Cách giảm sưng đau búi trĩ cấp tốc (tại nhà + thuốc)

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Các cách làm giảm sưng đau búi trĩ tại nhà như thay đổi chế độ sinh hoạt, chế độ ăn uống, sử dụng thảo dược thiên nhiên, dùng thuốc… có khả năng cải thiện triệu chứng đau rát và sưng đỏ búi trĩ một cách hiệu quả, cấp tốc, mang đến cảm giác dễ chịu cho người bệnh. Ngoài ra việc kiên trì áp dụng các biện pháp này còn giúp người bệnh giảm viêm, ngăn ngừa nhiễm trùng. Đồng thời giảm chảy máu khi đi đại tiện, giúp đi ngoài dễ dàng và kiểm soát sự phát triển của búi trĩ.

Cách giảm sưng đau búi trĩ cấp tốc (tại nhà + thuốc)
Công dụng và hướng dẫn thực hiện những cách giảm sưng đau búi trĩ cấp tốc (tại nhà + thuốc)

Hướng dẫn các cách giảm sưng đau búi trĩ cấp tốc

Bênh trĩ chính là bệnh lý thường gặp, xảy ra ở vùng hậu môn – trực tràng. Bệnh hình thành và tiến triển khi tĩnh mạch chịu nhiều áp lực và có dấu hiệu phình giãn. Áp lực này có thể đến từ đến từ quá trình đào thảo phân ra ngoài của đường ruột, bệnh táo bón và cân nặng.

Bệnh trĩ cùng việc hình thành của búi trĩ khiến người bệnh thường xuyên có cảm giác ngứa ngáy, ẩm ướt và đau rát ở hậu môn. Đối với những trường hợp búi trĩ đã xuất hiện và phát triển với kích thước lớn, người bệnh có thể quan sát thấy búi trĩ sưng to, đỏ ửng, viêm, tạo cảm giác đau nhức nghiêm trọng và chảy máu trong quá trình đi đại tiện. Điều này không chỉ khiến các hoạt động sinh hoạt bị trì trệ và còn làm giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Để giảm sưng, đau rát búi trĩ cùng các triệu chứng khó chịu khác, người bệnh có thể áp dụng các cách giảm sưng đau búi trĩ cấp tốc được liệt kê dưới đây:

1. Cách giảm sưng đau búi trĩ bằng đá lạnh

Việc sử dụng đá lạnh trong điều trị bệnh trĩ sẽ giúp bệnh nhân làm co búi trĩ một cách tự nhiên. Nguyên nhân là do nnhiệt độ thấp của biện pháp điều trin này có khả năng làm co mạch máu ở vùng hậu môn và cải thiện tình trạng sưng nóng. Khi mạch máu co lại, số lượng máu di chuyển về hậu môn sẽ giảm đáng kể. Điều này giúp ngăn ngừa và làm giảm tình trạng sung huyết, người bệnh không còn cảm giác đau nhức nghiêm trọng như ban đầu.

Ngoài ra các kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, biện pháp chườm lạnh có tác dụng sát trùng nhẹ và cải thiện cảm giác ngứa ngáy. Người bệnh cần lưu ý vệ sinh hậu môn sạch sẽ trước khi áp dụng biện pháp chườm lạnh giảm đau và làm co búi trĩ để hạn chế phát sinh tình trạng nhiễm trùng trong quá trình điều trị.

Hướng dẫn thực hiện cách giảm sưng đau búi trĩ bằng đá lạnh

  • Chuẩn bị một vài viên đá lạnh và một túi vải
  • Dựng đá lạnh trong túi vải và buộc chặt
  • Sử dụng nước sạch vệ sinh hậu môn, sau đó nhẹ nhàng lau khô
  • Áp trực tiếp túi đã đá lên búi trĩ và bùng hậu môn, để nguyên 15 phút
  • Thực hiện biện pháp chườm lạnh từ 2 đến 3 lần mỗi ngày hoặc thực hiện khi nhận thấy đau rát ở hậu môn để làm giảm sưng đau búi trĩ và mang đến cảm giác dễ chịu.

2. Cách ngâm hậu môn với nước muối ấm giúp giảm sưng búi trĩ, giảm đau và viêm đỏ

Nhiệt độ cao từ nước ấm có khả năng tác động và kích thích quá trình tuần hoàn máu. Từ đó cải thiện tình trạng ứ huyết tại búi trĩ và vùng hậu môn, giúp làm giảm cảm giác đau rát hiệu quả.

Ngoài ra việc thường xuyên ngâm hậu môn cùng với nước ấm pha muối loãng còn giúp người bệnh thư giãn cơ vòng hậu môn, giảm viêm, cải thiện cảm giác ngứa ngáy, đau nhức và góp phần thu nhỏ búi trĩ. Hơn thế các hoạt chất trong nước muối còn có tác dụng sát trùng, ngăn vi khuẩn xâm nhập, hạn chế nguy cơ nhiễm trùng hiệu quả.

Hướng dẫn thực hiện cách ngâm hậu môn với nước muối ấm giúp giảm sưng búi trĩ, giảm đau và viêm đỏ

  • Tiến hành đun sôi khoảng 2 lít nước
  • Tắt bếp và đổ nước ra thau
  • Cho vào thau nước nóng 3 thìa muối, dùng muỗng khuấy cho tan
  • Đợi nước muối nguội bớt hoặc có thể sử dụng một lượng nước lạnh vừa đủ để làm giảm nhiệt độ của nước muối
  • Vệ sính sạch sẽ vùng hậu môn bằng nước sạch
  • Thực hiện ngâm toàn bộ vùng hậu môn trong thau nước muối ấm cho đến khi nước nguội hoàn toàn
  • Thực hiện ngâm vùng hậu môn với nước muối ấm mỗi ngày 1 lần trước khi đi ngủ hoặc khi nhận thấy búi trĩ sưng nóng hoặc có thể ngâm hậu môn trước khi đi tiêu để làm giảm cảm giác đau rát và hạn chế chảy máu hậu môn trong quá trình đại tiện.
Cách ngâm hậu môn với nước muối ấm giúp giảm sưng búi trĩ, giảm đau và viêm đỏ
Cách ngâm hậu môn với nước muối ấm giúp giảm sưng búi trĩ, giảm đau và viêm đỏ

3. Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn giúp giảm sưng, đau và viêm búi trĩ

Theo các chuyên gia, để cải thiện tình trạng đau rát, sưng to và phòng ngừa viêm nhiễm búi trĩ, người bệnh nên giữ cho vùng hậu môn cũng như búi trĩ luôn sạch sẽ và khô ráo bằng cách tắm rửa mỗi ngày và thường xuyên vệ sinh vùng hậu môn bằng nước ấm.

Đặc biệt, người bệnh cần lưu ý vệ sinh hậu môn sạch sẽ sau khi đi đại tiện. Điều này sẽ giúp bạn phòng ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn, hạn chế nhiễm trùng. Từ đó giúp giảm sưng và giảm đau rát búi trĩ.

Tuy nhiên để đạt được hiệu quả như mong đợi, người bệnh cần đảm bảo vệ sinh hậu môn đúng cách với những lưu ý sau:

  • Sau khi đi đại tiện, không nên sử dụng giấy vệ sinh khô cứng để lau chùi hậu môn. Vì sự khô cứng có thể làm tổn thương hậu môn, hậu môn sưng, viêm nặng và đau rát nhiều hơn. Đồng thời có thế làm tăng nguy cơ viêm nhiễm.
  • Người bệnh cần sử dụng nước sạch để vệ sinh hậu môn, có thể dùng nước muối pha loãng hoặc nước ấm. Sau khi vệ sinh xong, hãy lau khô vùng hậu môn bằng khăn bông mềm. Điều này sẽ giúp bạn vừa không gây tổn thương vừa làm sạch được chất bẩn.
  • Hạn chế sử dụng những loại xà phòng có chất tẩy rửa môn để vệ sinh hậu môn. Bởi việc sử dụng sản phẩm này có thể làm tăng nguy cơ kích ứng, khiến vùng da tại khu vực này bị khô, người bệnh thường xuyên có cảm giác đau rát và khó chịu, đặc biệt là khi đi đại tiện.
  • Sau khi vệ sinh và lau khô hậu môn, người bệnh cần mặc quần lót sạch, có chất vải mềm, thông thoáng và thấm hút mồ hôi tốt. Loại quần này sẽ làm giảm sự ma sát với búi trĩ, giảm đau, giảm sưng búi trĩ, hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn gây viêm.

