Các triệu chứng viêm phế quản kéo dài trong bao lâu?

Viêm phế quản gây hiện tượng tăng sinh dịch nhầy, kích thích sưng viêm và gây cản trở đến hệ thống hô hấp. Không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe mà bệnh còn làm giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Vậy các triệu chứng viêm phế quản kéo dài trong bao lâu? Điều trị viêm phế quản như thế nào? Những thông tin cơ bản sẽ được đề cập dưới đây.

Các triệu chứng viêm phế quản kéo dài trong bao lâu?
Các triệu chứng viêm phế quản kéo dài từ 7 ngày đến 3 tháng, tùy vào giai đoạn phát triển của bệnh và phương pháp điều trị

1. Triệu chứng viêm phế quản là gì?

Viêm phế quản là hiện tượng kích ứng và gây viêm tại các ống dẫn khí và khu vực xung quanh. Viêm phế quản gây hiện tượng viêm, sưng và tăng tiết dịch trong phế quản làm cản trở chức năng hô hấp. Viêm phế quản được chia thành 2 dạng đó là viêm phế quản cấp tínhviêm phế quản mãn tính.

Các triệu chứng của bệnh viêm phế quản cũng được thay đổi theo từng giai đoạn khác nhau.

  • Thời gian đầu, bệnh nhân thường hay bị ho, ho có đờm: Triệu chứng ho xảy ra nhiều lần/năm và được chia thành từng đợt cụ thể. Bệnh thường xuất hiện khi thời tiết trở lạnh hoặc thời điểm giao mùa. Viêm phế quản thời kỳ đầu xuất hiện với những cơn ho khan, ho có đờm màu trắng, có bọt khí.
  • Cơn ho kéo dài, đờm đậm đặc, có màu vàng như mủ, khối lượng đờm lớn hơn 5ml và có chiều hướng gia tăng chứng tỏ tình trạng viêm đã trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Nếu không được điều trị đúng cách, bệnh phát triển lâu có thể gây ra các biến chứng khác như giãn phế quản, áp-xe hóa với khối lượng đờm nhiều. Kèm theo đó là các cơn ho có đờm tái phát thường xuyên, nhiều hơn 4-5 lần/năm, thời gian ho kéo dài.
  • Khó thở, thở khò khè là triệu chứng khá quan trọng và thường xuất hiện ở giai đoạn muộn hơn. Ban đầu, bệnh nhân chỉ cảm giác “trống hơi” nặng nề, lồng ngực bị đè nén, nhưng dần dần bệnh nhân sẽ cảm thấy thiếu không khí thực sự.
  • Ngoài ra, viêm phế quản còn được biểu hiện bằng một số triệu chứng khác không phổ biến như da xanh xao, gầy sút, người mệt mỏi, buồn ngủ lơ mơ, tim đập nhanh,…

Tìm hiểu thêm: Viêm phế quản khi mang thai – Biện pháp ngăn ngừa và điều trị

2. Các triệu chứng viêm phế quản kéo dài trong bao lâu?

Nguyên nhân gây viêm phế quản được xác định là do nhiễm vi khuẩn, virus gây bệnh. Nếu bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân có dấu hiệu viêm phế quản do vi khuẩn thì có thể chỉ định sử dụng kháng sinh để điều trị.

Các dòng kháng sinh có khả năng làm chậm tình trạng truyền nhiễm nhưng không làm giảm thời gian của các triệu chứng. Tuy nhiên, kháng sinh không có tác dụng với trường hợp viêm phế quản do virus.

Một nguyên nhân nữa có thể gây ra tình trạng viêm phế quản có thể là do sử dụng thuốc lá hoặc tiếp xúc thường xuyên với khói thuốc lá, chất kích thích. Ngoài ra, bệnh còn bùng phát khi gặp phải các nguyên nhân khác như ô nhiễm môi trường, thường xuyên tiếp xúc với khí độc hại,…

Các triệu chứng viêm phế quản cấp tính thường kéo dài từ 10 đến 14 ngày hoặc kéo dài đến 3 tuần, với các trường hợp điều trị không đúng cách. Viêm phế quản cấp tính thường rất dễ nhầm lẫn với các bệnh khác như cảm cúm, cảm lạnh hoặc cũng có khi được chẩn đoán là dị ứng.

Viêm phế quản mãn tính có thời gian phát bệnh kéo dài, tái phát thường xuyên, đây là một dạng của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD). Các triệu chứng do viêm phế quản mãn tính thường kéo dài hơn 3 tháng và các đợt viêm phế quản thường xuất hiện liên tục trong nhiều năm khiến cho cuộc sống bị đảo lộn.

