Thuốc Pantoprazole là thuốc gì?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Pantoprazole là thuốc dùng trong điều trị một số bệnh lý về dạ dày. Tuy nhiên ngoài công dụng chữa bệnh, thuốc có khả năng gây nên một số tác dụng phụ hoặc làm giảm hiệu quả điều trị nếu bệnh nhân không sử dụng thuốc đúng cách. Tham khảo thông tin dưới đây để hiểu rõ công dụng, liều lượng, cách sử dụng để hạn chế được tình trạng trên.

Pantoprazole
Thông tin về thành phần, công dụng, liều dùng, tương tác thuốc và tác dụng phụ của thuốc Pantoprazole

Trung tâm Thuốc dân tộc là địa chỉ khám chữa bệnh nổi tiếng nhất hiện nay trong lĩnh vực YHCT. Trung tâm đã cứu giúp hàng ngàn người bệnh thoát khỏi nỗi ám ảnh, đau đớn do bệnh dạ dày. Trong đó bao gồm cả nghệ sĩ nổi tiếng như NSND Trần Nhượng, NS Chiến Thắng, NS Thu Hà…
  • Tên biệt dược: Acrid 40, Coroclesstra, Pantalek
  • Phân nhóm: Thuốc đường tiêu hóa, thuốc ức chế bơm proton (PPIs)
  • Dạng bào chế: Bột pha tiêm truyền tĩnh mạch, viên nén bao phim tan trong ruột

Những thông tin về thuốc Pantoprazole

1. Thành phần

Pantoprazole là sự kết hợp của hoạt chất Pantoprazole hydrochloride và thành phần tá dược vừa đủ trong lượng bột pha hoặc một viên nén, bao gồm:

Phần lõi thuốc 

  • Natri cacbonat (khan),
  • Hoạt chất mannitol
  • Hoạt chất crospovidone
  • Hoạt chất povidone K90
  • Canxi stearate

Lớp phủ

  • Hoạt chất hypromellose
  • Hoạt chất povidone K25
  • Titan dioxide (E171)
  • Iron oxide màu vàng (E172)
  • Hoạt chất propylene glycol
  • Methacrylic acid-ethyl acrylate copolyme (1:1)
  • Polysorbate 80
  • Natri laurilsulfate
  • Hoạt chất triethate.

2. Công dụng

Pantoprazole được sử dụng để điều trị các bệnh lý về dạ dày, các bệnh lý về tiêu hóa và thực quản (trào ngược axit). Thuốc có khả năng tác động và làm giảm lượng axit được tạo ra trong dạ dày, giúp bệnh nhân giảm nhanh cảm giác đau và đầy bụng.

Bên cạnh đó, thuốc còn có công dụng điều trị những triệu chứng khác như: Ợ nóng, khó nuốt, ăn không ngon miệng, ho dai dẳng không thể khỏi… Đồng thời chữa lành các vết viêm loét và ngăn ngừa tình trạng loét tái phát, điều trị và làm lành những tổn thương do axit trong dạ dày và thực quản gây nên, ngăn ngừa bệnh ung thư thực quản xuất hiện…

3. Chống chỉ định

Pantoprazole chống chỉ định với những trường hợp sau:

  • Không dùng thuốc nếu bạn có tiền sử bị dị ứng với Pantoprazole hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc
  • Nếu bạn bị dị ứng với các loại thuốc ức chế bơm proton, bạn không nên sử dụng thuốc Pantoprazole
  • Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú nên thận trọng khi dùng thuốc
  • Không sử dụng thuốc cho những trường hợp mắc bệnh gan, bệnh thận
  • Trẻ em dưới 12 tuổi không được khuyến cáo sử dụng Pantoprazole.

4. Cách dùng và liều lượng

Cách dùng

Pantoprazoled được sử dụng theo 2 cách: Uống và tiêm. Đối với trường hợp uống trực tiếp, bệnh nhân không nên nhai thuốc hoặc tán nhuyễn thuốc mà phải uống trọn một viên với một cốc nước đầy. Uống thuốc trước bữa ăn 1 giờ.

Cách sử dụng thuốc Pantoprazole
Cách sử dụng thuốc Pantoprazole

Liều lượng

Tùy vào từng trường hợp mắc bệnh, đối tượng dùng thuốc và mức độ phát triển bệnh lý, liều lượng dùng thuốc có sự thay đổi như sau:

Liều dùng thuốc thông thường cho bệnh viêm thực quản đối với người lớn

  • Điều trị viêm thực quản ăn mòn: Dùng 40mg/lần/ngày, sử dụng liên tục trong 8 tuần và 16 tuần đối với những bệnh nhân không thể chữa lành sau quá trình điều trị ban đầu
  • Duy trì chữa lành viêm thực quản ăn mòn: Dùng 40mg/lần/ngày, sử dụng tối đa 12 tháng.

Liều dùng thuốc thông thường cho bệnh loét tá tràng đối với người lớn

  • Bệnh nhân ở thể nhẹ: Dùng 40mg/lần/ngày, sử dụng thuốc liên tục trong 12 tuần
  • Bệnh nhân ở thể nặng: Dùng từ 40mg – 120mg/ngày, sử dụng thuốc liên tục trong 28 tuần

Liều dùng thuốc thông thường cho bệnh loét dạ dày đối với người lớn

Dùng 40mg/lần/ngày, sử dụng thuốc liên tục từ 4 – 8 tuần.

Liều dùng thuốc thông thường đối với tình trạng nhiễm trùng Helicobacter pylori ở người lớn

  • Trị liệu 3 lần: Dùng 40mg/ngày 2 lần, sử dụng thuốc kết hợp với hoạt chất clarithromycin, amoxicillin hoặc metronidazole trong 7 ngày. Sau đó dùng 40mg/ngày 2 lần trong 28 lần
  • Trị liệu tăng gấp 4 lần: Dùng 40mg/ngày 2 lần, sử dụng thuốc kết hợp với hoạt chất bismuth subcitrate và tetracycline (4 lần mỗi ngày), metronidazole 200 mg (3 lần mỗi ngày) và metronidazole 400 mg (1 lần trước khi đi ngủ) trong 7 ngày.

Liều dùng thuốc thông thường cho hội chứng Zollinger – Ellison đối với người lớn

  • Tiêm truyền: Dùng 80mg/12giờ
  • Uống: 40mg/ngày 2 lần, sử dụng tối đa 240mg/ngày.

Liều dùng thuốc thông thường đối với người lớn giúp điều trị dự phòng loét căng thẳng, loét dạ dày tá tràng

  • Dự phòng chảy máu loét căng thẳng: Dùng 80mg/ngày 2 lần (tiêm truyền trong khoảng thời gian 15 phút), dùng tối đa 240mg/ngày (tiêm truyền chia đều thành 3 lần bằng nhau)
  • Loét dạ dày tái phát dự phòng sau khi cầm máu: Dùng 8mg/giờ trong 3 ngày kết hợp với 80mg IV bolus.

5. Bảo quản

Pantoprazoled nên được bảo quản ở những nơi khô ráo, thoáng mát, tốt nhất nên bảo quản thuốc ở nhiệt độ từ 15 đến 25 độ C, tránh ánh nắng trực tiếp, đồng thời để thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Nếu thuốc hết hạn hoặc xuất hiện dấu hiệu biến chất, bạn không nên tiếp tục sử dụng thuốc. Thay vào đó hãy kham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ về cách xử lý thuốc. Không nên bỏ thuốc vào ống dẫn nước, phòng tắm hoặc môi trường tự nhiên.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng Pantoprazoled

Bên cạnh thông tin về công dụng, liều dùng và cách sử dụng, người bệnh cũng nên lưu lại những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc để quá trình điều trị bệnh diễn ra an toàn và suôn sẻ hơn.

1. Khuyến cáo khi dùng

Trước khi sử dụng thuốc, bệnh nhân cần thận trọng với những điều sao đây:

  • Nếu có dấu hiệu dị ứng hoặc có tiền sử bị dị ứng với hoạt chất pantoprazole, omeprazole, lansoprazole, esomeprazole, dexlansoprazole hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc, hãy báo ngay với bác sĩ chuyên khoa hoặc dược sĩ
  • Bệnh nhân không nên dùng Pantoprazoled trong quá trình chữa bệnh với thuốc rilpivirine
  • Trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh không nên sử dụng các loại rượu, bia và một số chất kích thích
  • Nên hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn cũng đang sử dụng thuốc cùng với những loại tân dược khác kể cả các loại thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn, thuốc chống đông máu, thuốc lợi tiểu, sắt, vitamin, thảo dược và thực phẩm chức năng. Bởi Pantoprazoled có khả năng tương tác với một số tân dược làm giảm tác dụng của thuốc, khiến các tác dụng phụ trở nên nghiêm trọng hơn và bạn có thể sẽ phải thay đổi liều lượng thuốc
  • Báo ngay cho bác sĩ nếu lượng magie trong máu ở mức thấp, lượng vitamin B12 thấp, bị loãng xương, bệnh gan, bệnh thận hoặc một bệnh tự miễn như lupus ban đỏ hệ thống
  • Thuốc có khả năng làm tăng nguy cơ loãng xương, đặc biệt là khi sử dụng thuốc với liều lượng cao, sử dụng thuốc trong một thời gian dài và ở những bệnh nhân lớn tuổi. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để tìm ra phương hướng xử lý phù hợp như bổ sung vitamin D, bổ sung canxi…
  • Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa về những rủi ro, lợi ích trong quá trình chữa bệnh với Pantoprazoled và chỉ sử dụng thuốc khi thật sự cần thiết

2. Tác dụng phụ

Trong quá trình sử dụng thuốc, Pantoprazoled có thể gây nên một số tác dụng phụ không mong muốn như:

  • Đau đầu
  • Chóng mặt, hoa mắt
  • Buồn nôn và nôn ói
  • Tiêu chảy
  • Đầy hơi
  • Đau khớp
  • Sốt
  • Phát ban
  • Xuất hiện các triệu chứng cảm lạnh.

Ngoài ra thuốc còn có khả năng gây ra một số tác dụng phụ nghiêm trọng khác. Hãy báo ngay cho bác sĩ chuyên khoa hoặc đến các cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu nếu bạn nhận thấy cơ thể có những dấu hiệu sau đây:

  • Nổi mề đay; ngứa ngáy; toàn bộ vùng mặt, cổ họng, môi, lưỡi, mắt có dấu hiệu sưng to
  • Khó thở
  • Khó nuốt, khàn giọng
  • Đau dạ dày nghiêm trọng
  • Tiêu chảy nặng có phân lỏng, nước hoặc có máu
  • Đột nhiên có dấu hiệu đau buốt hoặc cảm thấy khó khăn khi di chuyển cổ tay, lưng hoặc xoay hông
  • Tại vị trí tiêm Pantoprazoled tĩnh mạch có dấu hiệu bầm tím hoặc sưng to
  • Mắc phải các vấn đề về thận như đi tiểu ít hơn bình thường, tiểu ra máu, cơ thể sưng hoặc tăng cân nhanh không rõ nguyên nhân
  • Lượng magie trong cơ thể thấp hoặc bị tuột giảm khiến bệnh nhân chóng mặt, nhịp tim nhanh hoặc không đều, cơ thể yếu ớt, tay chân run rẩy hoặc giật cơ, chuột rút, thường xuyên lo lắng, bồn chồn không rõ nguyên nhân, nghẹt thở hoặc có cảm giác ho
  • Bệnh Lupus ban đỏ hệ thống có chuyển biến xấu hoặc xuất hiện nhiều triệu chứng mới như đau khớp; nổi mẩn đỏ ở má, hai tay, hai chân (xuất hiện nhiều hơn khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời)
  • Phồng rộp hoặc bông tróc da
  • Dễ gãy xương cổ tay, hông và cột sống; phát triển các polyp tuyến tuyền liệt; thiếu vitamin B12 đối với những bệnh nhân sử dụng liều cao hoặc sử dụng thuốc trong một thời gian dài.

Trên đây là danh mục chưa đầy đủ các tác dụng phụ của thuốc. Do đó, nếu bạn nhận thấy cơ thể có bất kỳ vấn đề bất thường nào trong quá trình sử dụng thuốc, hãy báo ngay cho bác sĩ để được kiểm tra và xử lý.

3. Tương tác thuốc

Pantoprazoled có thể tương tác với một số loại thuốc điều trị khác làm giảm tác dụng của thuốc, đồng thời làm tăng tác dụng phụ hoặc gây nên một số tác hại nghiêm trọng.

Tương tác thuốc Pantoprazoled
Pantoprazoled có khả năng tương tác với một số loại thuốc điều trị khác làm giảm tác dụng chữa bệnh và tăng tỉ lệ xuất hiện tác dụng phụ

Tương tác nặng

Bạn không được dùng thuốc cùng với Proton pump inhibitors/rilpivirine, Proton pump inhibitors/atazanavir, nelfinavir bởi thuốc có khả năng tương tác mạnh và gây nên nhiều tác hại nghiêm trọng.

Tương tác nghiêm trọng 

Thuốc có thể tương tác nghiêm trọng và làm tăng tỉ lệ xuất hiện tác dụng phụ đối với những loại thuốc khác như:

  • Proton pump inhibitors/ledipasvir; velpatasvir
  • Proton pump inhibitors/ acalabrutinib
  • Proton pump inhibitors/capecitabine
  • Proton pump inhibitors/methotrexate (oncology – injection)
  • Cimetidine; proton pump inhibitors/posaconazole suspénion
  • Proton pump inhibitors/ selecté kinase inhibitors.

Tương tác vừa phải

Pantoprazoled có thể gây ra một số rủi ro khi dùng chung với mội số loại thuốc như:

  • Proton pump inhibitors/saquinavir
  • Antacids; H2 antagonists; ppis/selected cephalosporins
  • Proton pump inhibitors/methotrexate
  • Proton pump inhibitors/mycophenolate mofetil
  • Antacids; H2 antagonists; Proton pump inhibitors/ amphetamines…

4. Cách xử lý khi dùng thiếu liều hoặc quá liều

Nên làm gì khi dùng thuốc quá liều?

Khi sử dụng thuốc quá liều, bệnh nhân nên đến ngay các cơ sở y tế gần nhất hoặc gọi đến Trung tâm cấp cứu để được hỗ trợ, kiểm tra và cấp cứu kịp thời. Bên cạnh đó bệnh nhân cũng cần mang theo thuốc, vỏ thuốc hoặc ghi lại danh sách những loại thuốc đã dùng kể cả thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn, thực phẩm chức năng và các loại thảo dược để các bác sĩ có thể xem xét.

Nên làm gì khi quên một liều thuốc?

Nếu quên một liều thuốc, người bệnh cần uống liều đã quên ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên nếu liều đã quên quá gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và uống liều kế tiếp đúng với thời gian quy định. Tuyệt đối không uống bù hoặc sử dụng gấp đôi số liều dùng.

5. Khi nào nên ngưng sử dụng thuốc

Người bệnh nên ngưng sử dụng thuốc khi gặp những tác dụng phụ nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Ngoài ra, nếu việc điều trị không mang lại hiệu quả như mong muốn mà còn khiến bệnh tình trở nên trầm trọng hơn, người bệnh nên ngưng dùng thuốc và báo ngay cho bác sĩ chuyên khoa hoặc dược sĩ để có hướng giải quyết thích hợp hơn.

Pantoprazoled cần được sử dụng đúng với chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Do đó, bệnh nhân tuyệt đối không nên tự ý đoán bệnh, tự ý mua thuốc và dùng thuốc để hạn chế những tác dụng phụ không mong muốn làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tổng hợp và tham khảo. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên, định hướng điều trị thay cho bác sĩ chuyên môn.

Click xem thêm

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.