Cách chữa viêm phế quản bằng mật ong tự nhiên ít người biết đến

Viêm phế quản là tình trạng niêm mạc đường thở bị sưng viêm, làm xuất hiện triệu chứng ho, sốt nhẹ, khò khè và khó thở. Bệnh thường tự khỏi hoặc khỏi nhờ điều trị. Các phương pháp chữa viêm phế quản được sử dụng phổ biến hiện nay là dùng thuốc không kê đơn hoặc mẹo tự nhiên để làm giảm các ho, sưng viêm & tan đờm. Cách chữa viêm phế quản bằng mật ong là một trong những biện pháp trị bệnh dân gian được áp dụng phổ biến và được đánh giá cao.

Công dụng của mật ong đối với bệnh viêm phế quản

Viêm phế quản là thuật ngữ chỉ tình trạng nhiễm trùng, viêm, sưng phế quản – ống có nhiệm vụ mang oxi từ mũi đến phổi. Lúc này, niêm mạc của phế quản tiết ra lượng lớn chất nhầy dư thừa, gây nên các triệu chứng:

  • Đờm
  • Ho nhẹ hoặc dai dẳng
  • Thở khò khè, khó thở
  • Mỏi cơ, người mệt mỏi
Chữa viêm phế quản bằng mật ong
Chữa viêm phế quản bằng mật ong là một trong những mẹo dân gian được áp dụng phổ biến và được đánh giá cao.

Viêm phế quản nhìn chung không quá nghiêm trọng, có thể điều trị bằng các loại thuốc không kê đơn, tuy nhiên, cần thận trọng để tránh gặp phải những tác dụng phụ. Ngoài ra, bạn có thể khắc phục bệnh viêm phế quản tại nhà bằng các mẹo tự nhiên như dùng mật ong.

Theo nhiều nghiên cứu, mật ong có chứa hàm lượng lớn chất kháng khuẩn, kháng virus, ức chế hoạt động của vi khuẩn gây bệnh. Dùng mật ong thường xuyên có thể giúp làm dịu cổ họng, giảm ho.

Nhiều người (đặc biệt là trẻ em) cho biết họ ngủ ngon và ít ho hơn sau khi dùng mật ong trị bệnh hơn là một số loại thuốc trị ho thông thường. Tuy nhiên, không dùng mật ong cho đối tượng dưới 1 tuổi để tránh bị ngộ độc.

Mặc dù chứa ít hàm lượng vitamin và khoáng chất nhưng mật ong lại đặc biệt giàu đường (fructose và glucose), protein. Uống một muỗng mật ong có thể bổ sung năng lượng ngay lập tức – điều này đặc biệt hữu ích trong việc ngăn ngừa mệt mỏi do viêm phế quản.

Mật ong có thể được đùng độc vị hoặc phối hợp với những nguyên liệu khác để gia tăng dược tính trị bệnh.

Tham khảo thêm: 10 lời khuyên giúp bạn kiểm soát bệnh viêm phế quản mạn tính

Hướng dẫn cách chữa viêm phế quản bằng mật ong

Bạn có thể tham khảo một số cách chữa viêm phế quản bằng mật ong sau đây:

Mật ong – giấm táo

Thành phần axit axetic và men vi sinh có trong giấm táo có khả năng cân bằng nồng độ PH trong cơ thể, nhờ vậy cải thiện tình trạng sưng viêm. Kali trong giấm táo giúp làm loãng chất nhầy, giảm cảm giác khó chịu.

Mật ong hoạt động như một chất khử tự nhiên để làm dịu cơn ho do viêm phế quản. Hơn nữa, đặc tính kháng vi-rút, kháng khuẩn và chống viêm của mật ong giúp giảm sưng các ống phế quản.

Mẹo kết hợp mật ong và giấm táo có thể chỉ định cho những đối tượng viêm phế quản nặng, bệnh kéo dài dai dẳng.

mật ong trị viêm phế quản
Mật ong – giấm táo có thể dùng cho những đối tượng viêm phế quản nặng, bệnh dai dẳng.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 1 cốc giấm táo
  • 1 muỗng canh mật ong
  • 2 cốc nước lọc

Cách thực hiện hiệu quả:

  • Trộn mật ong, giấm táo và nước lọc lại với nhau, khuấy đều.
  • Uống hỗn hợp này 1 lần mỗi ngày cho đến khi triệu chứng viêm phế quản được cải thiện.

Mật ong – chanh

Sự phối hợp mật ong và chanh giúp làm giảm ho, làm dịu cổ họng khi bị viêm phế quản. Ngoài ra, bộ đôi này cũng có thể loại bỏ cảm giác vướng víu do đờm. Tuy nhiên, cách làm này chỉ an toàn và hiệu quả cho đối tượng trẻ em trên 1 tuổi.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 1 muống mật ong
  • 1 muỗng chanh

Cách thực hiện hiệu quả:

  • Trộn nguyên liệu trên rồi uống.
  • Thực hiện 2 lần mỗi ngày (sáng và tối) để khắc phục triệu chứng của bệnh viêm phế quản.

Bệnh nhân có thể pha một vài thìa mật ong và chanh (tỉ lệ 1:2) với một ít nước ấm, uống vào mỗi buổi sáng và tối để giảm đờm và ho.

Mật ong – tỏi

Trong thành phần của tỏi băm nhỏ có chứa hàm lượng lớn Allicin – chất kháng sinh tự nhiên, có khả năng giảm viêm, tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh và vitamin (A, B, C ), khoáng chất (sắt, kali, thiếc, gecmani, selen, canxi, nhôm) hô trợ tăng cường miễn dịch, giúp cơ thể chống chọi với bệnh tật.

Cả mật ong và tỏi đều có tính chất kháng viêm, kháng khuẩn tốt nên có thể khắc phục được triệu chứng khó chịu của bệnh viêm phế quản.

cách dùng mật ong trị bệnh viêm phế quản
Cả mật ong và tỏi đều có tính chất kháng viêm, kháng khuẩn tốt nên được ứng dụng trị bệnh viêm phế quả.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 2 muỗng canh tỏi băm nhỏ
  • 2 muống canh mật ong

Cách thực hiện hiệu quả:

  • Cho mật ong và tỏi vào trong một bát nhỏ, trộn đều.
  • Ngày dùng 2 lần, mỗi lần dùng một muỗng cho đến khi bệnh có dấu hiệu thuyên giảm và biến mất.

Tham khảo thêm: Bài thuốc chữa viêm phế quản bằng rau diếp cá theo ông bà xưa

Mật ong – Quế – Gừng – Đinh hương

Cùng với mật ong, gừng, quế, đinh hương có chứa nhiều hợp chất có tính kháng khuẩn, kháng virus, giảm đau, chống viêm, tiêu độc tự nhiên nên có khả năng loại bỏ chất nhầy trong ống phế quản để hạn chế tình trạng tắc nghẽn.

cách dùng mật ong trị viêm phế quản
Gừng, quế, đinh hương, mật ong tốt cho người bị viêm phế quản.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 1 muỗng cà phê gừng đem thái hạt lựu.
  • 3 – 4 thanh Quế (loại bỏ chất nhầy từ ống phế quản).
  • Đinh hương (kháng khuẩn)
  • 1 muỗng cà phê mật ong (làm dịu ho).
  • 2 cốc nước lọc

Cách thực hiện hiệu quả:

  • Đun sôi 2 cốc nước lọc, sau đó cho gừng băm, quế, đinh hương vào, đun sôi trong vòng 5 phút thì tắt bếp.
  • Dùng lưới lọc lọc nước trên.
  • Thêm mật ong để tạo vị ngọt.
  • Dùng đều đặn 3 lần mỗi ngày để giảm nhanh cơn ho dai dẳng và khó chịu do bệnh viêm phế quản.

Tham khảo thêm: Viêm tiểu phế quản bội nhiễm nguy hiểm không? Cách điều trị

Thận trọng khi dùng mật ong chữa bệnh viêm phế quản

Trong quá trình điều trị bệnh viêm phế quản bằng mật ong, người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau đây:

  • Mật ong an toàn, lành tính nên cách chữa viêm phế quản bằng mật ong hầu như phù hợp với tất cả mọi người. Tuy nhiên, cũng có một số ít trường hợp dị ứng với mật ong hoặc một số thành phần trong bài thuốc phối hợp, làm xuất hiện các biểu hiện như: nổi ban đỏ, mẩn ngứa… Nếu thuộc nhóm đối tượng trên, bạn hãy ngưng dùng mật ong và tìm kiếm giải pháp khác phù hợp hơn.
  • Áp dụng thường xuyên và đều đặn để bài thuốc phát huy tác dụng trị bệnh.
  • Tránh xa các chất kích thích cho phổi như khói, bụi bẩn, khu vực không khí bị ô nhiễm. Thường xuyên đeo khẩu trang để bảo vệ đường thở.
  • Không khí ẩm và ấm có thể làm giảm lượng chất nhầy vướng víu nơi cổ họng. Do đó, bạn nên dùng máy hóa hơi để loại bỏ bớt chất nhầy và giảm ho.
  • Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên để tăng cường hệ miễn dịch, chống lại tác nhân gây bệnh.
  • Bổ sung vitamin C (đường uống hoặc thức ăn) để tăng cường hệ miễn dịch, chống lại nhiễm trùng đường hô hấp. Tham khảo chuyên gia y tế để biết liều lượng phù hợp.

Bài viết vừa giới thiệu một số cách trị viêm phế quản bằng mật ong. Các mẹo dân gian nhìn chung an toàn, lành tính, có thể dùng lâu dài mà không lo tác dụng phụ như phương pháp điều trị khác. Thực hiện thường xuyên và đều đặn để thấy được hiệu quả điều trị.

Tổng hợp mẹo chữa viêm phế quản bằng bài thuốc dân gian

7 mẹo chữa viêm phế quản bằng bài thuốc dân gian

Với những phiền toái mà bệnh viêm phế quản gây ra như cảm giác khó chịu, ho, tức ngực... khiến...

Chăm sóc trẻ bị viêm tiểu phế quản như thế nào cho đúng cách?

Chăm sóc trẻ bị viêm tiểu phế quản – Ba mẹ cần biết

Chăm sóc trẻ bị viêm tiểu phế quản đúng cách sẽ giúp bệnh mau được chữa lành, đồng thời tránh...

Hướng dẫn tự tập yoga chữa viêm phế quản tại nhà

Hướng dẫn tự tập yoga chữa viêm phế quản tại nhà

Sự sống của chúng ta đều phụ thuộc vào hệ hô hấp vì vậy khi có bất kỳ sự rối...

Hen suyễn và viêm phế quản: Khác nhau như thế nào?

Hen suyễn và viêm phế quản có triệu chứng tương tự nhau nhưng lại xuất phát từ nguyên nhân khác...

Các triệu chứng viêm phế quản kéo dài trong bao lâu?

Các triệu chứng viêm phế quản kéo dài trong bao lâu?

Viêm phế quản gây hiện tượng tăng sinh dịch nhầy, kích thích sưng viêm và gây cản trở đến hệ...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *