Dùng vỏ bưởi chữa viêm phế quản – mẹo dân gian ít người biết

Ít ai biết rằng, vỏ bưởi – thành phần tưởng chừng như bỏ đi lại được ứng dụng trong điều trị bệnh viêm phế quản. Cách dùng vỏ bưởi chữa viêm phế quản có thao tác thực hiện đơn giản, an toàn, lành tính, ít gây tác dụng phụ như thuốc tây nên được nhiều người tin dùng.

vỏ bưởi chữa viêm phế quản
Ít ai biết rằng, vỏ bưởi – thành phần tưởng chừng như bỏ đi lại được ứng dụng trong điều trị bệnh viêm phế quản.

Tổng quan về bệnh viêm phế quản

Viêm phế quản là tình trạng niêm mạc phế quản (đoạn dẫn khí từ miệng, mũi đến phổi) bị tổn thương. Bệnh được phân hành hai loại:

  • Viêm phế quản cấp tính: Nhiễm trùng phế quản trong thời gian ngắn, thường khỏi sau một đến vài tuần.
  • Viêm phế quản mạn tính: Nhiễm trùng cấp nếu không điều trị đúng cách sẽ chuyển thành bệnh mãn tính. Bệnh thường dai dẳng, khó điều trị dứt điểm.

Triệu chứng của bệnh viêm phế quản

  • Ho có đờm.
  • Thở khò khè, khó thở
  • Mệt mỏi. uể oải
  • Ớn lạnh

Nguyên nhân gây gây bệnh viêm phế quản gồm:

  • Virus, vi khuẩn tấn công gây bệnh.
  • Nhiễm tạp chất, chất độc từ việc hút thuốc lá.
  • Tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, nhiều bụi bẩn và chất độc hại.
  • Thời tiết lạnh khô.

Bệnh viêm phế quản có thể được chữa trị bằng thuốc tây, thuốc đông hay hay mẹo dân gian kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý.

Tác dụng của vỏ bưởi trong điều trị viêm phế quản

Bưởi là một trong những loại trái cây chứa hàm lượng vitamin và chất oxy hóa vô cùng phong phú. Bên cạnh phần tép bưởi thơm ngon được dùng để tráng miệng, ít ai biết được rằng vỏ bưởi chứa nhiều thành phần có lợi cho sức khỏe:

  • Tinh dầu: Dầu limonene ( D-limonene) có khả năng chống viêm, giảm sưng viêm do tổn thương tế bào. Mặc dù cần nghiên cứu thêm nhưng đây cũng là nguyên liệu hứa hẹn trong việc điều trị ung thư.
  • Chất xơ hòa tan: Vỏ bưởi chứa hàm lượng chất xơ hòa tan pectic giúp giảm cholesterol và điều tiết lượng đường trong máu.
  • Chất chống oxy hóa: Chất chiết xuất từ ​​vỏ bưởi có chứa vitamin C – chất chống oxy hóa nổi tiếng. Ngoài ra, trong vỏ bưởi còn chứa hàm lượng lớn Hesperidin và naringin (hóa chất thực vật nhóm flavonoid) có khả năng làm chậm và ức chế sự lây lan của các khối u trong đường tiêu hóa và phổi.

Theo Đông Y, cỏ bưởi có vị đắng, ơi cay, mùi thơm, có khả năng hóa đờm, tiêu viêm, tiêu phù thủng, tiêu báng tích nên dân gian sử dụng để làm giảm đờm trong bệnh viêm phế quản.

Hướng dẫn cách dùng vỏ bưởi chữa viêm phế quản

Bưởi sau khi ăn nên giữ lại phần vỏ để điều trị bệnh. Cách chữa viêm phế quản bằng vỏ bưởi nhìn chung đơn giản, an toàn, lành tính, có thể dùng lâu dài mà không lo ngại tác dụng phụ như khi điều trị bằng một số thuốc trị ho thông thường.

cách chữa viêm phế quản bằng vỏ bưởi
Hướng dẫn cách dùng vỏ bưởi chữa viêm phế quản.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 10 – 15 gam vỏ bưởi
  • 10 – 15 gam đường phèn (có thể dùng đường kính nhưng hiệu quả mang lại không bằng).

Cách thực hiện hiệu quả:

  • Thái vỏ bưởi thành từng sợi nhỏ.
  • Trộn vỏ bưởi và đường phèn trong bát vừa phải, đem đi chứng cách thủy sao cho đường phèn tay chảy hết, còn vỏ bưởi thì chín mềm thì tắt bếp.
  • Uống phần nước trên 3 – 4 lần mỗi ngày, mỗi lần từ 2  -3 thìa, dùng liên tục trong vòng 4 – 6 ngày, triệu chứng ho sẽ thuyên giảm và biến mất.

Một số lưu ý khi điều trị viêm phế quản bằng vỏ bưởi

Khi dùng vỏ bưởi trị bệnh viêm phế quản, bệnh nhân cần lưu ý một số điều sau để thu được hiệu quả trị bệnh cao nhất:

Trong điều trị:

  • Mặc dù khá hiếm gặp nhưng cũng có trường hợp dị ứng với vỏ bưởi. Người bị dị ứng có thể làm xuất hiện các triệu chứng như: mề đay, sưng môi, sưng lưỡi, khó thở. Không điều trị viêm phế quản bằng vỏ bưởi nếu bạn bị dị ứng với nguyên liệu trên.
  • Nước bưởi và vỏ bưởi có thể tương tác hoặc làm chậm sự chuyển hóa của một số loại thuốc. Do đó, nên giãn cách thời gian sử dụng cho phù hợp.
  • Áp dụng thường xuyên để các dược chất trong bài thuốc có thể phát huy công dụng trị bệnh.
  • Tham khảo ý kiến của chuyên gia nếu bạn có ý định sử dụng thay thế thuốc điều trị.

Trong sinh hoạt hằng ngày:

  • Uống nhiều nước để làm loãng dịch nhầy, giảm cảm giác vướng víu khó chịu.
  • Bổ sung thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng vào trong chế độ ăn hằng ngày, nhất là các loại thực phẩm giàu vitamin C (có trong đồ ăn, viên uống bổ sung, kẹo ngâm, sủi..) để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
  • Sử dụng máy làm ẩm tại nhà và cơ quan để duy trì độ ẩm không khí phù hợp, hỗ trợ làm loãng dịch nhầy bít tắc ống phế quản.
  • Hạn chế tiếp xúc với môi trường nhiều bụi bẩn, ô nhiễm. Cần trang bị khẩu trang, đồ bảo vệ đường hô hấp để bảo vệ cơ thể khỏi bị tá nhân có hại từ môi trường xâm nhập và gây bệnh.

Cách chữa viêm phế quản bằng vỏ bưởi đơn giản, dễ thực hiện và có khả năng cải thiện triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, để đảm bảo, bạn nên tham khảo ý kiến của bá sĩ chuyên khoa trước khi tiếp nhận điều trị.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính tham khảo. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên, tư vấn,… thay cho bác sĩ chuyên khoa hoặc chuyên viên y tế.

Có nên tập thể dục khi bị viêm phế quản không? Bác sĩ giải đáp

Người bị viêm phế quản thường được khuyên nên hạn chế một số hoạt động thể chất tốn kém quá...

Một số bài thuốc nam có khả năng điều trị bệnh viêm phế quản mãn tính và cấp tính.

5 cách chữa viêm phế quản bằng thuốc nam

Bệnh viêm phế quản thường gây ra những đảo lộn, cảm giác khó chịu trong sinh hoạt đời sống của...

viêm tiểu phế quản co thắt

Bệnh viêm tiểu phế quản co thắt – Nguy hiểm, cần trị sớm

Viêm tiểu phế quản co thắt là bệnh đường hô hấp thường gặp ở đối tượng trẻ nhỏ. Nếu không...

Tìm hiểu cách chữa ho có đờm bằng rễ cây dâu

Bài thuốc chữa ho có đờm bằng rễ cây dâu cực đơn giản

Bên cạnh việc uống thuốc tây, chữa ho có đờm bằng rễ cây dâu tằm cũng có thể khắc phục...

Hướng dẫn cách chữa viêm phế quản bằng tỏi đơn giản lại rẻ tiền

Viêm phế quản là bệnh đường hô hấp phổ biến trong cuộc sống hiện đại. Bệnh có thể tự khỏi...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *