHCT uy tín...

Viêm đại tràng co thắt: Dấu hiệu và cách điều trị tốt nhất

Viêm đại tràng co thắt gây ra nhiều triệu chứng ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày như tiêu chảy...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *