Đau ruột già nguy hiểm không, dấu hiệu của bệnh gì?
Đau ruột già là triệu chứng không thể tránh khỏi khi cơ quan này gặp phải tổn thương. Nó thường liên quan đến sự kích hoạt của nhiều bệnh lý như các bệnh viêm đại tràng, polyp hay ung thư đại tràng, bệnh Corhn… Tùy thuộc vào từng bệnh lý mà sẽ có cách can thiệp khác nhau để kiểm soát tốt nhất.
Đau ruột già là dấu hiệu của bệnh gì?
Ruột già chính là tên gọi khác của đại tràng, một phần của hệ tiêu hóa đóng vai trò quan trọng trong việc hấp thụ dinh dưỡng cũng như bài tiết chất thải. Khi đại tràng bị tổn thương thì người bệnh sẽ thường bị đau kèm theo đó là những triệu chứng về tiêu hóa khác.
Tình trạng đau ruột già có thể kích hoạt ở mức độ âm ỉ hay dữ dội tùy thuộc vào các vấn đề bệnh lý. Dưới đây là các bệnh được cho là liên quan trực tiếp:
1. Các bệnh viêm đại tràng
Viêm đại tràng là vấn đề bệnh lý phổ biến nhất đề cập đến tình trạng viêm nhiễm kích hoạt ngay tại niêm mạc đại tràng. Đau ruột già chính là một triệu chứng đặc trưng chung của nhóm bệnh lý này.
Các bệnh viêm đại tràng có thể là:
- Viêm đại tràng cấp và mãn tính: Là quá trình bị viêm nhiễm dẫn đến tổn thương khu trú hoặc lan tỏa ở niêm mạc đại tràng dẫn đến chảy máu, viêm loét, thậm chí là xuất huyết…
- Viêm đại tràng co thắt: Đề cập đến sự bất thường của nhu động ruột và gây ra tình trạng đau bụng ở vùng bụng dưới dữ dội. Kèm theo đó có thể là tình trạng chướng bụng, đầy hơi hay rối loạn khi đại tiện.
- Viêm đại tràng giả mạc: Thường là hệ quả của việc sử dụng các loại thuốc kháng sinh điều trị trong thời gian dài. Bệnh hình thành do chủng vi khuẩn Clostridium difficile tăng tiết độc tố gây ra các triệu chứng như đau quặn bụng, buồn nôn hay tiêu chảy kéo dài.
- Viêm loét đại tràng: Thuật ngữ này mô tả hình thức diễn tiến nặng của các phản ứng viêm. Lúc này trên niêm mạc đại tràng đã hình thành nên các vết loét có thể khu trú hay lan rộng. Khi có kích thích thì đại tràng rất dễ bị chảy máu.
2. Polyp đại tràng
Polyp đại tràng đặc trưng bởi sự hình thành của các khối u có cuống hay không có cuống hay tại thành ruột. Được chia thành 4 loại phổ biến bao gồm: Polyp viêm, polyp tăng sản, polyp hamartomatous và polyp ác tính.
Khi mới xuất hiện, các khối polyp thường không gây ra những triệu chứng đặc trưng, tuy nhiên khi đã phát triển lớn thì bạn sẽ gặp rất nhiều triệu chứng. Có thể là đau ruột già, tiêu chảy, táo bón, chảy máu trực tràng, mệt mỏi, nôn ói…
3. Xoắn đại tràng
Tình trạng đau quặn ruột già đôi khi có thể là dấu hiệu cảnh báo rằng bạn đang bị xoắn đại tràng. Hiện tượng này thường gặp nhất là ở manh tràng và đại tràng sigma.
Các triệu chứng có thể gặp là đau bụng dữ dội, cơn đau thường có xu hướng lan tỏa ra khắp vùng bụng. Đi kèm với đó là tình trạng chướng bụng, buồn nôn, không thể đi đại tiện. Bệnh xoắn đại tràng có thể gây tắc nghẽn ruột, thủng đại tràng, thiếu máu cục bộ và thậm chí là hoại tử.
4. Bệnh Corhn
Bệnh Corhn chính là hiện tượng viêm ruột có thể ảnh hưởng đến cả ruột non và ruột già. Hiện nay, nguyên nhân cụ thể gây ra bệnh vẫn chưa được xác định rõ ràng. Bạn có thể sẽ gặp phải một số triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy, loét miệng, đau xung quanh hậu môn.
Đây là bệnh về đường ruột rất nghiêm trọng rất dễ phát sinh các biến chứng nguy hiểm nếu không được kiểm soát tốt. Các biến chứng thường gặp nhất bao gồm tắc ruột, loét ruột, nứt hậu môn, thiếu máu hay làm tăng nguy cơ mắc ung thư.
5. Thiếu máu cục bộ đại tràng
Thiếu máu đại tràng đặc trưng bởi tình trạng ruột già bị tắc nghẽn và khiến cho lưu lượng máu tuần hoàn tới cơ quan này bị thuyên giảm. Tình trạng này thường bắt nguồn do một số nguyên nhân như xơ vữa động mạch, rối loạn vận chuyển máu, nhiễm trùng ổ bụng, viêm tụy…
Một số triệu chứng mà người bệnh có thể gặp phải là thường xuyên đại tiểu tiện, đau bụng đột ngột, tiêu chảy, đầy hơi, ói mửa, đại tiện phân có máu… Tình trạng thiếu máu trong nhiều trường hợp có thể dẫn tới hoại tử mô và tử vong.
6. Ung thư đại tràng
Ung thư đại tràng chính là tình trạng có sự hình thành các khối u ác tính ngay tại ruột già. Các tế bào ung thư thường gây ảnh hưởng trực tiếp tới chức năng của ruột già, đồng thời làm phát sinh các triệu chứng như mệt mỏi, giảm nhu động ruột, đau bụng, đại tiện ra máu…
Các khối u ác tính còn có thể di căn sang nhiều cơ quan khác như phúc mạc, các hạch bạch huyết, gan hay xương. Một khi ung thư đã di căn thì tiên lượng sống của người bệnh thường rất thấp.
Đau ruột già có nguy hiểm không?
Dễ thấy, tình trạng đau ruột già là triệu chứng khó tránh khi niêm mạc ruột bị tổn thương. Phần đa các trường hợp đều liên quan đến các bệnh lý khởi phát ngay tại ruột già. Tuy nhiên, để đánh giá mưc độ nguy hiểm của tình trạng đau ruột già thì cần xác định được bệnh lý liên quan cùng mức độ nặng nhẹ của bệnh.
Nếu là trường hợp tình trạng viêm nhiễm bình thường thì hoàn toàn có thể khắc phục và kiểm soát bằng phương án điều trị nội khoa. Phát hiện sớm cùng với can thiệp đúng cách thì thường không gây nguy hiểm và có thể tránh được biến chứng phát sinh.
Còn với trường hợp đau ruột già là do sự hình thành của các khối polyp hay ung thư thì vấn đề thường nghiêm trọng hơn. Và nguy hiểm nhất vẫn là ung thư đại tràng, nếu không phát hiện sớm thì sẽ dễ phát sinh biến chứng, đôi khi còn đe dọa cả tính mạng.
Xem thêm: Giai đoạn ung thư đại tràng di căn phổi – CẢNH BÁO SỨC KHỎE
Cách xử lý khi gặp tình trạng đau ruột già
Khi tình trạng đau ruột già phát sinh, bạn có thể khắc phục theo các phương án sau:
1. Các giải pháp tại nhà
Nếu là tình trạng đau bình thường do niêm mạc ruột xuất hiện những tổn thương nhẹ thì các giải pháp tại nhà có thể đáp ứng tốt.
Một số mẹo dân gian sau sẽ giúp ích:
- Sử dụng nghệ: Chỉ cần chuẩn bị khoảng 2 thìa tinh bột nghệ và 1 thìa mật ong. Trộn thật đều 2 nguyên liệu này lại với nhau rồi có thể ăn trực tiếp. Nên áp dụng trước bữa ăn khoảng 30 phút, duy trì liên tục cho đến khi triệu chứng đau ruột già được khắc phục.
- Dùng lá mơ lông: Cần chuẩn bị khoảng 50g lá mô lông cùng với 1 ít gừng tươi và 1 quả trứng gà. Gừng và mơ lông cần rửa sạch rồi thái thật nhỏ sau đó trộn đều với trứng gà. Đem đi hấp cách thủy cho tới khi chín và ăn trực tiếp mỗi ngày 1 lần.
- Sử dụng nha đam: Cần chuẩn bị khoảng 20g lá nha đam tươi, rửa sạch bỏ vỏ chỉ lấy phần thịt. Cho vào máy xay nhuyễn cùng 300ml nước sôi ấm. Chia đều làm 3 lần uống trong ngày và uống sau khi ăn 30 phút.
Các mẹo dân gian trên không chỉ giúp làm giảm đau, dịu niêm mạc đại tràng mà còn hỗ trợ tích cực cho quá trình chữa lành tổn thương ngay tại cơ quan này.
2. Thăm khám và điều trị y tế
Trong nhiều trường hợp, tình trạng đau ruột già là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng hơn thì các mẹo tự nhiên sẽ không thể đáp ứng. Người bệnh cần chú ý thăm khám và điều trị y tế để có thể kiểm soát được vấn đề, tránh những biến chứng nguy hiểm
Cần thăm khám ngay khi gặp các trường hợp sau:
- Tình trạng đau bụng kích hoạt thường xuyên ở mức dữ dội.
- Rối loạn đại tiện diễn ra liên tục hơn 3 ngày không có xu hướng giảm.
- Xuất hiện dấu hiệu chảy máu đại tràng.
- Có các triệu chứng toàn thân đi kèm: Sốt, người mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt…
Để có thể đưa ra được phác đồ điều trị thích hợp, bác sĩ cần thăm khám kỹ càng để chẩn đoán chính xác nguyên nhân và bệnh lý liên quan. Với từng bệnh lý cùng mức độ nặng nhẹ của bệnh mà sẽ có cách can thiệp phù hợp.
Đối với các bệnh viêm đại tràng, bệnh Corhn hay xuất huyết đại tràng thể nhẹ thì có thể điều trị bảo tồn bằng thuốc. Tuy nhiên, với các tình trạng như polyp hay ung thư đại tràng thì thường sẽ phải phẫu thuật. Ngoài ra, trong điều trị ung thư, hóa trị và xạ trị cũng có thể sẽ được chỉ định.
Điều quan trọng nhất là người bệnh cần nghiêm túc tuân thủ phác đồ mà bác sĩ đưa ra. Chăm sóc tốt cả trước và sau điều trị để kiểm soát tốt bệnh và ngăn ngừa nguy cơ tái diễn.
3. Chăm sóc và dự phòng
Các biện pháp chăm sóc không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị mà còn giúp ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái diễn. Cần chú ý đến các vấn đề như sau:
- Điều chỉnh chế độ ăn uống, bổ sung các thực phẩm lỏng mềm, tránh thực phẩm chua cay, đồ chế biến sẵn, rượu bia, nước ngọt. Đồng thời, chia nhỏ bữa ăn và giảm bớt lượng thức ăn trong mỗi bữa để tránh gây áp lực cho đường ruột đang bị tổn thương.
- Tuyệt đối không hút thuốc lá và cùng với đó là người bệnh cần tránh hít phải khói thuốc thụ động.
- Bổ sung đủ cho cơ thể từ 2 – 3 lít nước mỗi ngày nhằm giúp kích thích nhu động ruột, hỗ trợ bài thiết các độc tố ứ đọng trong lòng ruột. Ngoài uống nước ấm thì người bệnh có thể uống thêm các loại nước ép từ rau củ và trái cây tươi nhằm giúp cơ thể tăng cường để kháng và miễn dịch.
- Thường xuyên dành thời gian mỗi ngày 30 phút cho việc tập thể dục nhẹ nhàng để kích thích nhu động ruộng và tăng cường sức khỏe tổng thể.
Đau ruột già là hiện tượng thường gặp liên quan trực tiếp đến các vấn đề bệnh lý kích hoạt ngay tại cơ quan này. Chính vì thế mà bạn cần hết sức cẩn trọng, sớm thăm khám và điều trị theo phác đồ từ bác sĩ để có thể kiểm soát tình hình tốt nhất.
Nếu bạn đang gặp phải các vấn đề về bệnh đại tràng, có thể liên hệ đến Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc để được chuyên gia tư vấn liệu trình điều trị thích hợp.
Có thể bạn quan tâm
- 10+ cách làm giảm đau đại tràng tại nhà – Hiệu quả nhanh
- Bị viêm đại tràng nên ăn quả gì tốt, mau hết bệnh?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!