Viêm phế quản có thể trở thành bệnh viêm phổi nếu không điều trị?

Viêm phế quản là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp vô cùng phổ biến, có khoảng 6% trẻ em và 5% người lớn mắc phải mỗi năm. Viêm phế quản nếu như không được điều trị sớm, bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm lên đường thở, trong đó có viêm phổi.

viêm phế quản gây viêm phổi
Viêm phế quản có thể gây viêm phổi nếu như không điều trị sớm.

Viêm phế quản là gì?

Viêm phế quản là tình trạng niêm mạc ống phế quản (ống dẫn không khí đi đến phổi) bị nhiễm trùng, sưng, viêm. Các triệu chứng ban đầu của viêm phế quản tương tự như cúm, bao gồm:

  • Sổ mũi
  • Viêm họng
  • Hắt xì
  • Thở khò khè
  • Sốt 37,7 ° C đến 38 ° C
  • Mệt trong người
  • Đau lưng và đau cơ.

Ho khan xuất hiện một vài ngày sau đó. Người bệnh ho có đờm, chất nhầy có màu vàng hoặc xanh lá cây. Viêm phế quản do vi khuẩn dễ gây viêm phổi hơn so với virus.

Viêm phế quản có hai dạng:

  • Viêm phế quản cấp tính: Đây là tình trạng nhiễm trùng ngắn hạn, thường kéo dài trong khoảng 3 tuần.
  • Viêm phế quản mạn tính: Triệu chứng bệnh có thể kéo dài đến vài tháng, thậm chí là nhiều năm do tái phát hoặc điều trị không dứt điểm.

90% nguyên nhân là do nhiễm virus có trong không khí khi tiếp xúc trực tiếp với người bệnh. Một số trường hợp bị viêm phế quản cấp tính do nhiễm vi khuẩn (Bordetella pertussis, Mycoplasma pneumoniae) hoặc do ô nhiễm môi trường ít gặp hơn.

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản gồm:

  • Đặc thù công việc: Làm việc trong môi trường nhiều khói, bụi dễ kích thích phế quản tiết nhiều dịch đờm.
  • Tuổi tác: Trẻ em, người cao tuổi là đối tượng có nguy cơ bị viêm phế quản cao hơn nhóm đối tượng khác.
  • Trào ngược dạ dày: Chất dịch trào ngược mang theo axit, pepsin từ dạ dày có thể gây kích ứng cổ họng, tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản.
  • Cảm lạnh: Hệ miễn dịch bị suy giảm sau đợt cảm lạnh có thể làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng phế quản.

Viêm phế quản có thể trở thành bệnh viêm phổi nếu không điều trị?

Nếu viêm phế quản do virus hoặc vi khuẩn không được điều trị, vi trùng có thể xâm nhập vào phổi, gây nhiễm trùng túi khí trong phổi, hình thành bệnh viêm phổi.

biến chứng viêm phế quản
Viêm phế quản có thể trở thành bệnh viêm phổi nếu không điều trị.

Tuy nhiên, các triệu chứng của viêm phổi và viêm phế quản khá tương đồng nên việc xác định khi nào bệnh viêm phế quản chuyển thành viêm phổi còn gặp nhiều khó khăn.

Thông thường, người bị viêm phổi sẽ xuất hiện các triệu chứng như:

  • Khó thở
  • Cảm giác rằng ngực của bạn đang bị chèn ép, đè nén dữ dội
  • Ho ra nhiều máu
  • Móng tay hoặc môi màu xanh

Để chắc chắn hơn, bạn nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán chính xác.

Tìm hiểu thêm: Bệnh viêm phế quản phổi – Triệu chứng và cách điều trị

Ai có nguy cơ bị biến chứng viêm phổi?

Bất cứ ai cũng có nguy cơ bị viêm phổi sau khi bị viêm phế quản, tuy nhiên những đối tượng có hệ thống miễn dịch yếu có nguy cơ mắc phải biến chứng viêm phổi cao hơn, cụ thể:

  • Trẻ dưới 2 tuổi hoặc người lớn trên 65 tuổi
  • Người bị đột quỵ
  • Đối tượng bị hen suyễn, tiểu đường, suy tim, xơ nang hoặc mắc một số bệnh mạn tính khác.
  • Người dùng thuốc ức chế hệ miễn dịch
  • Người đang điều trị ung thư
  • Người thường xuyên hút thuốc
  • Người uống rượu, bia quá mức.

Khi nào cần thăm khám bác sĩ?

Nếu nhận thấy mình đang có biểu hiện của viêm phổi, bạn nên đến cơ sở y tế để được thăm khám sức khỏe ngay lập tức. Giống như hầu hết các bệnh, điều trị bệnh sớm sẽ thuận lợi và dễ dàng hơn.

Viêm phổi nếu không được điều trị có thể phát triển nhanh chóng. Do đó, kể cả khi triệu chứng còn tương đối nhẹ hoặc thậm chí bạn chỉ đang bị viêm phế quản thì việc đi thăm khám và kiểm tra cũng thực sự cần thiết.

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh là gì mà bác sĩ sẽ chỉ định thuốc kháng sinh, kháng nấm, kháng virus phù hợp. Bạn cũng có thể được kê thuốc giảm đau để làm giảm bớt cảm giác đau đớn.

Nhiều trường hợp viêm phổi có thể được điều trị tại nhà bằng thuốc uống. Nhưng nếu các triệu chứng của bạn nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị nhập viện.

Cách phòng ngừa biến chứng viêm phổi của bệnh viêm phế quản

Cách tốt nhất để tránh biến chứng viêm phổi đó là nhận biết và điều trị sớm bệnh viêm phế quản. Các chuyên gia sẽ tiến hành kê cho bạn một số loại kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh hoặc thuốc kháng virus nếu tác nhân gây viêm phế quản là virus.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bạn vẫn có thể bị viêm phổi kể cả khi đã dùng kháng sinh trị bệnh viêm phế quản. Điều này vẫn có thể xảy ra bởi vi khuẩn có rất nhiều chủng loại và mỗi loại kháng sinh chỉ tiêu diệt được một số loại nhất định.

Viêm phế quản do vi khuẩn có thể dẫn đến viêm phổi nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Điều trị sớm viêm phế quản là cách tốt nhất để ngăn ngừa viêm phổi. Trong trường hợp xuất hiện biểu hiện như sốt, ho ra mủ hoặc máu, khó thở, bạn nên nhanh chóng đến cơ sở y tế để thăm khám để chẩn đoán chính xác vấn đề bạn đang mắc phải là viêm phổi hay viêm phế quản, căn cứ vào đó chuyên gia sẽ xác định biện pháp điều trị phù hợp.

ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán và phương pháp điều trị y khoa.

Có thể bạn quan tâm

Viêm phế quản ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Viêm phế quản ở trẻ em là bệnh lý đường hô hấp khá phổ biến ở lứa tuổi từ 6...

Viêm tiểu phế quản ở trẻ: Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Viêm tiểu phế quản là căn bệnh viêm đường hô hấp cấp dễ mắc nhất ở trẻ em, đặc biệt...

Gợi ý mẹo chữa viêm phế quản bằng gừng tươi tại nhà

Viêm phế quản là tình trạng niêm mạc đường hô hấp bị sưng, viêm gây nên các triệu chứng: ho...

10 lời khuyên giúp bạn kiểm soát bệnh viêm phế quản mạn tính

Viêm phế quản mạn tính xảy ra khi các ống phế quản (đường dẫn ở phổi) bị kích thích và...

14 Bác sĩ chữa viêm phế quản giỏi, uy tín ở Hà Nội và TPHCM

Viêm phế quản là một trong những bệnh lý về đường hô hấp, là tình trạng viêm vùng niêm mạc...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *