Xôn xao 4 bài thuốc xông hơi chữa bệnh trĩ cực rẻ tiền

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Tình trạng đau, rát, chảy máu do sự giãn quá mức các tĩnh mạch tại trực tràng – hậu môn khi bị trĩ khiến cho nhiều người cảm thấy đau đớn, khó chịu. Để khắc phục, bạn có thể áp dụng cách xông hơi chữa bệnh trĩ. Đây là một trong những mẹo có thể thực hiện tại nhà, an toàn, tiết kiệm nhưng vẫn giúp khắc phục được biểu hiệu khó chịu của bệnh.

Xông hơi chữa bệnh trĩ

Bài thuốc xông hơi chữa bệnh trĩ rẻ tiền

Tham khảo một số bài thuốc xông hơi chữa bệnh trĩ từ các nguyên liệu phổ biến, rẻ tiền sau đây:

Xông hơi rau mùi chữa bệnh trĩ

Rau mùi (tên khoa học là Coriandrum sativum) còn được gọi bằng các tên phổ biến là ngò rí, ngò ta. Rau có mùi thơm nhẹ, thường được thêm vào các món ăn cho đậm đà. Ngoài ra, Đông y cũng sử dụng cả phần rễ và phần gốc để làm thuốc trị bệnh, trong đó có trĩ nhờ vào khả năng tiêu độc, sát khuẩn, làm lành các vết loét.

Chuẩn bị:

  • 1 nắm rau mùi.

Cách thực hiện:

  • Rau mùi tươi sau khi mua về đem rửa sạch rồi cho vào nồi nước sôi.
  • Trút nước ra chậu rồi xông vùng hậu môn.
  • Mẹo trên thích hợp cho những bệnh nhân bị trĩ nhẹ. Thực hiện kiên trì mỗi ngày sẽ giảm thiểu biểu hiện của bệnh đi đáng kể.

Xông hơi sả chữa bệnh trĩ

Củ sả (còn gọi là cỏ sả, hương mao) là một loại gia vị vô cùng quen thuộc đối với người dân Việt Nam. Theo Đông y, sả có mùi thơm, vị the, tính ấm, có khả năng hạ khí, tiêu đờm, chống viêm, sát khuẩn. Do đó, dân gian thường dùng nước xông từ cây sả để chữa cảm cúm, phù nề, trĩ…

chữa bệnh trĩ bằng cách xông hơi
Xông hơi sả chữa bệnh trĩ

Cách dùng củ xả xông hơi để chữa bệnh trĩ được thực hiện như sau:

Chuẩn bị:

  • Sả
  • Bạc hà
  • Cúc tần
  • Lá lốt
  • Nghệ
  • Lá ngải cứu.

Thực hiện:

  • Rửa sạch nguyên liệu trên rồi đun trong nồi nước sôi.
  • Đổ nước ra chậu, tiến hành xông hơi trong khoảng 15  – 20 phút.
  • Thực hiện 2 – 3 lần mỗi tuần để hỗ trợ loại bỏ ký sinh trùng, đẩy nhanh tốc độ sản sinh tế bào mới.

Xông hơi rau diếp cá chữa bệnh trĩ

Diếp cá (tên khoa học là Houttuynia Cordata Thumb) có vị chua, mùi hơi tanh, được dùng làm rau ăn hằng ngày và thuốc chữa nhiều bệnh. Theo Đông Y, rau diếp cá có tác dụng tiêu viêm, sát khuẩn nên có khả năng giảm sưng, viêm ở bệnh nhân bị trĩ. Y học hiện đại cũng cho biết, thành phần Quercetin, isoquercetin cũng giúp làm làm săn, bền, chắc mao mạch bị giãn khi bị trĩ.

Chuẩn bị: Rau diếp cá.

Thực hiện:

  • Diếp cá đem rửa sạch, cho vào nồi nước sôi.
  • Dùng nước trên để xông hậu môn, khi nước nguội thì ngâm rửa với búi trĩ.
  • Bài thuốc có tác dụng giúp se nhanh các búi trĩ, đồng thời giảm cảm giác sưng viêm, đau rát.

Xông hơi lá ngải cứu chữa bệnh trĩ

Ngải cứu (tên khoa học là Artemisia vulgaris, thuộc họ Cúc Asteraceae) có mùi thơm, tính ấm, có khả năng cầm máu, trừ hàn thấp, điều hòa khí huyết, giảm đau, chống viêm. Đặc tính trên phù hợp trong việc cải thiện triệu chứng đau, sưng, viêm, chảy máu do trĩ.

Một số tài liệu nghiên cứu của Y học hiện đại cũng cho biết: trong lá và ngọn cây ngải cứu chứa một số chất như Cineol, adenine, choline – có khả năng ức chế sự phát triển của nhiều chủng vi khuẩn, giúp ngăn ngừa nhiễm trùng tương đối tốt.

Dân gian có cách giã nhỏ lá ngải cứu đắp lên hậu môn để cầm máu, làm co búi trĩ cho các trường hợp mới chớm bệnh hoặc bệnh còn nhẹ. Ngoài ra, bạn cũng có thể phối hợp ngải cứu với một số dược liệu khác để xông hơi nhằm cải thiện bệnh.

Chuẩn bị:

  • Lá ngải cứu
  • Lá cúc tần
  • Nghệ vàng
  • Bồ kết.

Thực hiện:

  • Giã nát các nguyên liệu trên rồi cho vào trong nồi nước sôi, đun thêm khoảng 15 phút nước thì ngưng.
  • Đổ nước ra chậu, xông hơi khoảng 10 – 15 phút.
  • Thuốc trên chỉ dùng để xông, không được uống. Không dùng bã thuốc chà sát lên hậu môn.

Lưu ý khi áp dụng phương pháp xông hơi chữa bệnh trĩ

Trong quá trình áp dụng cách chữa bệnh trĩ bằng cách xông hơi các dược liệu, cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Rửa sạch hậu môn thật kĩ trước khi thực hiện để tránh nhiễm khuẩn.
  • Phương pháp xông hơi trị bệnh thường chỉ giúp làm sạch, giảm đau, sưng, viêm trong khoảng thời gian ngắn. Do đó, bạn nên kết hợp với những giải pháp khác để tăng độ hiệu quả.
  • Bên cạnh việc xông hơi, người bệnh cần cân nhắc và thiết lập cho mình chế độ dinh dưỡng nhiều rau xanh và hoa quả tươi, thay đổi lối sống hằng ngày (hạn chế ngồi lâu, thực hành một số bài tập yoga nhẹ nhàng, uống nhiều nước…) để giảm cảm giác khó chịu và ngăn bệnh tái phát trong tương lai.
  • Phương pháp chữa bệnh trĩ bằng cách xông thảo dược thích hợp với những bệnh nhân bị bệnh nhẹ. Nếu bị đau đớn dữ dội, bạn nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và chỉ định một số biện pháp trị bệnh phù hợp.

Trên đây là một số thông tin về cách xông hơi chữa bệnh trĩ, hi vọng hữu ích đến bạn.

Thông tin trong bài mang tính chất tổng hợp và tham khảo. Chúng tôi không đưa ra bất kỳ lời khuyên, chẩn đoán & phương pháp điều trị thay thế chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Click xem thêm

Dùng xơ mướp chữa bệnh trĩ

Dùng xơ mướp chữa bệnh trĩ là phương pháp chữa bệnh theo dân gian được người xưa truyền lại. Ngoài khả năng tác động giúp giảm đau, phương pháp chữa...

Ngâm nước muối có chữa được bệnh trĩ không ?

Ngâm nước muối có tác dụng sát trùng, kháng khuẩn và hạn chế chảy máu ở bệnh nhân bị trĩ....

Cắt Trĩ Ở Bệnh Viện Nào Tốt Nhất Với Bác Sĩ Giỏi?

Bệnh trĩ hay còn được gọi là bệnh lòi dom, là một trong những căn bệnh phổ biến, gây chảy...

Mẹo chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá đúng cách

Triệu chứng đau, rát, chảy dịch hoặc máu quanh hậu môn khi bị trĩ khiến cho nhiều người khổ sở,...

Bệnh trĩ lâu năm có chữa được không? - Đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Bị bệnh trĩ lâu năm có chữa được không?

Trĩ là căn bệnh không quá nguy hiểm, đối với những trường hợp bị trĩ lâu năm hoàn toàn có...

Ăn gân bò có chữa được bệnh trĩ không?

Ăn gân bò chữa bệnh trĩ – Sự thật hay tin đồn?

Ăn gân bò chữa bệnh trĩ cho đến hiện nay vẫn là chủ đề tranh luận của nhiều người. Một...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.