Bị trào ngược dạ dày và có đờm ở cổ phải làm sao?
Trào ngược dạ dày và có đờm khiến vùng cổ họng luôn có cảm giác khó chịu, đặc biệt là khu vực phía sau xương ức và cột sống. Nếu không sớm kiểm tra và có phương pháp xử lý thích hợp, dây thanh quản, cổ họng và nhiều bộ phận khác của hệ thống hô hấp có thể bị tổn thương. Đồng thời gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Trào ngược dạ dày có đờm là gì?
Trào ngược dạ dày thực quản là bệnh lý thể hiện cho tình trạng thức ăn và lượng axit trong dạ dày trào ngược lên thực quản. Đối với những trường hợp nặng, axit có thể trào lên vùng cổ họng và vùng mũi của người bệnh. Điều này có thể khiến cổ họng có cảm giác nóng rát, khó chịu, gây kích thích và tạo ra nhiều triệu chứng nghiêm trọng hơn.
Ở những bệnh nhân bị trào ngược nghiêm trọng, lượng thức ăn và axit khi trào ngược sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho virus và vi khuẩn tấn công, phát triển và khiến cổ họng bị tổn thương. Khi đó các biểu mô tồn tại ở đường hô hấp sẽ tiết ra chất nhầy để ngăn cản tác nhân gây hại, bảo vệ cổ họng và các bộ phận khác của hệ thống hô hấp.
Trào ngược dạ dày và có đờm ở cổ họng thường xảy ra vào ban đêm, khi nằm ngủ. Ngoài ra bệnh sẽ nặng nề hơn trong lúc ngủ và mỗi buổi sáng sau khi ngủ dậy. Bởi trong thời gian này, dạ dày nằm ngang với khí quản, thực quản và làm tăng nguy cơ trào ngược.
Trào ngược dạ dày không chỉ khiến cổ họng bị tổn thương, tiết nhiều đờm mà còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm họng, ho và nhiều bệnh lý liên quan đến hệ hô hấp khác. Ngoài ra, nếu không sớm điều trị, người bệnh còn có nguy cơ cao đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm. Đồng thời gây khó khăn cho quá trình chữa bệnh sau này.
Dấu hiệu nhận biết bệnh trào ngược dạ dày và có đờm ở cổ
Khi bị trào ngược dạ dày và có đờm ở cổ, người bệnh sẽ nhận thấy vùng cổ họng và cơ thể xuất hiện nhiều vấn đề sau:
- Có cảm giác vướng víu tại vùng cổ họng
- Khó nuốt, thường xuyên bị nghẹn
- Ngứa cổ họng
- Có dịch đờm màu vàng hoặc màu xanh
- Khó thở
- Miệng đắng
- Đầy hơi
- Chán ăn, ăn không ngon miệng
- Buồn nôn và nôn ói
- Đau tức ngực
- Tăng tiết nước bọt.
Tìm hiểu thêm: Trào ngược dạ dày gây khó thở nguy hiểm thế nào?
Biến chứng của bệnh trào ngược dạ dày có đờm ở cổ
Khi bị trào ngược dạ dày và có đờm ở cổ, người bệnh nên nhanh chóng áp dụng các phương pháp điều trị phù hợp để làm dịu nhanh cảm giác khó chịu. Đồng thời phòng ngừa tình trạng trào ngược dẫn đến bệnh viêm họng hạt, bệnh viêm họng và nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
Một số biến chứng từ bệnh trào ngược dạ dày có đờm ở cổ không được điều trị:
- Bệnh viêm thực quản: Bệnh trào ngược dạ dày có thể tác động dẫn đến kích thích và gây viêm tại thực quản. Khi bị viêm thực quản, người bệnh sẽ có cảm giác khó nuốt, khó chịu, đau nóng, một vài trường hợp có thể dẫn đến loét thực quản. Ngoài ra ở những trường hợp nghiêm trọng, người bệnh còn có nguy cơ cao đối mặt với hiện tượng hẹp thực quản và sẹo thực quản.
- Hội chứng khó thở: Nếu không được điều trị, bệnh trào ngược dạ dày và có đờm ở cổ họng sẽ gây sẹo trong thực quản. Điều này có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh hẹp thực quản lành tính. Đồng thời khiến người bệnh khó nuốt, đau và khó thở mãn tính.
- Ho mãn tính: Người bệnh thường có thói quen ho, khạc nhổ khi bị trào ngược dạ dày có đờm. Hoạt động này khiến cổ họng bị tổn thương, làm tăng nguy cơ khàn giọng, viêm họng, ho mãn tính và thay đổi giọng nói.
Ngoài ra nếu không có biện pháp can thiệp phù hợp, bệnh trào ngược dạ dày có thể tiến triển theo chiều hướng xấu, làm tăng nguy cơ mắc bệnh Barrett thực quản. Bệnh lý này là một dạng thay đổi thành phần, tính chất của niêm mạc thực quản. Barrett thực quản có thể nhanh chóng phát triển và trở thành ung thư.

Xem thêm: Mối liên hệ giữa ung thư thực quản và trào ngược dạ dày
Bị trào ngược dạ dày và có đờm ở cổ phải làm sao?
Để quá trình điều trị bệnh trào ngược dạ dày và có đờm ở cổ diễn ra suôn sẻ, người bệnh cần dựa vào mức độ nghiêm trọng của bệnh lý và tổn thương ở cổ họng để có những biện pháp điều trị thích hợp.
Các phương pháp điều trị trào ngược dạ dày có đờm gồm:
Sử dụng thuốc Tây
Một số loại thuốc có thể giúp bệnh trào ngược dạ dày có đờm nhanh chóng được khắc phục, bao gồm:
Thuốc kháng Axit
Thuốc kháng Axit là một loại thuốc có khả năng trung hòa axit trong dạ dày. Do đó việc sử dụng loại thuốc này sẽ giúp người bệnh cải thiện tốt những triệu chứng khó chịu do bệnh trào ngược dạ dày gây ra.
Thành phần phổ biến có trong các loại thuốc kháng Axit gồm:
- Magiê Hydroxit
- Công thức Hydroxit nhôm
- Sodium Bicarbonate
- Canxi Cacbonat.

Thuốc chẹn H2
Thuốc chẹn H2 hoạt động bằng cách ức chế quá trình sản xuất axit của các tế bào dạ dày. Từ đó khắc phục các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản và phòng ngừa biến chứng.
Một số loại thuốc chẹn H2 được sử dụng phổ biến:
- Nizatidine
- Famotidine
- Cimetidine
- Ranitidine.
Thuốc ức chế bơm proton (PPI)
Thuốc ức chế bơm proton là một loại thuốc được sử dụng phổ biến trong thực hành lâm sàng. Loại thuốc này có khả năng phòng ngừa và cải thiện tốt những triệu chứng khó chịu do tình trạng tăng tiết acid dịch vị gây ra. Đồng thời ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng do bệnh trào ngược dạ dày có đờm gây ra.
Các loại thuốc ức chế bơm proton được sử dụng phổ biến:
- Pantoprazole
- Rabeprazole
- Esomeprazole
- Omeprazole
- Lansoprazole.

Lưu ý an toàn
- Người bệnh chỉ nên sử dụng thuốc khi có yêu cầu và hướng dẫn liều dùng từ bác sĩ chuyên khoa.
- Sử dụng thuốc đúng cách, đúng liều và đúng thời gian được chỉ định.
- Không lạm dụng thuốc hoặc sử dụng thuốc dài ngày để tránh mắc phải những rủi ro không mong muốn.
Thay đổi thói quen sinh hoạt và ăn uống
Việc loại bỏ thói quen xấu, xây dựng một thói quen sinh hoạt và ăn uống phù hợp có thể giúp bệnh nhân kiểm soát các triệu chứng, hỗ trợ quá trình điều trị bệnh trào ngược dạ dày và có đờm ở cổ. Cụ thể:
Thói quen ăn uống
- Tránh sử dụng những loại thực phẩm có thể làm tăng kích thích và khiến bệnh trào ngược dạ dày thực quản trở nên nghiêm trọng hơn. Điển hình như thực phẩm nhiều gia vị, thức ăn cay nóng, thực phẩm chứa nhiều chất béo, nhiều dầu mỡ, thực phẩm có tính axit.
- Làm giảm áp lực lên dạ dày bằng cách chia nhỏ các bữa ăn, không ăn quá no.
- Hạn chế sử dụng những loại đồ uống có thể khiến niêm mạc thực quản bị kích thích. Cụ thể như các loại rượu bia, thức uống có cồn, thức uống có caffein, nước ngọt có gas.
- Không nằm hoặc ngủ ngay sau khi ăn.
Xem thêm: Trào ngược dạ dày nên ăn gì và kiêng gì mới tốt?
Thói quen sinh hoạt
- Không thức quá khuya.
- Hạn chế căng thẳng, stress và lo âu.
- Có chế độ sinh hoạt, làm việc và nghỉ ngơi phù hợp.
- Tăng cường vận động, tham gia các hoạt động thể chất để nâng cao sức đề kháng và sức khỏe tổng thể, hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày và có đờm ở cổ.

Trào ngược dạ dày và có đờm ở cổ khi nào cần gặp bác sĩ?
Bệnh trào ngược dạ dày có đờm ở cổ có thể được kiểm soát bằng các loại thuốc không kê đơn và thói quen sinh hoạt, ăn uống phù hợp. Tuy nhiên nếu những triệu chứng của bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc xuất hiện đồng thời với những biểu hiện nghiêm trọng khác, người bệnh cần đến bệnh viện, gặp bác sĩ chuyên khoa và nhờ đến sự chăm sóc y tế càng sớm càng tốt.
Người bệnh cần gặp bác chuyên khoa sĩ khi rơi vào một trong những trường hợp sau:
- Các triệu chứng trở nên nghiêm trọng, không thể kiểm soát hoặc kéo dài trên một tuần
- Khó nuốt, khó mở miệng hoặc khó thở
- Đau tai
- Đau khớp
- Nổi mề đay
- Phát ban
- Xuất hiện khối u ở cổ
- Sốt cao trên 38 độ
- Đờm lẫn máu hoặc lẫn các chất nhầy không xác định
- Đau cánh tay, đau vai hoặc đau ngực.

Đa phần các trường hợp trào ngược dạ dày và có đờm ở cổ lành tính, không gây nguy hiểm và có thể được kiểm soát bằng các biện pháp chăm sóc và điều trị tại nhà. Tuy nhiên đối với các trường hợp có triệu chứng nghiêm trọng, người bệnh cần gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và có các phương pháp điều trị thích hợp. Từ đó giúp phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Có thể bạn quan tâm
- Vì sao trào ngược dạ dày gây hôi miệng?
- Trào Ngược Dạ Dày Nổi Hạch Có Nguy Hiểm Không?