7 mẹo chữa viêm phế quản bằng bài thuốc dân gian

Với những phiền toái mà bệnh viêm phế quản gây ra như cảm giác khó chịu, ho, tức ngực… khiến người bệnh muốn nhanh chóng tìm cách đẩy lùi bệnh. Bên cạnh việc lựa chọn những phương pháp y học hiện đại người bị viêm phế quản có thể áp dụng thêm những mẹo chữa bệnh bằng bài thuốc dân gian. 

Tổng hợp mẹo chữa viêm phế quản bằng bài thuốc dân gian
Tổng hợp mẹo chữa viêm phế quản bằng bài thuốc dân gian

Tổng quan về bệnh viêm phế quản

1. Viêm phế quản là bệnh gì?

Viêm phế quản là một bệnh về đường hô hấp do vi khuẩn, virus và các chất kích thích như khói bụi, các hạt có trong có không khí làm nặng các ống phế quản. Các ống phế quản này có nhiệm vụ dẫn truyền không khí đến phổi.

Trên thực tế có đến 95% các trường hợp viêm phế quản cấp tính xảy ra là do virus và hầu hết các trường hợp viêm phế quản mãn tính là do các yếu tố môi trường như khói bụi, thuốc lá, ô nhiễm…

Viêm phế quản là một bệnh về đường hô hấp do vi khuẩn, virus và các chất kích thích gây ra
Viêm phế quản là một bệnh về đường hô hấp do vi khuẩn, virus và các chất kích thích gây ra

2. Nguyên nhân gây viêm phế quản

Suy giảm khả năng miễn dịch: cảm lạnh có thể làm hệ thống miễn dịch bị suy yếu khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập gây nên bệnh viêm phế quản cấp tính.

Tiếp xúc với các chất kích thích: những người thường xuyên tiếp xúc với những chất kích thích như hóa chất, khói bụi… có khả năng dễ mắc bệnh viêm phế quản hơn những người bình thường.

Những người mắc bệnh trào ngược dạ dày thường xuyên có cảm giác ợ nóng, gây kích thích cổ họng nên rất dễ phát triển bệnh viêm phế quản.

Người thường xuyên hút thuốc hay sống trong môi trường có nhiều khói thuốc trong thời gian dài khiến nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản cao hơn.

3. Dấu hiệu của bệnh viêm phế quản

Những người mắc phải bệnh viêm phế quản thường có những dấu hiệu sau đây:

  • Khò khè.
  • Ho thường xuyên.
  • Sốt thấp, cơ thể ớn lạnh.
  • Thắt ngực.
  • Viêm họng.
  • Nhức mỏi cơ thể.
  • Khó thở.
  • Đau đầu.
  • Nghẹt mũi và xoang.

Những triệu chứng này sẽ giúp người bệnh dễ dành nhận biết được sớm tình trạng bệnh viêm phế quản để chữa trị kịp thời.

Có thể bạn quan tâm: 10 lời khuyên giúp bạn kiểm soát bệnh viêm phế quản mạn tính

7 mẹo chữa viêm phế quản bằng bài thuốc dân gian hiệu quả

1. Sử dụng gừng

Nhờ đặc tính chống viêm và chống nhiễm trùng mà gừng được sử dụng rộng rãi trong dân gian để chữa trị bệnh viêm phế quản, chống nhiễm trùng đường hô hấp.

Các bài thuốc dân gian chữa viêm phế quản từ gừng như sau:

  • Bài thuốc 1: đem củ gừng tươi đi rửa sạch, sau đó cắt thành từng lát mỏng để ngậm có thể chữa được viêm phế quản.
  • Bài thuốc 2: dùng gừng tươi đem đi cắt lát mỏng và thái nhỏ sau đó đem đi pha trà cùng với quế và đinh hương để uống trong vài ngày.
  • Bài thuốc 3: dùng 1 muỗng bột gừng và hạt tiêu đen vào một cốc nước nóng. Để nước nguội trong vài phút rồi cho thêm mật ong vào để uống mỗi ngày hai lần.
  • Bài thuốc 4: pha hỗn hợp gồm bột gừng, đinh hương, hạt tiêu đen với nước nóng để uống. Có thể cho thêm sữa hoặc mật ong vào để tăng thêm mùi vị. Mỗi ngày nên uống ba lần.
  • Bài thuốc 3: cho thêm gừng vao thức ăn để tăng thêm mùi vị và giúp chữa trị bệnh viêm phế quản.

Bạn nên sử dụng gừng tự nhiên để đảm bảo an toàn và nên lưu ý những trường hợp bị viêm phế quản sau đây không được sử dụng gừng:

  • Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú.
  • Người bị bệnh tiểu đường.
  • Người mắc các vấn đề về tim mạch.
  • Người bị rối loạn máu.
Gừng có đặc tính chống viêm và chống nhiễm trùng
Gừng có đặc tính chống viêm và chống nhiễm trùng

2. Sử dụng tỏi

Tỏi đã được nghiên cứu và chứng minh rằng nó có tác dụng ức chế sự phát triển của virus gây bệnh viêm phế quản truyền nhiễm. Dân gian thường dùng bài thuốc này như sau:

Các bài thuốc từ tỏi:

  • Dùng 3 tép tỏi đem đi bóc bỏ vỏ rồi đun lên với nữa để nấu thành sữa tỏi. Sữa tỏi nên uống vào mỗi đêm trước khi đi ngủ sẽ mang lại hiệu quả cho người bệnh.

Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng tỏi bạn nên cẩn trọng nếu như mình đang bị rối loạn chảy máu. Chỉ nên uống với số lượng nhỏ để không bị ảnh hửng đến dạ dày.

Tỏi tác dụng ức chế sự phát triển của virus gây bệnh viêm phế quản truyền nhiễm.
Tỏi tác dụng ức chế sự phát triển của virus gây bệnh viêm phế quản truyền nhiễm

3. Sử dụng củ nghệ

Trong củ nghệ người ta nghiên cứu và tìm thấy được nó chứa nhiều chất chống viêm hơn trong củ gừng. Bên cạnh đó nó còn làm tăng hoạt động chống oxy hóa, giúp giảm kích ứng và tăng khả năng của hệ miễn dịch.

Đối với bệnh viêm phế quản nó có tác dụng long đờm, loại bỏ chất nhầy ra khỏi đường hô hấp.

Các bài thuốc từ nghệ thường dùng trong dân gian là:

  • Bài thuốc 1: đun sôi một thìa bột nghệ với 1 ly sữa để uống 2 – 3 lần mỗi ngày.
  • Bài thuốc 2: trộn 1/2 thìa bột nghệ với muỗng cà phê mật ong để tạo thành hỗn dạng sệt để dùng sẽ giúp bệnh viêm phế quản được cải thiện.
  • Bài thuốc 3: dùng nghệ tươi đem cắt lát rồi thái nhỏ để pha trà uống hằng ngày.

Một số lưu ý khi sử dụng nghệ để chữa trị bệnh viêm phế quản:

  • Không dùng cho những người mắc các vấn đề về túi mật.
  • Người bị chảy máu hoặc rối loạn máu cũng không nên sử dụng nghệ.
  • Không dùng nghệ cho người bị thiếu sắc.
  • Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú không nên dùng nghệ với số lượng lớn.
Củ nghệ có tác dụng giúp giảm kích ứng và tăng khả năng của hệ miễn dịch
Củ nghệ có tác dụng giúp giảm kích ứng và tăng khả năng của hệ miễn dịch

4. Sử dụng hành tây

Hành tây có tác dụng làm giảm đờm hiệu quả, ngăn chặn sự tích tụ của các chất nhầy nên được sử dụng để hỗ trợ điều trị bệnh viêm phế quản.

Bài thuốc dân gian trị viêm phế quản bằng hành tây như sau:

  • Bài thuốc 1: đem hành tây bằm nhỏ khoảng một muỗng để ăn vào mỗi buổi sáng khi đói bụng hoặc trộn với salad.
  • Bài thuốc 2: trước khi ăn vào mỗi buổi sáng hãy uống một ly nước ép hành tây.
Hành tây có tác dụng làm giảm đờm hiệu quả
Hành tây có tác dụng làm giảm đờm hiệu quả

5. Sử dụng mật ong

Mật ong có đặc tính kháng khuẩn và kháng vi rirus nên giúp cổ họng được dịu nhẹ hơn, nó còn có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể để không bị vi khuẩn xâm nhập gây bệnh.

