Bị trĩ có nên ăn sữa chua không? Ăn loại nào tốt?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Sữa chua là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, chứa nhiều lợi khuẩn rất tốt cho cơ thể con người. Và đây cũng chính là món ăn “vặt” được mọi đối tượng ưu thích. Tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều người thắc mắc bị bệnh trĩ ăn sữa chua được không. Nhiều ý kiến cho rằng không nên ăn và cần kiêng cữ tuyệt đối để không làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị, số lượng khác lại phản bác lại, người bệnh trĩ không nhất thiết phải kiêng cữ. Vậy đâu là ý kiến đúng nhất? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn làm rõ vấn đề này.

Thành phần dinh dưỡng và lợi ích của sữa chua đối với sức khỏe con người

Sữa chua là loại thức ăn không giúp làm đẹp da mà còn tốt cho sức khỏe, nhất là sức khỏe đường ruột, tim mạch và hệ miễn dịch. Chính vì sự thơm ngon, dễ ăn nên món ăn được mọi đối tượng thưởng thức và bổ sung vào thực đơn hằng ngày.

Mắc bệnh trĩ có ăn được sữa chua không? - Chuyên gia dinh dưỡng nói gì?
Mắc bệnh trĩ có ăn được sữa chua không? – Chuyên gia dinh dưỡng nói gì?

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, trong sữa chua có chứa đến hàng tỷ lợi khuẩn và các men vi sinh (probiotics) có thể hỗ trợ sức khỏe miễn dịch và làm giảm nguy cơ mắc bệnh. Bên cạnh đó, trong sữa chua còn chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu khác như: canxi, protein, kali, phốt pho, vitamin D, vitamin B12, riboflavin, magie, selen, kẽm, sắt,… cùng với nhiều khoáng chất vi lượng khác.

Nhờ có những thành phần trên mà sữa chua mang lại những công dụng vượt trội sau cho sức khỏe con người:

  • Thành phần riboflavin và vitamin B12 có trong sữa chua có tác dụng bảo vệ cơ thể, giúp phòng ngừa bệnh tim và một số dị tật ống thần kinh bẩm sinh khác;
  • Cải thiện quá trình trao đổi chất, điều hòa huyết áp và ổn định chỉ số đường huyết;
  • Bifidobacteria và lactobacillus trong sữa chua được chứng minh làm giảm các triệu chứng khó chịu vùng bụng và hội chứng ruột kích thích
  • Cải thiện hệ miễn dịch, tăng khả năng ngăn ngừa bệnh cúm thông thường, bệnh cảm lạnh,…;
  • Giúp đảm bảo duy trì mật độ của xương và làm giảm nguy cơ gãy xương nhất là các đối tượng có hệ xương khớp yếu. Đồng thời, canxi, protein và vitamin D có trong sữa chua còn giúp ngăn chặn tình trạng loãng xương;
  • Giảm trọng lượng của cơ thể, nhất làm giảm mỡ, từ đó giúp mang lại một vòng eo chuẩn, cơ thể thon gọn.

Chính vì những lợi ích đã được điểm qua, bạn không nên bỏ qua loại thực phẩm này trong thực đơn mỗi ngày. Việc bổ sung đúng cách không chỉ giúp cải thiện đường ruột mà còn giúp bạn phòng một số bệnh tật khác.

thành phần dinh dưỡng của sữa chua
Sữa chua là thực phẩm dinh dưỡng cung cấp cho sức khỏe con người nhiều dưỡng chất thiết yếu

Tham khảo thêm: Bệnh Trĩ Ở Phụ Nữ: Dấu Hiệu, Cách Điều Trị Và Lưu Ý

Bệnh trĩ có ăn được sữa chua hay không? – Giải đáp thắc mắc

Bệnh trĩ là kết quả của việc tạo ra nhiều áp lực lên phần dưới trực tràng, từ đó khiến các búi trĩ bị giãn quá mức. Khi đó, người mắc bệnh phải chịu nhiều cơn đau đớn, ngứa ngáy khó chịu, thậm chí xuất hiện máu kèm phân khi đi đại tiện.

Căn bệnh này có thể phát sinh do tình trạng táo bón kéo dài trong nhiều ngày liền khiến cho việc đi đại tiện trở nên khó khăn hơn. Bên cạnh đó, việc tăng cân quá mức, thừa cân hay béo phì cũng có thể là tác nhân khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Tuy không phải là bệnh lý quá nguy hiểm, bệnh trĩ hoàn toàn có thể chữa khỏi bằng phương pháp điều trị nội khoa (dùng thuốc), xây dựng chế độ ăn uống khoa học, nhất là cung cấp nhiều thực phẩm giàu chất xơ. Bên cạnh đó, hạn chế ngồi hay đứng quá lâu tại chỗ, nên vận động để không gây áp lực quá nhiều lên tĩnh mạch ở hậu môn.

bệnh trĩ
Bệnh trĩ nếu không được tiến hành điều trị đúng cách và kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm làm ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể

Mặt khác, sữa chua cũng chính thực phẩm mà người mắc bệnh trĩ không nên bỏ qua. Nhờ có nhiều lợi khuẩn trong cơ thể, khi được dung nạp vào trong cơ thể, tình trạng táo bón dần được khắc phục. Điều này có thể giúp cho việc đại tiện dần thuận lợi hơn, khắc phục tình trạng rặn mạnh.

Song song, thành phần probiotic có trong sữa chua có tác dụng tốt trong việc giảm đau và táo bón. Đồng thời, giúp cho hệ tiêu hóa được hoạt động tốt hơn và nâng cao hệ miễn dịch chống chọi bệnh tật.

Đáp án của câu hỏi “Bị mắc bệnh trĩ có nên ăn sữa chua không?” là hoàn toàn ăn được. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích người mắc bệnh trĩ ăn mỗi ngày để hỗ trợ đẩy lùi bệnh tình được nhanh chóng.

Người mắc bệnh trĩ hoàn toàn ăn được sữa chua nhưng phải ăn đúng cách và ăn đúng loại
Người mắc bệnh trĩ hoàn toàn ăn được sữa chua nhưng phải ăn đúng cách và ăn đúng loại

Điều chỉnh chế độ ăn sữa chua đúng cách cho người mắc bệnh trĩ

Chế độ ăn uống đóng vai trò khá quan trọng trong quá trình điều trị bệnh trĩ. Việc ăn sữa chua không đúng cách cũng có thể khiến bệnh tình càng trở nên nghiêm trọng hơn. Chính vì vậy, người mắc bệnh trĩ cần điều chỉnh chế độ ăn uống sao cho phù hợp. Dưới đây là một số lời khuyên từ chuyên gia dinh dưỡng:

– Ăn bao nhiêu sữa chua là đủ?

Tuy sữa chua mang lại nhiều công dụng đối với quá trình điều trị bệnh trĩ nhưng không phải ăn nhiều, lạm dụng là gia tăng công dụng. Việc ăn nhiều không chỉ làm tăng công dụng mà còn gây ra nhiều bất lợi cho sức khỏe.

Chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích người mắc bệnh trĩ chỉ nên ăn mỗi ngày 1 hũ sữa chua là đủ. Đồng thời, không nên ăn hết lượng sữa chua được khuyến cáo mà nên chia thành nhiều lần ăn chính trong các ngày.

Tham khảo thêm: Dấu hiệu bệnh trĩ nhẹ (giai đoạn đầu) và cách chữa

– Ăn sữa chua vào thời điểm nào?

Người mắc bệnh trĩ không nên ăn sữa chua trước bữa ăn do bụng đói và lượng acid dạ dày tăng cao. Trong khi đó, sữa chua lại chứa nhiều acid lactic sẽ phá hủy acid trong dạ dày. Điều này có thể khởi phát tình trạng đau dạ dày. Thời điểm tốt nhất để ăn sữa chua là sau bữa ăn trưa và khoảng 1 – 2 giờ sau khi ăn no.

– Người mắc bệnh trĩ nên ăn sữa chua loại nào tốt cho sức khỏe?

Để không làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh trĩ, người bệnh nên lựa chọn và ăn các loại sữa chua không đường, sữa chua tách béo, sữa chua chứa ít chất phụ gia,… Đồng thời, hạn chế chọn sữa chua có chứa trái cây để tránh gia tăng lượng đường.

Bên cạnh đó, để tăng hương vị cũng như thêm độ thơm ngon, bạn cũng có thể kết hợp sữa chua cùng với các loại thực phẩm khác như: trái cây, hoa quả tươi, bánh mì, ngũ cốc,… Hơn nữa, không nên ăn sữa chua cùng với thịt đông lạnh, thịt xông khói để tránh gây rối loạn tiêu hóa.

Nên kết hợp sữa chua cùng với một số loại trái cây, hoa quả tươi hay các loại ngũ cốc để gia tăng hương vị và tránh sự nhàm chán
Nên kết hợp sữa chua cùng với một số loại trái cây, hoa quả tươi hay các loại ngũ cốc để gia tăng hương vị và tránh sự nhàm chán

Tóm lại, các đối tượng mắc bệnh trĩ hoàn toàn ăn được sữa chua nhưng phải ăn đúng cách và ăn ở liều lượng vừa. Bên cạnh việc ăn sữa chua, người bệnh cũng nên chú trọng nhiều hơn đến chế độ ăn uống hằng ngày. Đồng thời, chủ động thăm khám để biết chính xác tình trạng sức khỏe đang mắc phải và từ đó có phác đồ điều trị phù hợp.

Cắt trĩ ở bệnh viện nào tốt nhất? 10 Địa chỉ uy tín, bác sĩ giỏi

Bệnh trĩ hay còn được gọi là bệnh lòi dom, là một trong những căn bệnh phổ biến, gây chảy...

Bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối – Đừng quá lo lắng

Không ít mẹ bầu bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối do ảnh hưởng của sự thay đổi hormone,...

Bệnh trĩ lâu năm có chữa được không? - Đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Bị bệnh trĩ lâu năm có chữa được không?

Trĩ là căn bệnh không quá nguy hiểm, đối với những trường hợp bị trĩ lâu năm hoàn toàn có...

Các phương pháp phẫu thuật cắt trĩ: Ưu điểm, nhược điểm và chi phí

Khi việc dùng thuốc và các biện pháp khác không có hiệu quả thì bác sĩ sẽ chỉ định phẫu...

Cắt Trĩ Bệnh Viện Đại Học Y Dược: Quy trình và chi phí thực hiện

Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh từ lâu được biết đến là cơ sở khám,...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *