Viêm phế quản mạn tính và khí phế thũng khác nhau như thế nào?

 Viêm phế quản mạn tính và khí phế thũng là hai căn bệnh khác nhau. Thế nhưng, hầu hết bệnh nhân đều nhầm lẫn chúng là một. Do đó, người bệnh thường mắc phải sai lầm khi đưa ra phương án điều trị, dẫn đến tình trạng bệnh không khỏi mà ngày càng nặng thêm. Chính vì vậy, việc nhận biết được sự khác nhau giữa hai căn bệnh này sẽ giúp ích rất nhiều trong việc chữa trị sau này.

Viêm phế quản mạn tính và khí phế thũng
Người bệnh thường nhầm lẫn viêm phế quản mạn tính và khí phế thũng là một. Tuy nhiên, hai căn bệnh này hoàn toàn khác nhau.

Viêm phế quản mạn tính và khí phế thũng là một trong những dạng phổ biến của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Có khoảng 90 phần trăm các trường hợp bị viêm tắc nghẽn phổi mãn tính đều có liên quan đến hút thuốc lá. Và một vài nguyên nhân ít phổ biến hơn bao gồm:

  • Yếu tố di truyền
  • Không khí ô nhiễm
  • Bệnh nhân thường xuyên tiếp xúc với khói bụi, khí độc, chất gây dị ứng

Sự khác biệt giữa viêm phế quản mạn tính và khí phế thũng

Cả hai bệnh viêm phế quản mạn tính và khí phế thũng đều ảnh hưởng đến phổi. Do đó, chúng có những dấu hiệu và triệu chứng nhận biết khá giống nhau đó là khó thở. Mặc dù khó thở không phổ biến ở những người bị viêm phế quản nhưng ho kéo dài dai dẳng chính là nguyên nhân gây sưng đường thở dẫn đến tình trạng hít thở trở nên khó khăn.

Ngoài ra, người bệnh bị viêm phế quản mạn tính và khí phế thũng còn có triệu chứng tương tự nhau là cảm thấy cơ thể mệt mỏi và suy yếu. Nguyên nhân là do khả năng bơm và vận chuyển oxy đến các cơ quan khác của phổi trở nên kém, gây cản trở việc lưu thông máu nuôi dưỡng.

Bên cạnh các dấu hiệu giống, người bệnh có thể phân biệt viêm phế quản mạn tính và khí phế thũng thông qua những triệu chứng sau đây:

1. Bệnh viêm phế quản mạn tính

Ngoài triệu chứng khó thở và mệt mỏi, viêm phế quản mạn tính còn có một số triệu chứng đáng chú ý như:

+ Sản xuất quá nhiều dịch nhầy

Viêm phế quản mạn tính có thể làm thay đổi cấu trúc phế quản dẫn đến việc sản xuất chất nhầy nhiều hơn mức bình thường. Thông thường, dịch nhầy được điều tiết với mục đích giúp ngăn cản và loại bỏ khói bụi không cho chúng đi sâu vào bên trong khí quản, phổi.

Tuy nhiên, khi dịch nhầy điều tiết quá nhiều chúng sẽ làm tắc nghẽn đường thở và gây khó thở. Chưa kể đến, dịch nhầy tích tụ quá nhiều vi khuẩn gây bệnh, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp.

+ Ho dai dẳng

Viêm phế quản mạn tính thường kèm theo triệu chứng ho kéo dài. Nguyên nhân là do chất nhầy dư thừa bám trên niêm mạc phổi khiến phổi bị kích thích và ho chính là giải pháp giúp tống khứ chất nhầy ra ngoài.

+ Sốt

Viêm phế quản mạn tính có thể gây sốt. Tuy nhiên, nếu sốt cao trên 38 độ C, bạn nên tiến hành thăm khám sớm.

Phân biệt viêm phế quản mạn tính và khí phế thũng
Triệu chứng viêm phế quản mạn tính và khí phế thũng không giống nhau.

2. Khí phế thũng

Khí phế thũng là một bệnh ở phổi gây ra triệu chứng khó thở. Và nguyên nhân dẫn đến bệnh là do người bệnh hút thuốc lá trong thời gian dài. Thông thường, ở những người bị bệnh khí phế thũng, các túi phổi thường bị tổn thương nghiêm trọng.

Theo thời gian, các túi này sẽ bị suy yếu và vỡ làm giảm diện tích trên bề mặt phổi. Điều này đồng nghĩa với lượng oxy đi vào máu bắt đầu giảm dần, bệnh sẽ ngày càng tồi tệ hơn, ngay cả khi bạn đã từ bỏ thuốc lá.

Ngoài những biểu hiện giống viêm phế quản mạn tính, bạn vẫn có thể gặp phải một số triệu chứng điển hình sau:

  • Lồng ngực hình thùng
  • Hệ miễn dịch có dấu hiệu suy giảm làm tăng nguy cơ viêm phổi cao
  • Da xanh
  • Móng tay và ngón tay cũng có dấu hiệu xanh, dễ nhận thấy nhất là sau khi bạn hoạt động thể chất.
  • Kém tập trung, cho nên rất khó thực hiện các nhiệm vụ, hành động đòi hỏi sự tập trung cao

Đây đều là những triệu chứng khí phế thũng đã chuyển sang giai đoạn nặng. Do đó, nếu thấy bản thân xuất hiện một trong những dấu hiệu trên, bạn nên đến ngay bệnh viện để bác sĩ chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị hợp lý.

Mách bạn: 10 lời khuyên giúp bạn kiểm soát bệnh viêm phế quản mạn tính

Làm thế nào để chẩn đoán viêm phế quản mạn tính và khí phế thũng?

1. Chẩn đoán viêm phế quản mạn tính

Bệnh viêm phế quản mạn tính được chẩn đoán sau khi bệnh nhân trải qua một vài đợt viêm phế quản cấp tính trong thời gian ngắn. Một số xét nghiệm thường được thực hiện để chẩn đoán bệnh như:

+ Xét nghiệm hình ảnh

Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện các thủ thuật như CT scan hoặc chụp X – quang. Các thủ thuật này sẽ giúp họ hiểu rõ hơn những gì đang diễn ra ở trong phổi.

+ Xét nghiệm chức năng phổi

Sử dụng phế dung kế để đo thể tích phổi và tốc độ dòng khí, giúp bác sĩ xác định phế quản có bị viêm hay không?

+ Xét nghiệm khí máu động mạch

Xét nghiệm này giúp chuyên viên y tế đánh giá nồng độ pH, carbon dioxide và oxy trong máu. Điều này giúp bác sĩ chẩn đoán phổi của bạn có đang hoạt động tốt.

2. Chẩn đoán khí phế thũng

Sau khi đánh giá triệu chứng bệnh và để chắc chắn, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân thực hiện một vài kiểm tra sau:

+ Xét nghiệm hình ảnh

Chụp X – quang và CT scan sẽ giúp bác sĩ phát hiện ra nguyên nhân gây nên triệu chứng bệnh.

+ Xét nghiệm Alpha – 1 antitrypsin (AAT)

ATT là một loại protein giúp bảo vệ tính đàn hồi của phổi. Tuy nhiên, trong một số trường hợp thiếu hụt AAT do di truyền hay vì lý do nào đó có thể làm tăng nguy cơ phát triển khí phế thũng.

+ Xét nghiệm khí máu động mạch 

Cũng tương tự như viêm phế quản mạn tính, các xét nghiệm này giúp bác sĩ đo nồng độ oxy, carbon dioxide và pH trong máu. Những số liệu sau xét nghiệm có thể giúp nhân viên y tế biết được phổi của bạn đang hoạt động như thế nào.

Ngoài các xét nghiệm này, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân thực hiện xét nghiệm chức năng phổi. Mục đích của thủ thuật này là giúp đo lượng phổi của bạn có thể giữ bao nhiêu không khí, mức độ không khí chảy vào và ra khỏi phổi, mức độ trống phổi,….

Viêm phế quản mạn tính và khí phế thũng đều liên quan đến tắc nghẽn mãn tính phổi. Tuy nhiên, phương pháp điều trị bệnh không giống nhau. Do đó, nếu thấy bất kỳ triệu chứng nào của hai căn bệnh này xuất hiện, bạn nên đến gặp bác sĩ để thăm khám.

Có thể bạn quan tâm:

Tìm hiểu cách chữa ho có đờm bằng rễ cây dâu

Bài thuốc chữa ho có đờm bằng rễ cây dâu cực đơn giản

Bên cạnh việc uống thuốc tây, chữa ho có đờm bằng rễ cây dâu tằm cũng có thể khắc phục...

Viêm phế quản: Nguyên nhân gây bệnh, dấu hiệu và điều trị

Viêm phế quản là tình trạng niêm mạc của ống phế quản bị viêm. Là một bệnh lý phổ biến,...

Viêm phế quản có thể trở thành bệnh viêm phổi nếu không điều trị?

Viêm phế quản là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp vô cùng phổ biến, có khoảng 6% trẻ em và...

Hen suyễn và viêm phế quản: Khác nhau như thế nào?

Hen suyễn và viêm phế quản có triệu chứng tương tự nhau nhưng lại xuất phát từ nguyên nhân khác...

Lá hẹ có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe con người. Đặc biệt, trong đông y, lá hẹ có thể được dùng để trị chứng ho và bệnh viêm phế quản.

5 Cách dùng lá hẹ chữa viêm phế quản, ho theo ông bà xưa

Viêm phế quản gây ra những đảo lộn trong cuộc sống người bệnh. Từ xưa, lá hẹ đã được dùng...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *