Vì sao ngồi nhiều bị trĩ? Tư thế ngồi tốt cho người bệnh

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Vì sao ngồi nhiều bị trĩ? Câu hỏi được khá nhiều người thắc mắc, đặc biệt là dân văn phòng. Bởi vì, đây là căn bệnh có thể gây ra nhiều trịệu chứng khó chịu, ảnh hưởng đến công việc và chất lượng cuộc sống. Vậy, ngồi nhiều có bị trĩ không? Và tư thế ngồi như thế nào tốt cho người bệnh trĩ? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn đọc giải đáp vấn đề này.

Vì sao ngồi nhiều bị trĩ? Tư thế ngồi tốt cho người bệnh
Vì sao ngồi nhiều bị trĩ?

Ngồi nhiều lại bị trĩ là vì sao?

Theo nhiều nghiên cứu và thống kê, số người mắc bệnh trĩ ngày càng gia tăng ở nhóm đối tượng ít vận động. Điển hình là nhân viên văn phòng, công nhân, giáo viên,….những người có đặc thù công việc ít phải di chuyển, vận động hoặc phải đứng lâu, ngồi nhiều. 

Ngồi nhiều được cho rằng là một trong số những nguyên nhân khiến bệnh trĩ bùng phát. Bệnh hình thành khi các tĩnh mạch ở trực tràng – hậu môn chịu áp lực, tổn thương trước sự co giãn quá mức, khiến sưng phòng tạo thành búi trĩ. Người ta lý giải tình trạng này là do:

Ngồi nhiều cản trở quá trình lưu thông máu

Người thường xuyên ngồi nhiều trong ngày, thường từ 7 – 8 tiếng đối với dân công sở, văn phòng sẽ dễ gặp phải những vấn đề về tiêu hóa, xương khớp, vùng kín, trong đó có hậu môn. Nhiều nhất là nguy cơ cao mắc bệnh trĩ. Bởi vì, ngồi nhiều, ngồi lâu khiến máu huyết lưu thông chậm chạp hơn, hoạt động của các cơ quan khác trong cơ thể bị đình trệ.

Đặc biệt là đối với nửa phần thân dưới. Việc máu huyết không lưu thông đều độ trong thời gian dài dễ khiến chân phù nề, di chuyển kém linh hoạt. Không những thế, tình trạng máu bị đùn ứ, tắc nghẽn ở ống tiêu hóa lâu ngày làm gia tăng áp lực cho trực tràng. Đây là điều kiện thuận lợi để những bệnh lý về tiêu hóa, bài tiết hình thành. Trong đó, bệnh trĩ là căn bệnh khó chịu nhưng xuất hiện phổ biến nhất ở người ngồi nhiều.

Hệ thống tiêu hóa hoạt động kém

Như đã đề cập, những đối tượng phải ngồi làm việc xuyên suốt trong thời gian dài sẽ có nguy cơ gặp phải các vấn đề về hệ thống tiêu hóa. Nguyên nhân là vì, cơ thể không bận động khiến cho nhu động ruột, dạ dày bị suy giảm chức năng, không co bóp như bình thường.

Ngồi nhiều lại bị trĩ là vì sao?
Ngồi nhiều làm cho hệ thống tiêu hóa bị trì trệ gây nên nhiều vấn đề, trong đó có bệnh trĩ

Tình trạng này kéo dài gây nên tình hiện tượng chướng, đầy hơi, khó tiêu,…Ngoài ra, rối loạn tiêu hóa còn khiến người bệnh chán ăn hoặc ăn không thấy ngon khiến cho cơ thể thiếu hụt dưỡng chất. Nhân cơ hội này, các bệnh về đường tiêu hóa sẽ được “dịp” tấn công cơ thể. 

Tăng nguy cơ táo bón

Ngồi nhiều, đứng quá lâu trong thời gian dài khiến cho cơ thể bị đình trệ, suy giảm chức năng của nhiều cơ quan trong cơ thể. Kết hợp quá trình lưu thông máu chậm chạp cùng với rối loạn hệ thống tiêu hóa khiến nhiều người gặp phải hiện tượng táo bón. Đây là một trong những nguyên nhân gây tổn thương hậu môn, dẫn đến bệnh trĩ.

Tạo căng thẳng, mệt mỏi

Cơ thể trở nên kém linh hoạt hơn nếu bạn ngồi hoặc đứng quá lâu từ ngày này qua ngày khác. Sự mệt mỏi, căng thẳng cũng từ đó hình thành. Ngoài ra, tình trạng này càng tăng lên khi nhiều người bắt đầu nhận thấy cơ thể tăng cân, đau nhức xương khớp,…Nỗi lo âu bắt đầu xuất hiện khiến cơ thể chịu nhiều áp lực.

Các chuyên gia cũng chỉ ra rằng, người thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi là nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người khác. Trong đó, bệnh trĩ là căn bệnh điển hình ở người có đặc thù công việc phải ngồi nhiều hoặc đứng lâu trong thời gian dài.

Ngồi nhiều lại bị trĩ là vì sao?
Ngồi nhiều khiến cơ thể gặp nhiều vấn đề, điển hình là tình trạng chán ăn, mệt mỏi, căng thẳng

Đây là những lý giải cho câu hỏi: “Vì sao ngồi nhiều bị trĩ?” mà nhiều người vẫn thắc mắc. Để phòng tránh căn bệnh này, bạn đọc nên tránh để cơ thể phải ngồi một chỗ quá lâu, đồng thời cần điều chỉnh một số thói quen sống hàng ngày để giúp cơ thể linh hoạt hơn, tăng cường lưu thông máu đến tất cả các vùng trên cơ thể, nhất là hậu môn.

Nguy cơ bị trĩ và các vấn đề khác khi ngồi nhiều

Người ngồi nhiều có nguy cơ bị bệnh trĩ cao hơn người bình thường. Bệnh trĩ là căn bệnh khó chịu, gây ra nhiều phiền toái mà người bệnh không ai mong muốn. Giai đoạn mới khởi phát, bệnh thường có ít triệu chứng. Tuy nhiên, khi các búi trĩ hình thành to dần lên, các triệu chứng càng ngày càng rõ ràng và nặng nề hơn, ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe của người bệnh.

Dưới đây là một số vấn đề mà người ngồi nhiều gặp phải khi bị bệnh trĩ:

  • Hậu môn đau rát: Tình trạng đau rát ở khu vực trực tràng – hậu môn khiến cho người bệnh gặp khó khăn trong việc đứng, ngồi và đi đại tiện. Lúc này, các búi trĩ đã phát triển ở mức độ nhất định, bắt đầu gây nên các triệu chứng khiến người bệnh mệt mỏi, hậu môn thường xuyên xuất hiện cơn đau, rát làm người bệnh khó khăn khi ngồi.
  • Mất máu: Bệnh trĩ tiến triển nặng có thể làm cho người bệnh thường xuyên đi ngoài ra máu. Thậm chí, có trường hợp bệnh bùng phát dữ dội gây vỡ mạch máu, xuất huyết kéo dài dẫn đến tình trạng thiếu máu. Lúc này, cơ thể người bệnh sẽ rơi vào trạng thái suy nhược nghiêm trọng.
  • Rối loạn chức năng hậu môn: Bệnh trĩ không được điều trị lâu ngày có thể khiến hậu môn bị rò. Người bệnh khi đó sẽ gặp các vấn đề khác như hậu môn tiết dịch có mùi hôi, mất kiểm soát đại tiện.

    Nguy cơ bị trĩ và các vấn đề khác với người ngồi nhiều
    Rối loạn nhu cầu đại tiện khiến người bệnh trĩ gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt và sức khỏe
  • Vấn đề của nữ giới: Trường hợp chị em phụ nữ bị bệnh trĩ, lâu ngày không can thiệp điều trị có thể kéo theo nhiều vấn đề phụ khoa nguy hiểm. Đặc biệt là tình trạng vi khuẩn từ các búi trĩ xâm nhập lên bộ phận sinh dục. Điều này khiến cho sức khỏe sinh sản của nữ giới bị đe dọa nghiêm trọng.
  • Viêm nhiễm nặng: Hậu môn có thể bị viêm nhiễm nặng, thậm chí là hoại tử các búi trĩ nếu người bệnh không có biện pháp điều trị và chăm sóc tốt. Trường hợp nặng, viêm nhiễm có thể dẫn vào máu gây nên tình trạng nhiễm trùng máu, lúc này người bệnh phải đối mặt với nhiều rủi ro.

Người ngồi nhiều có khả năng bị bệnh trĩ cao hơn những người khác. Bên cạnh đó, nếu mắc bệnh mà không kịp thời can thiệp, ngăn chặn sự phát triển có thể khiến bệnh chuyển biến nghiêm trọng. Khi đó, nhiều vấn đề rắc rối hình thành, ảnh hưởng không chỉ đến đời sống mà còn đe dọa tính mạng người bệnh.

Tư thế ngồi tốt cho người mắc bệnh trĩ

Do đặc thù công việc nên việc mắc bệnh trĩ có thể là không tránh khỏi. Tuy nhiên, nếu biết cách kiểm soát tốt, người bệnh hoàn toàn có khả năng điều trị căn bệnh này. Trong những phương pháp chữa bệnh, vấn đề điều chỉnh tư thế ngồi cũng là một cách giúp người bệnh giảm đau rát hậu môn hiệu quả. Dưới đây là một số lưu ý mà người bệnh có thể tham khảo thực hiện, nhằm giúp cơ thể được thoải mái, tránh cơn đau rát hoành hành:

Tư thế khi đi đại tiện

Thông thường, khi đi vệ sinh trên ghế toilet, nhiều người vẫn có thói quen ngồi bệt. Tuy nhiên, tư thế này không phù hợp khi bạn mắc bệnh trĩ. Ngồi xổm lúc này là một sự lựa chọn hoàn hảo giúp nhu động ruột hoạt động tốt hơn, làm cho việc đại tiện trở nên “trơn tru”. Đặc biệt là giúp bệnh trĩ không phát triển theo chiều hướng xấu.

Tư thế ngồi tốt cho người mắc bệnh trĩ
Điều chỉnh tư thế ngồi khi đi đại tiện giúp người bệnh giảm áp lực cho hậu môn

Nếu bạn không có thói quen ngồi xổm khi đi vệ sinh, bạn có thể sử dụng ghế để kê hai chân, người hơi nghiêng về phía trước. Đồng thời, lúc này hai đầu gối sẽ chạm vào ngực, tư thế tương tự như hình chữ V. Các chuyên gia chỉ ra rằng, tướng ngồi này sẽ giúp liên kết bên trong cơ thể hoạt động tốt hơn, tạo điều kiện để phân thoát ra ngoài dễ dàng, giảm áp lực cho hậu môn.

Tập trung vào việc đại tiện

Nhiều người có thói quen sử dụng điện thoại, đọc sách báo trong lúc đi vệ sinh. Thế nhưng điều này lại khiến cho bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn. Dành thời gian ngồi trong nhà vệ sinh quá lâu vô tình tạo điều kiện cho vi khuẩn từ bên ngoài, đặc biệt là từ bồn cầu thâm nhập vào bên trong cơ thể. Người đang mắc bệnh trĩ nên lưu ý:

  • Không sử dụng thiết bị điện tử, đọc báo, tài liệu khi đang đi vệ sinh, nên tập trung vào việc đại tiện.
  • Khi có nhu cầu đi vệ sinh, không nên để cơ thể kiềm chế lâu. Nên đáp ứng nhu cầu của cơ thể, tránh làm tình trạng táo bón trở nên nghiêm trọng.

Sử dụng gối mềm kê mông

Nếu bạn phải làm việc quá lâu, ngồi nhiều thì việc sử dụng một chiếc gối mềm mại, kê dưới mông là biện pháp hữu hiệu giúp giảm đau rát hậu môn. Bên cạnh đó, bạn nên sắp xếp chiều cao ghế và bàn làm việc sao cho cân đối để tư thế ngồi làm việc thoải mái nhất.

Tư thế ngồi tốt cho người mắc bệnh trĩ
Sử dụng gối mềm kê mông khi làm việc giúp giảm tình trạng đau rát hậu môn

Dành thời gian vận động

Việc ngồi quá lâu khiến cho các triệu chứng bệnh trĩ chuyển biến ngày càng tiêu cực. Bởi, máu huyết bị dồn ứ lâu ngày khiến cho búi trĩ càng phát triển. Thế nên, thay vì tiếp tục ngồi xuyên suốt trong thời gian làm việc, bạn nên dành thời gian để đứng dậy, di chuyển nhằm giúp máu huyết lưu thông.

Bên cạnh đó, thực hiện một số tư thế yoga, khiêu vũ, đi bộ…trong thời gian rảnh cũng là cách giúp đẩy lùi triệu chứng bệnh trĩ, phòng ngừa táo bón. Do quá trình vận động sẽ giúp hệ thống tiêu hóa làm việc tốt hơn, tăng cường trao đổi chất trong cơ thể, nhờ đó áp lực ở hậu môn cũng được giảm tải đáng kể.

Giải pháp phòng ngừa bệnh trĩ cho người ngồi nhiều

Bên cạnh việc thay đổi thói quen khi đi vệ sinh, từ tư thế ngồi cho đến việc tập trung khi đi đại tiện, bạn đọc nên lưu ý thêm một số vấn đề dưới đây. Đặc biệt là với những bạn chưa mắc phải bệnh trĩ, chủ động phòng tránh để bảo vệ cuộc sống và sức khỏe:

  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học. Cân bằng dinh dưỡng với những món ăn lành mạnh, nhất là rau xanh, trái cây. Chúng chứa nhiều vitamin, chất xơ giúp quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi, hạn chế tình trạng táo bón lâu ngày gây nên bệnh trĩ. Tránh ăn nhiều đồ ăn cay, nóng, dầu mỡ, hạn chế thức uống có cồn,…
  • Bổ sung nhiều nước mỗi ngày, uống nước sẽ giúp hoạt động trao đổi chất của cơ thể tốt hơn.
    Giải pháp phòng ngừa bệnh trĩ cho người ngồi nhiều
    Ăn uống, sinh hoạt lành mạnh giúp cơ thể tăng cường đề kháng, phòng ngừa bệnh trĩ

     

  • Hạn chế ngồi nhiều, đứng lâu. Nên có thời gian đi lại, vận động để máu huyết lưu thông, phòng ngừa tình trạng đau rát hậu môn.
  • Đi đại tiện khi cơ thể có nhu cầu. Tránh tình trạng nhịn lâu có thể gây táo bón, gây áp lực cho hậu môn dẫn đến bệnh trĩ.
  • Không để cơ thể rơi vào tình trạng căng thẳng, stress trong thời gian dài. Sắp xếp công việc hợp lý, có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn.
  • Luyện tập thể dục, vận động. Việc này sẽ giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể, chống lại sự xâm nhập của các nhân tố gây hại. Đồng thời, cơ thể cũng trở nên linh hoạt hơn, máu huyết lưu thông tốt giúp phòng ngừa bệnh trĩ và các vấn đề khác.

Ngồi nhiều bị trĩ là tình trạng thường gặp ở đối tượng người bệnh có đặc thù công việc ít vận động. Nếu không điều trị, bệnh có thể gây ra nhiều khó khăn cho cuộc sống và sức khỏe. Do đó, bạn nên chủ động phòng tránh và có biện pháp khắc phục nếu vô tình mắc phải chứng bệnh “khó nói” này.

Có thể bạn quan tâm:

Click xem thêm

Bi quyết chữa bệnh trĩ từ bài thuốc của người H'mông đã đem đến hiệu quả khỏi bệnh gấp 3 - 4 lần so với các phương pháp thông thường khi người bệnh tìm đến điều trị tại Trung tâm Thuốc dân tộc. Giải pháp được đánh giá cao và phản hồi rất tốt
Chữa bệnh trĩ bằng lá bỏng có thể làm giảm các triệu chứng bệnh trĩ cho bệnh nhân

Cây lá bỏng và công dụng chữa bệnh trĩ ít ai ngờ đến

Ngoài việc dùng thuốc tây, chữa bệnh trĩ bằng lá bỏng cũng mang lại tác dụng tốt trong việc khắc...

Bệnh trĩ khi mang thai – Cách trị, làm co búi trĩ cho bà bầu

Đi cầu ra máu, đau hậu môn chính là những dấu hiệu giúp nhận biết sớm bệnh trĩ khi mang...

Thông tin về các loại thuốc bôi trị nứt kẽ hậu môn

Các loại thuốc bôi trị nứt kẽ hậu môn bạn nên thử

Nitroglicerin, diltiazem, Cortison, Anusol-HC, Lidocain…là các loại thuốc bôi trị nứt kẽ hậu môn thường được sử dụng. Vì sử...

Cách giảm đau rát hậu môn tại nhà do trĩ, táo bón

Cách giảm đau rát hậu môn tại nhà do trĩ, táo bón

Nhiều người gặp phải tình trạng đau rát hậu môn do bệnh trĩ, táo bón gây ra mong muốn tìm...

Sau cắt trĩ bao lâu thì lành? Nên làm gì cho nhanh khỏi?

Việc áp dụng phương pháp phẫu thuật cắt trĩ có thể giúp người bệnh loại bỏ búi trĩ, đồng thời...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.