3. Mất bao lâu để viêm phế quản bùng phát?

Có khoảng 90% các trường hợp nhiễm virus viêm phế quản cấp tính từ bệnh cúm, cảm lạnh hoặc các bệnh truyền nhiễm. Thời gian ủ bệnh do virus thường kéo dài trong khoảng từ 2 – 6 ngày kể từ thời điểm bệnh nhân tiếp xúc với mầm bệnh. Một số trường hợp, bệnh nhân thường có biểu hiện phát bệnh trong vài giờ với các triệu chứng ban đầu như ho khan, ho dai dẳng sau đó là viêm phế quản do kích thích liên tục vào các ống phế quản, nhưng đây chưa phải là hoạt động gây nhiễm trùng. Ở thời gian ủ bệnh, bệnh nhân chưa có khả năng truyền nhiễm.

Viêm phế quản do nhiễm vi khuẩn thường ít lây lan hơn, trong trường hợp bệnh nhân đang sử dụng thuốc kháng sinh điều trị viêm phế quản cấp tính do vi khuẩn thì khả năng bệnh không được truyền nhiễm trong vòng 24 – 48 giờ. Bệnh chỉ truyền nhiễm khi những người xung quanh có hệ thống miễn dịch bị tổn thương. Viêm phế quản mãn tính thường không phải là bệnh truyền nhiễm, bởi vì chúng ta có thể bị viêm phế quản mãn tính và viêm phế quản cấp tính cùng lúc. Cũng có trường hợp bệnh nhân truyền viêm phế quản cấp cho người khác trong khi bạn đang gặp phải 2 tình trạng song song.

Các triệu chứng viêm phế quản kéo dài trong bao lâu?
Triệu chứng viêm phế quản bùng phát nhanh hay chậm tùy thuộc vào thể trạng từng người

Thông tin thêmViêm phế quản dạng hen là bệnh gì? Điều trị như thế nào?

4. Bạn có thể điều trị viêm phế quản tại nhà?

Có một số biện pháp khắc phục viêm phế quản cấp tính tại nhà mà bạn có thể tham khảo nhằm giảm bớt các triệu chứng. Tuy nhiên, để dứt điểm viêm phế quản, hãy tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi thực hiện.

  • Sử dụng thực phẩm mềm, thức ăn lỏng và uống nhiều nước.
  • Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi và giúp các tổn thương phục hồi nhanh.
  • Sử dụng thuốc giảm đau không được kê đơn để giảm sốt và giúp cho phế quản thoải mái hơn.
  • Không hút thuốc lá, tránh tiếp xúc với khói thuốc lá hoặc môi trường ô nhiễm.
  • Trao đổi với bác sĩ về các lọ thuốc ho mà bạn đang sử dụng để biết đâu là loại thuốc nên dùng và thuốc nào có thể giúp loại bỏ được chất nhầy ra bên ngoài.
  • Bổ sung các thảo dược cho cơ thể bằng cách ăn gừng, tỏi để làm giảm kích ứng trong đường dẫn khí và thúc đẩy quá trình khôi phục bệnh.

Bỏ túi: Mẹo chữa viêm phế quản tại nhà bạn nên biết để áp dụng

#. Khi nào nên khám bác sĩ?

Các triệu chứng viêm phế quản cấp tính thường tự khỏi. Nhưng để ngăn chặn bệnh phát triển mãn tính, bệnh nhân nên đến bệnh viện khi gặp phải các triệu chứng sau đây:

  • Khó thở
  • Ho ra máu hoặc dịch nhầy có máu
  • Các triệu chứng ngày càng nghiêm trọng
  • Các đợt viêm phế quản thường liên tiếp nhau
  • Hơi thở khò khè, ho có đờm từ 3-4 tuần

Viêm phế quản có thể gây ảnh hưởng đến phổi và để lại nhiều biến chứng. Vì vậy, hãy phát hiện và điều trị bệnh từ sớm để dứt điểm bệnh.

Trên đây là một số thông tin về bệnh viêm phế quản và thời gian khỏi bệnh mà bạn đọc có thể tham khảo. Thuocdantoc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa thay thế chỉ định của bác sĩ.

Có thể bạn quan tâm

14 Bác sĩ chữa viêm phế quản giỏi, uy tín ở Hà Nội và TPHCM

Viêm phế quản là một trong những bệnh lý về đường hô hấp, là tình trạng viêm vùng niêm mạc...

Tìm hiểu về bệnh co thắt phế quản và cách điều trị

Co thắt phế quản: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả nhất

Các đường thở bị thắt chặt do bệnh co thắt phế quản gây ra sẽ làm cho bạn khó thở,...

Viêm phế quản: Nguyên nhân gây bệnh, dấu hiệu và điều trị

Viêm phế quản là tình trạng niêm mạc của ống phế quản bị viêm. Là một bệnh lý phổ biến,...

Viêm phế quản ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Viêm phế quản ở trẻ em là bệnh lý đường hô hấp khá phổ biến ở lứa tuổi từ 6...

Chăm sóc trẻ bị viêm tiểu phế quản như thế nào cho đúng cách?

Chăm sóc trẻ bị viêm tiểu phế quản – Ba mẹ cần biết

Chăm sóc trẻ bị viêm tiểu phế quản đúng cách sẽ giúp bệnh mau được chữa lành, đồng thời tránh...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *