Cách chữa bệnh trĩ bằng hoa thiên lý đơn giản, hiệu quả
“Thập nhân cửu trĩ” (cứ 10 người thì 9 người mặc bệnh trĩ) – phổ biến là vậy nhưng không phải ai cũng biết cách khắc phục căn bệnh “khó nói” này. Để giảm đau, sưng, chảy máu búi trĩ, dân gian có mẹo chữa bệnh trĩ bằng hoa thiên lý.
Bệnh trĩ (hemorrhoids) được phân thành hai loại chính: Trĩ nội và trĩ ngoại. Hiện tượng trên được phát sinh do tĩnh mạch dưới hậu môn, trực tràng bị sưng gây giãn tĩnh mạch.. Mặc dù không quá nguy hiểm nhưng đây là căn bệnh vô vùng phổ biến. Để ngăn ngừa và giảm nhẹ biểu hiện trong thời kỳ phát bệnh, bạn có thể áp dụng mẹo trị bệnh từ hoa thiên lý. Đây là cách làm an toàn, lành tính và có thể thực hiện tại nhà.
Tác dụng chữa bệnh trĩ của hoa thiên lý
Thiên lý (danh pháp Telosma cordata) là cây leo có lông ở phần thân. Lá cây có hình tim, gân lá có lông, đầu lá nhọn. Hoa cây thiên lý khá to, có màu vàng ngả lục nhạt, mùi thơm. Phần là và hoa thường được dùng nhiều cho mục đích ẩm thực và chữa bệnh. Đây là nguyên liệu tự nhiên an toàn, phụ nữ mang thai có thể dùng mà không sợ tác dụng phụ.
Theo Đông y, hoa thiên lý có vị ngọt nhẹ, tính bình, có khả năng giải nhiệt, an thần, chông viêm nên thường được dùng để làm mát cơ thể, giúp ngủ ngon giấc, giảm đau lưng, mệt mỏi, chữa lòi dom (trĩ).
Một số nghiên cứu y học hiện đại cho biết, hoa thiên lý chứa hàm lượng chất xơ tương đối cao (khoảng 3%) nên thích hợp cho bệnh nhân bị trĩ. Ngoài ra, một số thành phần dinh dưỡng có trong thực vật trên như canxi, phốt pho, sắt, kẽm… cũng được xem là bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Cách dùng hoa thiên lý chữa bệnh trĩ
Cách chữa bệnh trĩ bằng hoa thiên lý tương đối đơn giản. Bạn có thể tham khảo một số bài thuốc và món ăn chữa bệnh từ hoa thiên lý sau đây:
1. Bài thuốc chữa trĩ từ hoa thiên lý theo kinh nghiệm dân gian
Uống nước lá thiên lý
Chuẩn bị: 1 nắm lá thiên lý non làm sạch, để ráo nước.
Thực hiện: Lá thiên lý đem hãm với nước như trà xanh rồi dùng hằng ngày, có thể thay thế nước lọc.
Đắp hoa thiên lý lên chỗ bị trĩ
Chuẩn bị:
- 100 gam lá thiên lý (chọn lá non, bánh tẻ).
- 5 gam muối ăn.
Thực hiện:
- Lá non sau khi thu hái đem rửa sạch với nước muối để loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn hoặc tạp chất.
- Giã nhuyễn lá thiên lý với muối, thêm 30 ml nước ấm vào, khuấy đều rồi gạn lấy phần nước, bỏ phần bã.
- Dùng bài thuốc này đắp lên chỗ dom bị lòi (cần vệ sinh thật sạch bằng thuốc tím trước đó) rồi đóng khố để thông thoáng.
- Kết hợp mẹo trên với nước uống từ lá thiên lý tươi (3 – 4 bát mỗi ngày). Thực hiện 2 – 4 lần mỗi ngày, kiên trì trong 3 – 4 ngày.
2. Món ăn từ khoa thiên lý dành cho người bị trĩ
Bên cạnh việc dùng hoa thiên lý như thuốc, bạn cũng có thể chế biến thêm một số món ăn từ hoa thiên lý để tăng hàm lượng khoáng chất và chất xơ cho cơ thể:
Canh giò sống hoa thiên lý
Chuẩn bị:
- Giò sống
- Hoa thiên lý
- Gia vị
Thực hiện:
- Nấu nước hầm xương từ giò lợn cho đến khi nhừ, mềm thì cho rau thiên lý vào, nêm nếm gia vị cho phù hợp rồi tắt bếp.
- Món ăn có vị ngọt, thơm, giàu dinh dưỡng, có tác dụng thanh nhiệt cho cơ thể, ngừa táo bón.
Canh cua hoa thiên lý
Chuẩn bị:
- Cua
- Hoa thiên lý
Thực hiện:
- Cách nấu và chế biến món ăn tương tự như cách chế biến các món canh cua khác, chỉ thay loại rau ăn bằng hoa thiên lý. Khi canh cua sôi, cho hoa thiên lý vào, điều chỉnh gia vị cho vừa ăn rồi tắt bếp.
Bạn có thể thay giò sống, cua bằng một số nguyên liệu khác như tôm, thịt nạc lợn, thịt bò…để đỡ nhàm chán nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu trị bệnh.
Một số lưu ý khi dùng hoa thiên lý chữa bệnh trĩ
Để bài thuốc chữa bệnh trĩ bằng hoa thiên lý phát huy tác dụng tối ưu, cần lưu ý một số điều sau:
- Phối hợp đường uống và bôi ngoài búi trĩ để nâng cao hiệu quả trị bệnh.
- Nước sắc từ hoa thiên lý ngoài tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh trĩ, vị thuốc còn giúp bạn ngủ sâu giấc, giảm căng thẳng, stress.
- Tương tự như các mẹo dân gian khác, tác dụng trị bệnh của hoa thiên lý cần nhiều thời gian để phát huy. Do đó, bệnh nhân cần kiên trì áp dụng.
- Mặc dù khá an toàn nhưng tính hiệu quả của mẹo chữa trĩ bằng hoa thiên lý còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố cơ địa của mỗi người. Sau một thời gian áp dụng, nếu nhận thấy bệnh không thuyên giảm hoặc trở nên nghiêm trọng hơn, bệnh nhân nên đến cơ sở y tế để thăm khám và tìm biện pháp khác phù hợp hơn.
Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không đưa ra bất kỳ lời khuyên, chẩn đoán và phương pháp chữa trị thay thế chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.
Có thể bạn quan tâm
- Chi phí chữa bệnh trĩ mới cập nhật: Chi tiết theo cấp độ bệnh
- Bệnh trĩ nên và kiêng ăn rau gì hỗ trợ điều trị?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!