Co thắt phế quản: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả nhất

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Tai Mũi HọngGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Các đường thở bị thắt chặt do bệnh co thắt phế quản gây ra sẽ làm cho bạn khó thở, nghẹt thở, thậm chí đe dọa trực tiếp đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời. Các thông tin mà chúng tôi cung cấp dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ được căn bệnh, từ đó đưa ra được các biện pháp chữa trị phù hợp.

Tìm hiểu về bệnh co thắt phế quản và cách điều trị
Tìm hiểu về bệnh co thắt phế quản và cách điều trị

Co thắt phế quản là tình trạng gì?

Co thắt phế quản là sự co thắt một cách đột ngột của các cơ dọc theo đường dẫn khí (phế quản) khiến cho đường thở bị thu hẹp lại, gây khó thở, nghẹt thở. Thông thường, khi chúng ta thở, các luồng không khí sẽ đi qua cổ họng, khí quản, đi vào ống khí quản và đi vào phổi. Nếu như bình thường, các cơ bao quanh ống phế quản rất mỏng và mịn, điều này cho phép không khí lưu thông một cách dễ dàng.

Tuy nhiên, khi mắc phải một vấn đề hô hấp nào đó sẽ làm cho các cơ này bị co lại khiến đường thở bị thu hẹp gây khó thở. Nếu bệnh nặng nó có thể làm tắc đường thở, đe dọa trực tiếp đến tính mạng của chính bản thân.

Triệu chứng bệnh co thắt phế quản

Các triệu chứng của bệnh co thắt phế quản thường diễn ra một cách đột ngột và tức thời. Khi bị tình trạng này, các bạn sẽ cần đến sự chăm sóc khẩn cấp của các nhân viên y tế, tránh nguy hiểm đến tính mạng. Các biểu hiện mà bạn có thể gặp khi bị bệnh bao gồm:

  • Ngực căng cứng.
  • Khó thở.
  • Ho.
  • Thở khò khè.
  • Dịch nhầy tiết ra nhiều.

Các biểu hiện mà chúng tôi liệt kê trên đây chắc chắn là một danh sách không đầy đủ. Tùy vào thể trạng và mức độ bệnh của mỗi người mà bạn có thể mắc phải các vấn đề khác. Nếu muốn biết rõ hơn thông tin về vấn đề này thì tốt nhất hãy gặp trực tiếp các bác sĩ để được tư vấn đầy đủ hơn.

Nguyên nhân gây co thắt phế quản

Co thắt phế quản xảy ra khi ống phế quản bị viêm làm cho chúng không thể hoạt động bình thường mà co lại, ôm chặt các ống phế quản. Một số nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng này mà chúng ta có thể kể đến là:

  • Hen suyễn: Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh co thắt phế quản, xuất hiện khi lớp niêm mạc phế quản bị viêm sưng và các cơ xung quanh bị căng cứng. Trong số các loại hen suyễn thì dạng hen suyễn dị ứng được xem là loại phổ biến nhất. Khi lên cơn hen, các ống phế quản sẽ bị co lại khi bạn hít phải những chất gây phản ứng dị ứng như phấn hoa, lông động vật… Trong trường hợp hen suyễn không phải do những chất kích ứng, nó có thể xuất hiện do ô nhiễm không khí, khói thuốc, các chất kích thích.
  • Bị cảm lạnh thông thường.
  • Bệnh viêm phế quản: Phế quản bị viêm cũng là một trong những yếu tố gây co thắt phế quản.
  • Mắc các chứng bệnh về phổi như khí thế thũng, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.
  • Tác dụng phụ của các thuốc được dùng trong phẫu thuật.
  • Dị ứng theo mùa.

Ai có nguy cơ bị co thắt phế quản?

Bạn sẽ có nguy cơ bị co thắt phế quản cao hơn nếu thuộc một trong các trường hợp như sau:

  • Mắc các vấn đề dị ứng khác như dị ứng thực phẩm, dị ứng thời tiết…
  • Bị chàm.
  • Thường xuyên hút thuốc lá, hoặc người hay hít phải khói thuốc.
  • Người làm những công việc trong môi trường chứa nhiều khói bụi hoặc các hóa chất.
  • Hệ thống miễn dịch bị suy giảm.

Biến chứng của co thắt phế quản

Co thắt phế quản sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe, làm hạn chế khả năng tập thể dục của bạn. Theo thời gian sẽ khiến cho sức khỏe của bạn bị giảm sút.

Nghiêm trọng hơn, phế quản bị co thắt làm cho lượng không khí mà bạn hít vào bị giảm đi. Điều này dẫn đến việc các bộ phận trong cơ thể không được cung cấp đầy đủ oxy để hoạt động, khiến chúng tổn thương. Nếu nặng hơn nữa có thể làm bạn ngưng thở, đe dọa trực tiếp đến tính mạng.

Chẩn đoán và điều trị co thắt phế quản

Nếu được chẩn đoán và chữa trị sớm, bạn có thể tránh được những biến chứng nghiêm trọng do co thắt phế quản gây ra. Đồng thời, tạo điều kiện cho việc điều trị được diễn ra một cách thuận lợi, nhanh mang lại kết quả. Thông thường, bệnh sẽ được chẩn đoán và điều trị như sau:

1. Chẩn đoán

Để chẩn đoán bệnh, trước tiên các bác sĩ sẽ dựa vào các triệu chứng mà bạn đang gặp phải cùng các tiền sử bệnh lý để đưa ra những phán đoán ban đầu. Sau đó, sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện các xét nghiệm để đo mức độ hoạt động của phổi. Một số xét nghiệm thường được áp dụng bao gồm:

  • Đo phế dung: Bạn sẽ được hít vào và thở ra trong một ống dẫn có gắn với phế dung kế. Thông qua thiết bị này, các bác sĩ sẽ xác định được lực của không khí mà bạn hít vào và thở ra.
  • Thử nghiệm các phản ứng khí quản: Phương pháp chẩn đoán này thường được dùng để xác định tình trạng co thắt phế quản do tập thể dục. Các bác sĩ sẽ cho bạn hít một hỗn hợp khí chứa oxy và carbon dioxide. Dựa vào các thiết bị đo lường chuyên dụng mà các bác sĩ sẽ xác định được mức độ ảnh hưởng của hỗn hợp này lên chức năng của phổi, từ đó đưa ra kết luận phổi có hoạt động tốt hay không.
  • Đo độ bão hòa oxy trong máu: Phương pháp chẩn đoán này dùng thiết bị Pulse oximeter để kẹp vào ngón tay của bạn, từ đó có thể đo được lượng oxy trong máu.
  • Xét nghiệm thể tích của phổi: Cách này có thể giúp các bác sĩ xác định được lượng oxy mà bạn có thể chứa được trong phổi, từ đó tìm ra các bất thường.
  • Chẩn đoán bằng hình ảnh: Chụp X – quang hoặc chụp CT sẽ được bác sĩ chỉ định để xác định mức độ bệnh hoặc để phát hiện các vấn đề khác trong phổi của bạn.

Vì ở mỗi phương pháp sẽ có những ưu và nhược điểm riêng. Do đó, để đề phòng gặp phải những rủi ro trong quá trình chẩn đoán, bạn cần phải trao đổi kỹ với bác sĩ về các vấn đề này.

Các phương pháp chẩn đoán và điều trị co thắt phế quản
Các phương pháp chẩn đoán và điều trị co thắt phế quản

2. Điều trị

Các biện pháp điều trị co thắt phế quản đều nhằm vào mục đích khai thông đường thở, giúp cho người bệnh thở dễ dàng trở lại. Thông thường, bệnh sẽ được chỉ định điều trị như sau:

  • Các loại thuốc giãn phế quản có tác dụng ngắn: Những loại thuốc này sẽ làm giảm nhanh chóng tình trạng phế quản bị co thắt. Thuốc sẽ phát huy tác dụng chỉ sau khoảng vài phút sử dụng và sẽ kéo dài khoảng 4 giờ.
  • Thuốc giãn phế quản có tác dụng dài hạn: Tác dụng của những loại thuốc này có thể kéo dài tận 12 tiếng đồng hồ. Tuy nhiên, nhược điểm của nó là cần phải mất một thời gian khá lâu sau khi uống thì nó mới có thể làm giãn phế quản.
  • Dùng các Steroid dạng hít: Đây cũng là một trong những cách có thể làm cho bạn dễ chịu hơn nếu chẳng may bị co thắt phế quản. Những loại thuốc này có thể làm giảm sưng viêm trong đường thở và bạn có thể dùng chúng để kiểm soát lâu dài các triệu chứng bệnh. Nhưng thuốc này cũng có nhược điểm là phải mất khá nhiều thời gian thì chúng mới có tác dụng.
  • Steroid dạng uống hoặc dùng để tiêm tĩnh mạch: Trong trường hợp phế quản bị co thắt nặng, cảm giác khó thở tăng lên hoặc gây ngạt thở, bạn sẽ được chỉ định dùng các loại thuốc steroid dạng uống hoặc tiêm tĩnh mạch.

Sử dụng bất cứ loại thuốc tây nào cũng đều tiềm ẩn nguy cơ gặp phải các tác dụng phụ nếu như không sử dụng đúng cách. Do đó, khi sử dụng các loại thuốc trên để chữa co thắt phế quản bạn cần phải tuân thủ nghiêm ngặt theo sự chỉ dẫn của bác sĩ về liều lượng và thời gian sử dụng, tránh gặp những vấn đề không mong muốn.

Các biện pháp phòng tránh co thắt phế quản

Co thắt phế quản sẽ gây những ảnh hưởng xấu cho sức khỏe. Chưa kể đến việc nó có thể làm nghẹt đường thở gây nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe cho bản thân chính là áp dụng các biện pháp phòng tránh. Cụ thể:

  • Hãy khởi động nhẹ nhàng cơ thể trước và sau khi thực hiện các bài tập thể dục.
  • Nếu cơ địa của bạn nhạy cảm, thường hay bị dị ứng thì đừng nên tập thể dục ở những nơi chứa nhiều dị nguyên gây kích ứng như phấn hoa, lông động vật.
  • Uống nhiều nước để làm loãng các chất nhầy trong mũi hoặc vùng cổ họng.
  • Vào những ngày thời tiết lạnh giá, hãy chú ý giữ ấm cho cơ thể khi đi ra ngoài.
  • Hạn chế hoặc bỏ hoàn toàn thuốc lá và các chất kích thích có hại khác.
  • Với những trường hợp bị mắc các vấn đề về phổi, hệ thống miễn dịch hoặc những người có độ tuổi trên 65 thì nên đi tiêm các vắc – xin để ngăn ngừa phế cầu khuẩn và cúm.

Có thể bạn quan tâm:

ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Viêm phế quản mạn tính và khí phế thũng khác nhau như thế nào?

 Viêm phế quản mạn tính và khí phế thũng là hai căn bệnh khác nhau. Thế nhưng, hầu hết bệnh...

Bỏ túi cách chữa viêm phế quản bằng lá trầu không

Chữa viêm phế quản bằng lá trầu không là phương pháp dân gian được nhiều người bệnh tin tưởng và...

Trong dân gian có nhiều bài thuốc từ rau diếp cá làm khỏi bệnh viêm phế quản.

Bài thuốc chữa viêm phế quản bằng rau diếp cá theo ông bà xưa

Rau diếp cá có tính năng sát khuẩn, diệt ký sinh trùng,... nên có thể dùng để điều trị bệnh...

Hen suyễn và viêm phế quản: Khác nhau như thế nào?

Hen suyễn và viêm phế quản có triệu chứng tương tự nhau nhưng lại xuất phát từ nguyên nhân khác...

Một số bài thuốc nam có khả năng điều trị bệnh viêm phế quản mãn tính và cấp tính.

5 cách chữa viêm phế quản bằng thuốc nam

Bệnh viêm phế quản thường gây ra những đảo lộn, cảm giác khó chịu trong sinh hoạt đời sống của...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *