Viêm phế quản và viêm phổi: Cách phân biệt và nhận biết cụ thể

Bệnh viêm phế  quản và viêm phổi  thường bị nhầm lẫn vì chúng gây ra các triệu chứng tương tự nhau. Tình trạng ho kéo dài trong vài tuần hoặc lâu hơn nữa là dấu hiệu chung của cả hai bệnh. Tuy nhiên cũng có những điểm khác biệt mà bạn nên phân biệt rõ. Vì việc phân biệt sẽ giúp việc điều trị bệnh đạt hiệu quả cao hơn.

viêm phế quản và viêm phổi
Chúng ta vẫn hay nhầm lẫn giữa viêm phế quản và viêm phổi

Khái niệm chung về bệnh viêm phế quản và viêm phổi

Viêm phế quản hoặc viêm phổi cả hai đều có ảnh hưởng đến phổi với các triệu chứng tương tự nhau và rất khó để phân biệt. Tuy nhiên, chúng ảnh hưởng đến từng phần khác nhau trong phổi của bạn. Cụ thể:

phân biệt viêm phế quản và viêm phổi
Phân biệt viêm phế quản và viêm phổi để xác định phương pháp điều trị hữu hiệu

Viêm phế quản ảnh hưởng đến các ống phế quản mang không khí đến phổi của bạn.

Viêm phổi ảnh hưởng đến túi khí được gọi là phế nang, nơi oxi đi vào máu của bạn. Tình trạng viêm phổi làm cho các túi khí chứa đầy chất lỏng hoặc mủ.

Thông thường bệnh viêm phế quản có hai dạng:

  • Viêm phế quản cấp tính: căn bệnh nhiễm trùng do virus, đôi khi là vi khuẩn.
  • Viêm phế quản mãn tính: tình trạng viêm lâu dài trong phổi.

Đôi khi viêm phế quản có thể biến chứng thành viêm phổi. Vì vậy, chúng ta nên tìm hiểu kĩ để thấy được sự tương đồng và khác biệt giữa hai căn bệnh này.

Các triệu chứng của bệnh viêm phế quản và viêm phổi

Triệu chứng của bệnh viêm phế quản và viêm phổi rất dễ bị nhầm lẫn, vì thế bạn cần lưu ý:

# Triệu chứng viêm phế quản

Các triệu chứng của viêm phế quản còn phụ thuộc vào việc nó là ở giai đoạn cấp tính hay mạn tính.

Thông thường các triệu chứng của viêm phế quản cấp tính rất giống các triệu chứng của nhiễm trùng đường hô hấp trên. Chẳng hạn như: mệt mỏi, viêm họng, sổ mũi, sốt, ớn lạnh, nhức mỏi, đau đầu nhẹ…

triệu chứng viêm phế quản
Nhận biết các dấu hiệu của bệnh viêm phế quản không hề dễ dàng

Khi bị ho bạn sẽ có thể cảm nhận thấy đờm có màu xanh hoặc vàng.

Các triệu chứng viêm phế quản cấp tính thường chỉ kéo dài trong vài ngày nhưng có trường hợp kéo dài trong vài tuần.

Viêm phế quản mạn tính thì kéo dài ít nhất 3 tháng. Lúc đó bạn sẽ thấy những cơn ho có lúc giảm nhưng lại có lúc tái phát.

Do viêm phế quản mạn tính là một phần của nhóm bệnh phổi tắc nghẽn nên cũng bao gồm các triệu chứng khác tương tự như bệnh hen suyễn, khí phế thũng mạn tính. Đó là: khó thở, hay khò khè, mệt mỏi và khó chịu ở ngực.

# Triệu chứng viêm phổi

Viêm phổi cũng thường đi kèm với ho đôi khi còn tạo ra đờm màu vàng hoặc xanh lá cây. Ngoài ra còn kèm theo các triệu chứng khác như: mệt mỏi, sốt, ớn lạnh, đau ngực, buồn nôn, khó thở, môi tím tái…

Thông thường các triệu chứng bệnh viêm phổi thường nặng hơn so với viêm phế quản. Nếu bạn hay bị sốt cao và ớn lạnh thì khả năng cao là bị viêm phổi.

Nguyên nhân gây viêm phế quản và viêm phổi

Viêm phế  quản cấp tính và viêm phổi đều do nhiễm trùng, còn viêm phế quản mạn tính là do kích thích ở phổi.

# Nguyên nhân gây viêm phế quản

Viêm phế quản cấp tính thường do virus gây ra, chỉ có khoảng 10% là do vi khuẩn. Các tác nhân gây bệnh sẽ xâm nhập vào các ống phế quản của phổi và gây kích ứng. Đôi khi, cảm lạnh hoặc nhiễm trùng đường hô hấp khác dễ biến chứng thành viêm phế quản.

Viêm phế quản mãn tính là do tiếp xúc thường xuyên với những tác nhân gây kích thích phổi. Chẳng hạn như thuốc lá, ô nhiễm môi trường, khói bụi…

# Nguyên nhân gây viêm phổi

Bệnh viêm phổi thường do sự tấn công của virus, vi khuẩn hoặc nấm. Việc hít phải các tác nhân gây hại cũng có thể gây ra viêm phổi. Lúc đó các tác nhân sẽ tấn công vào phế nang trong phổi. Tùy theo từng nguyên nhân viêm phổi mà có các loại viêm phổi tương ứng. Chẳng hạn như:

nguyên nhân viêm phổi
Phần lớn nguyên nhân viêm phổi là do dùng nhiều thuốc lá
  • Viêm phổi do vi khuẩn còn được gọi là vi khuẩn do phế cầu, viêm phổi Streptococcus vi khuẩn.
  • Viêm phổi do virus là do virus gây ra, chẳng hạn như virus cúm
  • Viêm phổi do nấm: chẳng hạn như nấm Pneumocystis jiroveci .

Chẩn đoán viêm phế quản và viêm phổi

Các bác sĩ có thể sử dụng các kĩ thuật tương tự để điều trị bệnh viêm phế quản và viêm phổi. Ban đầu, bác sĩ sẽ hỏi về triệu chứng của người bệnh, từ khi bắt đầu cho đến khi các triệu chứng trở nên nghiêm trọng.

Bác sĩ cũng có thể dùng ống nghe để thấy được sự khác biệt trong hơi thở của bệnh nhân. Bằng kinh nghiệm cũng kiến thức chuyên môn bác sĩ cũng phần nào phân biệt được bệnh nhân bị viêm phế quản hay viêm phổi.

chẩn đoán viêm phế quản và viêm phổi
Cần đưa ra các xét nghiệm và kiểm tra để chẩn đoán viêm phế quản và viêm phổi

Tùy thuộc vào các triệu chứng của bệnh nhân, bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm bổ sung, chẳng hạn như:

  • Phân tích đờm: lấy mẫu đờm của bệnh nhân, đem đi phân tích để tìm ra vi trùng gây bệnh cụ thể.
  • Chụp X-quang ngực: giúp xác định nơi nhiễm trùng trong phổi. Nhờ đó mà chẩn đoán được bệnh nhân đang bị viêm phế quản hay viêm phổi.
  • Xét nghiệm chức năng phổi: bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân thổi một luồng khí vào phế dung kế để đo lượng không khí trong phổi. Từ đó có thể kết luận được mức độ hoạt động của phổi.

Điều trị viêm phế quản và viêm phổi

Phương pháp điều trị cho cả viêm phế quản và viêm phổi đều phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản gây bệnh. Mà cụ thể là do vi khuẩn hay virus.

Viêm phổi do vi khuẩn hay viêm phế quản cấp tính đều được điều trị bằng kháng sinh. Với các trường hợp do virus thì bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc kháng virus. Bên cạnh đó cũng sẽ yêu cầu người bệnh nghỉ ngơi và uống nhiều nước để giúp phục hồi nhanh hơn.

điều trị viêm phế quản và viêm phổi
Việc điều trị viêm phế quản và viêm phổi phải được tiến hành càng sớm càng tốt

Trường hợp viêm phế quản mãn tính, bác sĩ sẽ cho kê thuốc điều trị hô hấp hoặc dùng thuốc steroid hít vào phổi. Nhờ đó mà giảm viêm và làm sạch chất nhầy trong phổi. Với các trường hợp nặng hơn có thể sẽ cung cấp thêm oxi để giúp bệnh nhân thở dễ dàng hơn. Một điều cần nhớ trong suốt quá trình điều trị là phải tránh hút thuốc và tiếp xúc với các chất gây viêm phế quản.

Bạn cũng nên chú ý một số vấn đề để rút ngắn thời gian điều trị như:

  • Tăng cường nghỉ ngơi
  • Uống nhiều nước để làm loãng chất nhầy trong phổi.
  • Uống thuốc chống viêm không kê đơn để giảm sốt và làm dịu những cơn đau trong cơ thể.
  • Hỏi bác sĩ về loại thuốc trị ho không kê đơn nếu bạn cảm thấy ho nhiều vào ban đêm, gây khó ngủ.

Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Nếu cảm thấy mình có các triệu chứng viêm phế quản hay viêm phổi thì hãy nhanh chóng tới gặp bác sĩ. Nếu nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn thì chỉ cần dùng thuốc kháng sinh trong thời gian ngắn là đã có thể điều trị khỏi bệnh.

Bạn cần phải đến gặp bác sĩ ngay nếu có các triệu chứng:

  • Trong đờm có xuất hiện máu
  • Sốt kéo dài hơn một tuần
  • Khó thở
  • Đau ngực

Viêm phế quản và viêm phổi có thể kiểm soát được nếu chúng ta tuân theo những chỉ định do bác sĩ đưa ra. Chính vì vậy khi có biểu hiện ban đầu hãy nhanh chóng tới bệnh viện để được thăm khám và đưa ra các hướng điều trị thật sự phù hợp.

Thuocdantoc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Viêm phế quản ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Viêm phế quản ở trẻ em là bệnh lý đường hô hấp khá phổ biến ở lứa tuổi từ 6...

Trong dân gian có nhiều bài thuốc từ rau diếp cá làm khỏi bệnh viêm phế quản.

Bài thuốc chữa viêm phế quản bằng rau diếp cá theo ông bà xưa

Rau diếp cá có tính năng sát khuẩn, diệt ký sinh trùng,... nên có thể dùng để điều trị bệnh...

Hen suyễn và viêm phế quản: Khác nhau như thế nào?

Hen suyễn và viêm phế quản có triệu chứng tương tự nhau nhưng lại xuất phát từ nguyên nhân khác...

Một số bài thuốc nam có khả năng điều trị bệnh viêm phế quản mãn tính và cấp tính.

5 cách chữa viêm phế quản bằng thuốc nam

Bệnh viêm phế quản thường gây ra những đảo lộn, cảm giác khó chịu trong sinh hoạt đời sống của...

Tìm hiểu về bệnh viêm phế quản khi mang thai và cách điều trị

Viêm phế quản khi mang thai: Biện pháp ngăn ngừa và điều trị

Việc thay đổi các nội tiết tố và hoạt động của hệ miễn dịch trong giai đoạn mang thai sẽ khiến...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.