4. Cách hỗ trợ giảm sưng búi trĩ, giảm đau rát hậu môn bằng rau diếp cá

Theo Y học cổ truyền, rau diếp cá có tính hàn, vị cay nhẹ và hơi tanh. Loại nguyên liệu thiên nhiên này có tác dụng thanh nhiệt và giải độc cơ thể, sát trùng, kháng viêm và giúp giảm đau. Việc thường xuyên sử dụng rau diếp cá có thể làm giảm hiện tượng sung huyết ở búi trĩ, giảm tình trạng sưng đau và làm giảm mụn nhọt trên da.

Theo nghiên cứu dược lý hiện đại, trong thành phần của rau diếp cá chứa một lượng lớn hoạt chất Isoquercetin. Đây là một hoạt chất quan trọng góp phần làm tăng độ bền của thành mạch, hạn chế tình trạng xuất huyết búi trĩ do vỡ thành mạch khi đi đại tiện.

Hơn thế các nghiên cứu cũng cho thấy trong rau diếp cá chứa một hàm lượng lớn chất xơ. Đây là một thành phần dinh dưỡng quan trọng mang tác dụng nhuận tràng, giúp bệnh nhân đi vệ sinh dễ dàng và làm giảm nguy cơ mắc chứng táo bón.

Hướng dẫn thực hiện cách hỗ trợ giảm sưng búi trĩ, giảm đau rát hậu môn bằng rau diếp cá

  • Ngâm và rửa sạch một nắm lá rau diếp cá tươi cùng với nước sạch và muối
  • Đợi rau diếp cá ráo nước thì cho vào cối thêm ít muối, tiến hành giã nát
  • Sử dụng nước ấm vệ sinh sạch sẽ búi trĩ, lau khô
  • Dùng hỗn hợp rau diếp cá và muối đắp lên vùng hậu môn, cố định thuốc bằng khăn hoặc bằng gạc
  • Để qua đêm và vệ sinh lại bằng nước ấm
  • Người bệnh kiên trì sử dụng lá rau diếp cá mỗi ngày 1 lần để nhận thấy cơ đau, sưng viêm và các triệu chứng khác của bệnh trĩ thuyên giảm một cách rõ rệt.

Bên cạnh cách đắp rau diếp cá giảm sưng đau búi trĩ tại nhà, người bệnh có thể thường xuyên thêm loại nguyên liệu thiên nhiên này vào chế độ ăn uống để góp phần phòng ngừa sự tiến triển của bệnh trĩ, giúp thu nhỏ kích thước búi trĩ.

Cách hỗ trợ giảm sưng búi trĩ, giảm đau rát hậu môn bằng rau diếp cá
Cách hỗ trợ giảm sưng búi trĩ, giảm đau rát hậu môn bằng rau diếp cá

5. Cách giảm sưng đau búi trĩ cấp tốc bằng nghệ

Nghệ có khả năng kháng viêm sát trùng, giảm sưng đau và góp phần đẩy nhanh tiến độ làm lành vết thương. Tác dụng này được thành lập là do trong củ nghệ chứa một lượng lớn hoạt chất curcumin. Bên cạnh đó các hoạt chất khác trong củ nghệ còn mang đặc tính kháng viêm, có khả năng ức chế hoạt động của nhiều chủng vi khuẩn gây bệnh.

Vì những tác dụng nêu trên, việc thường xuyên đưa loại nguyên liệu thiên nhiên này vào quá trình điều trị bệnh trĩ sẽ giúp người bệnh phòng ngừa tình trạng viêm nhiễm, hỗ trợ giảm kích thích búi trĩ, giảm đau và giúp các mao mạch đang bị tổn thương nhanh chóng phục hồi. Đồng thời giúp làm giảm hiện tượng chảy máu búi trĩ khi đi đại tiện.

Hướng dẫn thực hiện cách giảm sưng đau búi trĩ cấp tốc bằng nghệ

  • Loại bỏ phần vỏ của hai củ nghệ tươi, rửa sạch nghệ
  • Thái nghệ thành từng lát mỏng, sau đó cho vào cối, giã nát
  • Đắp trực tiếp nghệ lên vùng hậu môn sau khi đã vệ sinh khu vực này sạch sẽ
  • Người bệnh nghỉ ngơi tại chỗ trong 20 phút
  • Dùng nước ấm vệ sinh lại vùng hậu môn.

6. Cách xông hơi hậu môn giúp giảm viêm, giảm đau và cải thiện tình trạng sưng tấy búi trĩ

Để giảm viêm, giảm đau và cải thiện tình trạng sưng tấy búi trĩ người bệnh nên thường xuyên xông hơi búi trĩ bằng ngải cứu, sả hoặc một số loại nguyên liệu thiên nhiên khác. Nhiệt độ ấm của nước xông cùng các tinh chất trong thào dược có thể kích thích sự giãn nở của các mao mạch, giảm lưu lượng máu về hậu môn, đẩy nhanh quá trình lưu thông khí huyết, giúp giảm đau và giảm hiện tượng sung huyết.

Ngoài ra việc thường xuyên xông hậu môn sẽ mang đến cảm giác dễ chịu cho người bệnh, giúp bệnh nhân đi đại tiện dễ dàng, thúc đẩy làm lành tổn thương, giảm cảm giác đau rát, ngứa ngáy và hạn chế chảy máu hậu môn.

Cách xông hậu môn bằng ngải cứu giảm sưng đau búi trĩ

Chuẩn bị:

  • 50 gram lá ngải cứu
  • 50 gram cúc tần
  • 50 gram lá sung
  • 1 củ gừng nhỏ.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch và nấu sôi các nguyên liệu nêu trên với 2 lít nước
  • Sau 10 phút thì tắt bếp và đổ nước ra thau
  • Dùng khăn trùm kín hậu môn và thau nước xông
  • Tiến hành xông hậu môn cho đến khi nước nguội bớt thì sử dụng nước này để ngâm rửa búi trĩ
  • Áp dụng cách xông hậu môn bằng ngải cứu giảm sưng đau búi trĩ mỗi ngày 1 lần.

Cách giảm đau rát hậu môn và co búi trĩ tự nhiên bằng sả

Chuẩn bị:

  • 3 cây sả
  • 20 gram lá sung
  • 20 gram lá bạc hà
  • 20 gram kinh giới
  • 20 gram lá lốt
  • 20 gram cúc tần.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch và nấu sôi các nguyên liệu nêu trên với 2 lít nước trong 10 phút
  • Đổ nước xông ra thau
  • Dùng khăn trùm kín hậu môn và thau nước xông
  • Tiến hành xông hậu môn cho đến khi nước nguội bớt thì sử dụng nước này để ngâm rửa búi trĩ
  • Thực hiện mỗi ngày 1 lần.

Lưu ý an toàn:

  • Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn trước khi tiến hành xông
  • Giữ khoảng cách an toàn giữa thau nước xông và vùng hậu môn để tránh gây bỏng da.
Cách xông hơi hậu môn giúp giảm viêm, giảm đau và cải thiện tình trạng sưng tấy búi trĩ
Cách xông hơi hậu môn giúp giảm viêm, giảm đau và cải thiện tình trạng sưng tấy búi trĩ

7. Cách làm giảm sưng và cảm giác đau rát búi trĩ bằng lá trầu không

Người bệnh có thể ngâm và rửa vùng hậu môn bằng nước lá trầu không để làm giảm cảm giác đau và làm giảm tình trạng sưng viêm. Trong lá trầu không chứa nhiều thành phần có khả năng làm dịu cảm giác đau rát, kháng viêm, chống khuẩn, giảm sưng và giảm viêm nhiễm.

Ngoài ra việc thường xuyên ngâm rửa hậu môn với lá trầu không còn giúp người bệnh cải thiện hiện tượng sung huyết ở búi trĩ, giúp bệnh nhân đi đại tiện dễ dàng và hạn chế tình trạng chảy máu.

Hướng dẫn thực hiện cách làm giảm sưng và cảm giác đau rát búi trĩ bằng lá trầu không

  • Dùng nước muối pha loãng để rửa sạch một nắm lá trầu không
  • Cho lá trầu không vào nồi chứa 2 lít nước
  • Thực hiện đun sôi nguyên liệu khoảng 10 phút
  • Vớt bỏ phần bã và đổ nước ra ngoài thau, đợi nước nguội bớt
  • Sử dụng nước lá trầu không để ngâm và rửa búi trĩ cũng như vùng hậu môn
  • Người bệnh thực hiện mỗi ngày 1 lần để làm co búi trĩ, hạn chế viêm nhiễm, giảm cảm giác khó chịu và đau rát hậu môn.

8. Cách sử dụng lá bỏng giảm nóng đỏ, viêm sưng và đau rát hậu môn do trĩ

Theo Y học cổ truyền, lá bỏng mang tính mát, có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, kháng viêm và chống khuẩn mạnh. Vì thế loại nguyên liệu thiên nhiên này thường được dùng trong điều trị bệnh trĩ với mục đích ngăn ngừa bệnh phát triển theo hướng xấu, hạn chế viêm nhiễm và giảm đau.

Trong Y học hiện đại, lá bỏng chứa nhiều hoạt chất có khả năng kích thích quá trình lưu thông máu, làm co búi trĩ tự nhiên, giúp giảm sưng và cải thiện tình trạng nóng đỏ búi trĩ. Ngoài ra loại nguyên liệu thiên nhiên này còn có tác dụng giảm mức độ nghiêm trọng và giảm tần suất của các triệu chứng khó chịu ở hậu môn. Điển hình như đau rát và ngứa ngáy hậu môn do búi trĩ.

Hướng dẫn cách sử dụng lá bỏng giảm nóng đỏ, viêm sưng và đau rát hậu môn do trĩ

  • Sử dụng từ 1 đến 2 lá bỏng, rửa sạch nguyên liệu cùng với nước và một chút muối
  • Để ráo nước, sau đó giả nát lá bỏng
  • Trước khi đi ngủ, vệ sinh hậu môn sạch sẽ và đắp lá bỏng lên khu vực này
  • Dùng băng gạc hoặc khăn để cố định
  • Vệ sinh lại hậu môn cùng với nước ấm vào buổi sáng hôm sau
  • Người bệnh áp dụng cách đắp lá bỏng trị sưng đau búi trĩ mỗi ngày 1 lần cho đến khi các triệu chứng thuyên giảm.

Bên cạnh cách đắp lá bỏng vào búi trĩ, người bệnh có thể rửa sạch lá bỏng và ăn nguyên liệu cùng với một ít muối, ăn 2 lần mỗi ngày để nâng cao khả năng điều trị bệnh.

Cách sử dụng lá bỏng giảm nóng đỏ, viêm sưng và đau rát hậu môn do trĩ
Cách sử dụng lá bỏng giảm nóng đỏ, viêm sưng và đau rát hậu môn do trĩ

9. Giảm sưng viêm, đau rát hậu môn do trĩ bằng cách thay đổi chế độ sinh hoạt và ăn uống

Thay đổi chế độ sinh hoạt và ăn uống là một trong những biện pháp hữu hiệu giúp làm giảm sưng viêm, đau rát hậu môn do trĩ và ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh theo hướng xấu. Theo các chuyên gia, người mắc bệnh trĩ nên thay đổi chế độ sinh hoạt và ăn uống như sau:

Chế độ ăn uống lành mạnh

  • Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu chất xơ, vitamin cùng các chất chống oxy hóa như rau xanh, trái cây tươi, ớt chuông, các loại quả mọng… để góp phần làm bền thành mạch, kháng viêm và kích thích nhu động ruột. Từ đó giúp ngăn ngừa bệnh tiến triển theo hướng xấu, giảm cảm giác đau rát, ngứa ngáy, sưng đỏ và hạn chế nhiễm trùng.
  •  Ăn nhiều thực phầm giàu protein lành mạnh, kali, ngũ cốc nguyên hạt như: Trứng, thịt nạc, yến mạch, hạnh nhân, ức gà, bông cài xanh, sữa chua…
  • Thêm các loại thực phẩm giàu oxit béo omega-3 vào chế độ ăn uống mỗi ngày, gồm: Cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá mòi, dầu gan cá tuyết, cá cơm, trứng cá muối, cá trích, hàu…
  • Uống nhiều nước lọc mỗi ngày.
  • Tránh sử dụng thực phẩm gây táo bón, gây viêm và đau rát hậu môn như thực phẩm cay nóng, chứa nhiều gia vị, thức ăn nhanh, thức ăn nhiều dầu mỡ, chất béo, thực phẩm đóng hộp…
  • Tránh sử dụng thuốc lá, uống rượu bia, cà phê, trà đặc.

Chế độ sinh hoạt khoa học

  • Đi đại tiện mỗi ngày, nên tập thói quen đi đại tiện vào một khung giờ nhất định.
  • Không đi đại tiện lâu để tránh tăng áp lực lên vùng hậu môn – trực tràng, búi trĩ tăng kích thước dẫn đến đau rát.
  • Áp dụng chế độ ăn kiêng và tăng cường luyện tập để giảm cân khi bị thừa cân béo phì
  • Tránh làm việc căng thẳng, không mang vác vật nặng, nên dành thơi gian nghỉ ngơi.
  • Tránh căng thẳng, stress ngay cả khi đi đại tiện.
  • Không rặn nhiều, nên vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn sau khi đại tiện xong.
  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao với những bài tập nhẹ nhàng như yoga, bơi lội và đi bộ
  • Tránh ngồi lâu một chỗ, nên thường xuyên đi lại dể làm giảm áp lực lên hậu môn – trực tràng và tránh tăng kích thước búi trĩ.

10. Sử dụng thuốc giúp giảm đau và giảm sưng búi trĩ

Nếu những biện pháp nêu trên không giúp cải thiện tốt tình trạng sưng viêm và đau rát hậu môn do búi trĩ, người bệnh nên thử sử dụng thuốc để khắc phục tình trạng theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Dưới đây là những loại thuốc thường được chỉ định với mục đích giám sưng và giảm đau búi trĩ cấp tốc:

Thuốc thoa tại chỗ không kê đơn

Để cải thiện tình trạng sưng đau, khó chịu và giảm bất tiện do búi trĩ, người bệnh có thể thử sử dụng những loại thuốc thoa tại chỗ không kê đơn.

  • Miếng lót lạnh Tucks: Người bệnh có thể chườm lên búi trĩ và vùng hậu môn một miếng lót lạnh Tucks mỗi khi có cảm giác đau rát và ngứa ngáy hậu môn. Do có thành phần chính là nước cây phỉ nên có khả năng kháng viêm tự nhiên, giảm sưng, xoa dịu tình trạng đau rát và ngứa ngáy. Tuy nhiên người bệnh cần lưu ý chỉ nên sử dụng tối đa 6 lần (6 miếng)/ ngày.
  • Kem bôi Preparation H: Kem bôi Preparation H là một trong những loại thuốc gây tê tại chỗ thường được sử dụng. Loại thuốc này có khả năng bảo vệ da, làm co mạch máu và giảm đau rát hiệu quả do trĩ. Ngoài ra kem bôi Preparation H còn có tác dụng thu nhỏ mô sung viêm, giúp ngăn chặn quá trình di chuyển của tín hiệu báo đau đến não từ đầu dây thần kinh vùng hậu môn.
  • Kem hoặc thuốc đạn chứa steroid hydrocortisone: Kem và thuốc đạn chứa steroid hydrocortisone là thuốc không kê đơn có tác dụng giảm đau, chống viêm và điều trị trĩ hiệu quả. Nguyên nhân là do hydrocortisone là chất kháng viêm mạnh, có khả năng ngăn ngừa viêm nhiễm, giảm ngứa và chống viêm do trĩ. Tuy nhiên người bệnh cần lưu ý không sử dụng thuốc bôi steroid hydrocortisone quá 7 ngày. Vì đa số các thuốc steroid khi dùng lâu đều có thể gây teo da ở vùng hậu môn.
  • Pramoxine: Người bênh có thể dùng Pramoxine ở dạng kê đơn hoặc không kê đơn. Đây là một loại thuốc gây tê tại chỗ có khả năng khắc phục tốt các triệu chứng của bệnh trĩ.

Thuốc giảm đau dạng viên uống

Việc sử dụng một số loại thuốc giảm đau không kê đơn như aspirin, ibuprofen (Advil) hoặc acetaminophen (Tylenol) có thể giúp người bệnh giảm cảm giác đau rát hiệu quả.

  • Acetaminophen: Uống liều 650 – 1000mg/ lần, dùng mỗi 4 – 6 tiếng. Không sử dụng thuốc quá 4 gram trong 24 giờ đồng hồ.
  • Ibuprofen: Uống liều 800mg/ lần. Dùng thuốc tối đa 4 lần/ ngày.
  • Aspirin: Uống liều 325 – 650mg/ lần, uống thuốc mỗi 4 tiếng nếu cần thiết. Không sử dụng thuốc quá 4 gram trong 24 giờ đồng hồ.

Thuốc làm mềm phân

Nếu bị táo bón kèm theo cảm giác đau rát do trĩ, người bệnh có thể sử dụng thuốc làm mềm phân không kê đơn, điển hình như docusate (Colace). Việc sử dụng thuốc docusate (Colace) sẽ giúp người bệnh duy trì trạng thái của phân, giúp phân mềm, giảm táo bón, giảm đau và giảm căng vùng hậu môn khi đi đại tiện.

Người bệnh có thể sử dụng 100 – 300mg docusate/ ngày bằng đường uống, sử dụng tối đa 7 ngày.

Sử dụng thuốc giúp giảm đau và giảm sưng búi trĩ
Sử dụng thuốc giúp giảm đau và giảm sưng búi trĩ

Trên đây là 10 cách giảm sưng đau búi trĩ cấp tốc (tại nhà + thuốc), công dụng và hướng dẫn thực hiện. Thông qua thông tin này, hi vọng bệnh nhân bị trĩ có thể tìm ra cách xử lý bệnh, giảm đau và giảm sưng búi trĩ hiệu quả. Đối với những trường hợp nặng, búi trĩ lòi ra ngoài với kích thước lớn và đau nhức nghiêm trọng, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa về việc sử dụng các phương pháp điều trị chuyên sâu hơn để xử lý búi trĩ và kiểm soát triệu chứng.

Bài viết liên quan:

Click xem thêm

Bi quyết chữa bệnh trĩ từ bài thuốc của người H'mông đã đem đến hiệu quả khỏi bệnh gấp 3 - 4 lần so với các phương pháp thông thường khi người bệnh tìm đến điều trị tại Trung tâm Thuốc dân tộc. Giải pháp được đánh giá cao và phản hồi rất tốt

Cách chữa bệnh trĩ bằng cây rau sam trong vườn

Việc áp dụng cách chữa bệnh trĩ bằng cây rau sam sẽ giúp người bệnh cải thiện tốt bệnh lý...

Trẻ bị nứt kẽ hậu môn phải điều trị như thế nào?

Nứt kẽ hậu môn ở trẻ: Cách điều trị và những điều cần lưu ý

Có đến 80% trẻ em bị nứt kẽ hậu  môn trong những năm tháng đầu đời. Nếu không được điều...

Bệnh trĩ nếu không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh nhân sẽ gặp nhiều biến chứng nghiêm trọng.

Bệnh trĩ có tự khỏi không? Chữa bao lâu thì khỏi hoàn toàn?

Bệnh trĩ nếu không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh nhân sẽ gặp nhiều biến chứng nghiêm trọng....

Bệnh viện nào có bác sĩ nữ khám bệnh trĩ giỏi?

Bệnh trĩ là một trong những căn bệnh khó nói và dần trở nên phổ biến, trong đó, tỷ lệ...

Proctosedyl – Kem bôi trĩ của Úc và thông tin cần biết

Bạn đang phải chịu đựng những cơn đau rát hay ngứa ngáy khó chịu ở vùng hậu môn do bệnh...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.