Bài thuốc dân gian trị viêm phế quản từ mật ong như sau:

  • Cho một thìa mật ong vào tách trà nóng hoặc cho mật ong vào nước chanh ấm để giảm đờm và viêm họng.
Mật ong có đặc tính kháng khuẩn và kháng vi rirus
Mật ong có đặc tính kháng khuẩn và kháng vi rirus

6. Sử dụng nước muối

Súc miệng bằng nước muối sẽ giúp giảm đờm ở cổ họng bạn và giảm các triệu chứng đau cổ họng do viêm phế quản gây nên.

Bài thuốc dân gian này được áp dụng như sau:

  • Hòa tan một muỗng cà phê muối vào một ly nước ấm.
  • Dùng nước muối này để ngậm và khò ở cổ họng nhưng không được nuốt.
  • Sau đó hãy nhổ ra ngoài và thực hiện liên tục nhiều lần.
  • Cuối cùng bạn hãy súc miệng lại bằng nước bình thường.
Súc miệng bằng nước muối sẽ giúp giảm đờm và giảm đau
Súc miệng bằng nước muối sẽ giúp giảm đờm và giảm đau

7. Sử dụng vừng

Vừng rất hiệu quả trong việc điều trị bệnh viêm phế quản vì nó giúp giảm đau ngực do bệnh gây nên.

Các bài thuốc dân gian từ gừng cho bệnh viêm phế quản như sau:

  • Bài thuốc 1: dùng 1 muỗng cà phê vừng đem rộn với 1 muỗng mật ong và một ít muối ăn để uống vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ.
  • Bài thuốc 2: cho nửa thìa bột vừng trộn với hai thìa nước rồi đem uống hai lần mỗi ngày.
Vừng là bài thuốc dân gian chữa viêm phế quản hiệu quả
Vừng là bài thuốc dân gian chữa viêm phế quản hiệu quả

Một số lưu ý dành cho người bị viêm phế quản

Bênh cạnh việc tham khảo một số bài thuốc chữa trị bệnh viêm phế quản theo cách dân gian bạn cũng nên lưu ý những điều sau đây:

  • Nên đến bác sĩ ngày khi có những triệu chứng của bệnh viêm phế quản để được thăm khám và chữa trị theo phương pháp y khoa phù hợp.
  • Không được hút thuốc lá và hạn chế những môi trường nhiều khói bụi và ô nhiễm.
  • Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khí độc, hóa chất…
  • Thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh để tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể.
  • Nên tập thể dục thường xuyên để duy trì được một sức khỏe dẻo dai và nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
  • Để ngăn ngừa vi khuẩn lây nhiễm nên rửa tay sạch sẽ và giữ gìn môi trường xung quanh thật sạch.

Trên đây là một số mẹo chữa viêm phế quản bằng bài thuốc dân gian bạn có thể tham khảo qua. Tuy nhiên, nếu bạn muốn áp dụng các mẹo này hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.

Bị viêm phế quản nên ăn gì và tránh gì tốt?

Việc lựa chọn thực phẩm phù hợp có thể giúp giảm triệu chứng và tăng cường hệ miễn dịch, trong...

10 lời khuyên giúp bạn kiểm soát bệnh viêm phế quản mạn tính

Viêm phế quản mạn tính xảy ra khi các ống phế quản (đường dẫn ở phổi) bị kích thích và...

Hướng dẫn cách chữa viêm phế quản bằng tỏi đơn giản lại rẻ tiền

Viêm phế quản là bệnh đường hô hấp phổ biến trong cuộc sống hiện đại. Bệnh có thể tự khỏi...

Bệnh viêm phế quản có lây nhiễm không?

Hỏi: "Thưa bác sĩ, tôi được chẩn đoán là bị viêm phế quản cấp tính và đang được điều trị...

Viêm phế quản ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Viêm phế quản ở trẻ em là bệnh lý đường hô hấp khá phổ biến ở lứa tuổi từ 6...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *