Viêm phế quản dị ứng: Bạn đã biết gì về căn bệnh này?

Viêm phế quản dị ứng cũng là một dạng của bệnh viêm phế quản, xảy ra khi có các yếu tố dị ứng nào đó xâm nhập vào cơ thể gây viêm đường dẫn khí. Nếu không được chữa trị sớm, nó có thể tiến triển thành bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và gây ra các vấn đề nghiêm trọng khác về sức khỏe.

Viêm phế quản dị ứng và những điều cần biết
Viêm phế quản dị ứng và những điều cần biết

I/ Thông tin về bệnh viêm phế quản dị ứng

Viêm phế quản dị ứng là gì?

Là một dạng của viêm phế quản, viêm phế quản dị ứng xảy ra khi cơ thể phản ứng quá mức với các tác nhân gây kích ứng dẫn đến viêm. Vì các triệu chứng bệnh thường diễn tiến trong thời gian dài và có thể tái phát nhiều lần kể cả khi đã được chữa khỏi, do đó nó còn có thể được gọi với cái tên khác là viêm phế quản mãn tính. Bệnh có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào và vào bất cứ thời điểm nào trong năm, nhất là những thời điểm giao mùa khi thời tiết thay đổi thất thường.

Nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản dị ứng

Khi bị các tác nhân gây dị ứng tác động, cơ thể sẽ có những phản ứng để kháng lại sự xâm nhập đó. Các phản ứng dị ứng này làm giải phóng histamin khiến cho các cơ dọc theo đường dẫn khí (phế quản) bị co lại, gây viêm. Những yếu tố được cho là nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng này bao gồm:

  • Phấn hoa.
  • Lông động vật.
  • Khói bụi.
  • Hút thuốc lá.
  • Tiếp xúc trực tiếp với các hóa chất.

Triệu chứng bệnh viêm phế quản dị ứng

Các triệu chứng thường gặp của bệnh viêm phế quản mãn tính bao gồm:

  • Ho tạo ra chất nhầy.
  • Tức ngực.
  • Thở khò khè.
  • Cơ thể mệt mỏi.

Ngoài ra, tùy thuộc vào mức độ bệnh và cơ địa của mỗi người mà bạn có thể gặp phải nhiều vấn đề khác nữa. Để biết rõ hơn thông tin về vấn đề này, hãy trao đổi với các bác sĩ của bạn.

Ai có nguy cơ cao bị viêm phế quản dị ứng?

Bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người bình thường, nếu thuộc một trong số các trường hợp sau đây:

  • Thường xuyên hút thuốc lá.
  • Người trên 45 tuổi.
  • Những người làm việc trong các môi trường nhiều khói bụi và hóa chất như khai thác than, làm việc trong các xưởng gỗ…
  • Người có cơ địa nhạy cảm.

Biến chứng bệnh viêm phế quản dị ứng

Nếu viêm phế quản dị ứng kéo dài trên 3 tháng nó sẽ chuyển sang mãn tính, đây được xem là một loại bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Ngoài ra, bệnh còn có thể gây ra những biến chứng khác như viêm phổi, nhiễm trùng phổi, nếu bệnh nghiêm trọng chúng có thể gây nhiễm trùng máu. Tình trạng có thể đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân nếu như không được chữa trị kịp thời.

II/ Chẩn đoán và điều trị bệnh viêm phế quản dị ứng

Tìm hiểu về các phương pháp chẩn đoán và chữa trị bệnh viêm phế quản dị ứng
Tìm hiểu về các phương pháp chẩn đoán và chữa trị bệnh viêm phế quản dị ứng

1. Chẩn đoán

Đầu tiên, việc chẩn đoán bệnh viêm phế quản sẽ được tiến hành dựa trên những triệu chứng mà người bệnh đang mắc phải, đồng thời xem xét tiền sử bệnh lý của chính người bệnh để đưa ra các khẳng định ban đầu. Sau đó, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các phương pháp chẩn đoán phù hợp để đưa ra kết luận chính xác nhất về mức độ bệnh mà bạn đang gặp phải. Các biện pháp thường được chỉ định sử dụng bao gồm:

  • Xét nghiệm đờm: Các bác sĩ sẽ kiểm tra chất nhầy được bạn ho ra để xác định xem có bị nhiễm trùng hoặc dị ứng hay không.
  • Chụp X – quang: Thông qua các hình ảnh thu được từ việc chụp X – quang, bác sĩ có thể phát hiện được những điểm bất thường và mức độ nhiễm trùng ở trong phổi của bạn.
  • Đo phế dung: Bạn sẽ được thở vào một túi khí, sau đó các bác sĩ sẽ dùng một thiết bị có tên là phế dung kế để đo lượng không khí mà phổi của bạn chứa được, từ đó nhận biết được những điểm bất thường.

2. Điều trị

Thông thường, bệnh viêm phế quản dị ứng sẽ được điều trị bằng các biện pháp như sau:

♦ Dùng thuốc:

  • Thuốc giãn phế quản: Các loại thuốc này có tác dụng làm giãn các cơ xung quanh đường thở, làm cho người bệnh dễ thở hơn. Có 2 dạng thuốc làm giãn phế quản: Những loại thuốc giãn phế quản hoạt động nhanh, có tác dụng ngắn như ipratropium, levalbuterol, albuterol…. Còn các loại thuốc như salmeterol, tiotropium, formoterol… sẽ có tác dụng kéo dài hơn, nhưng lại cần phải chờ trong khoảng một thời gian khá dài khi đó nó mới phát huy được tác dụng.
  • Các loại thuốc Steroid: Sử dụng các loại thuốc chứa Steroid sẽ làm giảm được tình trạng sưng viêm trong cơ thể của bạn. Thông thường, những loại thuốc này tồn tại dưới dạng hít, bao gồm: budesonide, mometasone, flnomasone… Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng các loại thuốc này kết hợp với các loại thuốc giãn phế quản có tác dụng kéo dài.
  • Uống thuốc làm tan chất nhầy: Các loại thuốc như mucolytics hoặc sử dụng các loại máy phun sương sẽ khiến cho các chất nhầy trong cổ họng được loãng ra, giúp chúng dễ dàng được tống ra ngoài.
  • Thuốc điều chỉnh nồng độ oxy trong máu: Bị viêm phế quản sẽ làm cản trở quá trình lưu thông khí oxy trong phổi. khiến lượng oxy cung cấp cho máu không đủ. Nếu tình trạng này nặng, các bác sĩ sẽ kê toa thuốc để điều chỉnh oxy. Cách này sẽ giúp cho oxy trong máu được giữ ở mức bình thường.
  • Tiêm vắc – xin: Những người bị viêm phế quản thường có nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng phổi rất cao. Do đó tiêm các vắc – xin phòng cúm hoặc một mũi tiêm ngăn ngừa viêm phổi sẽ giúp hạn chế được tình trạng này.

Vì các loại thuốc này có thể gây ra nhiều tác dụng phụ, do đó khi sử dụng, bạn nhất định phải tuân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ về liều lượng và thời gian sử dụng.

♦ Các biện pháp khắc phục tại nhà:

Bên cạnh việc dùng thuốc để điều trị, áp dụng các biện pháp khắc phục tại nhà cũng là cách làm giảm đi sự khó chịu do bệnh gây ra, giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Một vài biện pháp mà bạn có thể áp dụng bao gồm:

  • Dùng các loại máy tạo độ ẩm: Những loại máy này sẽ giúp làm ẩm không khí, làm cho các chất nhầy trong mũi được loãng ra và dễ được thoát ra ngoài.
  • Uống nhiều nước: Cách này cũng có tác dụng làm giảm đi các biểu hiện của bệnh, khiến cho các dịch nhầy được loãng hơn.
  • Súc miệng bằng nước muối: Ho do bị viêm phế quản sẽ làm cho cổ họng của bạn bị đau. Súc miệng bằng nước muối có thể làm sạch cổ họng, giảm được tình trạng viêm nhiễm từ đó khiến bạn cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Viên ngậm ho: Các loại viên ngậm ho cũng sẽ giúp cho cổ họng bớt đau, tình trạng đờm ở vùng cổ cũng sẽ giảm bớt.
  • Điều chỉnh hơi thở: Người bị viêm phế quản thường thở quá nhanh, do đó áp dụng các kỹ thuật thở (thở mím môi) sẽ khắc phục được tình trạng trên, làm chậm hơi thở lại.

III/ Các biện pháp phòng ngừa bệnh viêm phế quản dị ứng

Viêm phế quản dị ứng có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và làm tăng nguy cơ mắc các chứng bệnh khác. Do đó, cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe cho bản thân là áp dụng các phương pháp phòng ngừa bệnh. Một số cách mà bạn có thể áp dụng bao gồm:

  • Cần phải đeo khẩu trang khi ra ngoài hoặc làm việc trong môi trường chứa nhiều bụi bẩn và hóa chất.
  • Tránh tiếp xúc với các chất gây dị ứng như phấn hoa, lông động vật…
  • Sử dụng dung dịch nước muối loãng để rửa mũi và làm sạch cổ họng.
  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ để loại bỏ các bụi bẩn và vi khuẩn gây hại cho cơ thể.
  • Nếu bạn thấy cơ thể xuất hiện bất kỳ triệu chứng dị ứng nào thì hãy thông báo ngay với các bác sĩ để được chữa trị sớm.
  • Tránh xa các loại chất kích thích, đặc biệt là thuốc lá.

ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Tìm hiểu về bệnh giãn phế quản và cách điều trị

Giãn phế quản là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Giãn phế quản là một bệnh lý của đường hô hấp, xảy ra khi các ống phế quản trong phổi...

Mẹo chữa viêm phế quản tại nhà bạn nên biết để áp dụng

Bên cạnh việc dùng thuốc, người bị viêm phế quản cấp tính có thể sử dụng các biện pháp tự...

viêm tiểu phế quản bội nhiễm

Viêm tiểu phế quản bội nhiễm nguy hiểm không? Cách điều trị

So với giai đoạn đầu thì tình trạng viêm tiểu phế quản bội nhiễm thường có diễn tiến phức tạp...

Các triệu chứng viêm phế quản kéo dài trong bao lâu?

Các triệu chứng viêm phế quản kéo dài trong bao lâu?

Viêm phế quản gây hiện tượng tăng sinh dịch nhầy, kích thích sưng viêm và gây cản trở đến hệ...

Viêm phế quản mạn tính và khí phế thũng khác nhau như thế nào?

 Viêm phế quản mạn tính và khí phế thũng là hai căn bệnh khác nhau. Thế nhưng, hầu hết bệnh...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.