Trào ngược dạ dày gây khó thở nguy hiểm thế nào?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Bên cạnh những triệu chứng ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, đau tức thượng vị thì bệnh trào ngược dạ dày còn có thể gây khó thở. Điều này chứng tỏ bệnh đang có xu hướng diễn tiến nặng nề. Nếu không sớm can thiệp điều trị thì các biến chứng nghiêm trọng sẽ rất dễ phát sinh.

trào ngược dạ dày gây khó thở
Bên cạnh các triệu chứng tiêu hóa thì trào ngược dạ dày có thể gây khó thở

Trào ngược dạ dày là gì?

Trào ngược dạ dày thực quản là một trong những bệnh lý tiêu hóa thường gặp. Số liệu thống kê ghi nhận rằng, hiện nay có khoảng gần 80% dân số Việt Nam có nguy cơ mắc phải chứng bệnh này.

Đặc trưng của bệnh lý này là tình trạng acid, pepsin cùng dịch vị dạ dày trào ngược lên trên thực quản. Lâu dần có thể gây tổn thương niêm mạc thực quản. Bệnh thường là hệ quả của thói quen ăn uống, sinh hoạt thiếu điều độ. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp còn liên quan đến các bệnh đường tiêu hóa khác, điển hình nhất là viêm loét dạ dày tá tràng.

Ở giai đoạn đầu, bệnh thường chỉ gây ra các triệu chứng tiêu hóa như ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, đau thượng vị… Tuy nhiên nếu không sớm can thiệp điều trị thì các biến chứng nguy hiểm sẽ rất dễ phát sinh. Nhất là khi acid dạ dày trào ngược lên thường xuyên gây bào mòn niêm mạc thực quản và họng.

Tại sao trào ngược dạ dày lại gây khó thở?

Khi gặp phải tình trạng khó thở thì đa phần người bệnh sẽ nghĩ ngay đến các vấn đề bất thường về hô hấp. Tuy nhiên, thực tế ghi nhận rằng đây cũng có thể là một triệu chứng dễ gặp khi mắc chứng trào ngược dạ dày thực quản.

Tại sao trào ngược dạ dày lại gây ra tình trạng khó thở đi kèm với các triệu chứng tiêu hóa khác. Lý giải về vấn đề này, các chuyên gia Tiêu hóa cho biết:

Bên cạnh những triệu chứng tiêu hóa như ợ chua, ợ hơi, buồn nôn, nôn ói, đau thượng vị… thì trào ngược dạ dày đôi khi còn gây khó thở, tức ngực. Vấn đề này thường liên quan trực tiếp đến 3 nguyên nhân chính sau đây:

  • Acid dịch vị dạ dày thường xuyên trào ngược lên sẽ kích thích niêm mạc thực quản. Lâu dần có thể kích hoạt các phản ứng viêm nhiễm gây áp lực lớn cho thực quản. Và trong không ít trường hợp còn gián tiếp gây chèn ép lên khí quản. Từ đó gây ra tình trạng khó thở. Đôi khi người bệnh phải lấy hơi để thở.
  • Lượng acid trào ngược lên quá nhiều không chỉ bào mòn niêm mạc thực quản, gây viêm mà còn kích thích các rễ dây thần kinh tại đây. Sự kích thích này sẽ tạo phản xạ co rút ở các khối cơ tại lồng ngực. Từ đó trực tiếp chèn ép lên đường thở và gây ra cảm giác khó thở.
  • Trong nhiều trường hợp, không chỉ acid mà cả thức ăn cũng có thể bị đẩy ngược lên. Thức ăn nếu bị đẩy lên tới vòm họng sẽ gây tắc nghẽn đường thông khí, dẫn tới khó thở, tức ngực.
tức ngực do trào ngược
Acid dịch vị trào ngược có thể kích thích gây thần kinh tạo phải xạ co rút các cơ ở lồng ngực

Tham khảo thêm: Vì sao trào ngược dạ dày gây hôi miệng? Cách xử lý

Trào ngược dạ dày gây khó thở nguy hiểm ra sao?

Theo nhận định từ các chuyên gia, trào ngược dạ dày là tình trạng dễ gặp nhưng không gây nguy hiểm nếu sớm can thiệp điều trị. Tuy nhiên, nếu nó gây ra tình trạng khó thở, tức ngực thì có thể đã diễn tiến nặng.

Trong trường hợp này, nếu không điều trị đúng cách thì các biến chứng nguy hiểm sẽ dễ dàng phát sinh. Thường gặp nhất là các biến chứng hô hấp và các vấn đề nghiêm trọng về thực quản.

Thông tin về một số biến chứng dưới đây sẽ giúp bạn hình dung rõ hơn mức độ nguy hiểm của tình trạng trào ngược dạ dày gây khó thở.

1. Các biến chứng về hô hấp

Acid dạ dày thường xuyên trào ngược lên đường tiêu hóa trên sẽ bào mòn niêm mạc và kích hoạt phản ứng viêm nhiễm. Tình trạng viêm nếu không được ngăn chặn sẽ nhanh chóng lây lan và trực tiếp ảnh hưởng đến đường thở.

Lâu dần có thể gây ra một số biến chứng hô hấp như:

Trào ngược dạ dày gây khó thở nguy hiểm không
Viêm họng là một trong những biến chứng khó tránh khỏi khi bị trào ngược dạ dày kéo dài

Các bệnh hô hấp này nếu có liên quan đến tình trạng trào ngược dạ dày thì thường sẽ diễn biến phức tạp hơn. Đồng thời sẽ không thể điều trị triệt để nếu những cơn trào ngược vẫn còn tiếp diễn. Nếu không chú ý chăm sóc và dự phòng tốt thì ngay cả khi điều trị hoàn toàn thì nguy cơ tái phát cũng rất cao.

2. Barrett thực quản

Barrett thực quản là một trong những tình trạng rối loạn thường xảy ra khi dịch vị dạ dày trào ngược lên thực quản trong thời gian dài. Khi tiếp xúc quá thường xuyên với acid dịch vị, lớp lót ngay tại vùng thấp của thực quản sẽ có dấu hiệu thay đổi màu sắc.

Nếu không được can thiệp sớm thì các tế bào lót dưới của thực quản sẽ bị tổn thương nghiêm trọng. Lâu dần có thể gây ra chứng ung thư biểu mô tuyến thực quản. Số liệu thống kê ghi nhận, khoảng 5% số người bị Barrett thực quản có nguy cơ cao bị ung thư thực quản.

3. Viêm loét thực quản

Theo đánh giá từ giới chuyên môn thì viêm loét thực quản chính là biến chứng thường gặp nhất khi bị trào ngược dạ dày kéo dài. Bởi acid dịch vị thường xuyên trào ngược lên sẽ bào mòn lớp niêm mạc thực quản và gây viêm.

Vi khuẩn hoạt động mạnh còn khiến cho tình trạng viêm nhiễm diễn tiến nặng nề và lan tỏa rộng. Nếu không sớm can thiệp đúng cách thì các vết loét có thể hình thành ngay tại niêm mạc thực quản. Lúc này việc điều trị thường khó khăn hơn và dễ phát sinh biến chứng.

4. Ung thư thực quản

Mặc dù không phải là biến chứng thường gặp nhưng trong một số ít trường hợp, ung thư thực quản vẫn có thể phát sinh do căn nguyên sâu xa là tình trạng trào ngược dạ dày. Đặc biệt là đối tượng người bệnh lớn tuổi.

Ung thư thực quản được đánh giá là tình trạng y tế nguy hiểm. Thậm chí còn đe dọa cả tính mạng người bệnh nếu không can thiệp kịp thời.

Trào ngược dạ dày gây khó thở
Mặc dù hiếm gặp nhưng trong một số ít trường hợp biến chứng ung thư thực quản vẫn có thể xảy ra

Tìm hiểu chi tiếtUng thư thực quản và trào ngược dạ dày có liên quan thế nào?

Cách xử lý khi bị trào ngược dạ dày gây khó thở

Đối với tình trạng trào ngược dạ dày thông thường ở mức độ nhẹ thì việc điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt kết hợp với các giải pháp điều trị tại nhà hoàn toàn có thể đáp ứng. Tuy nhiên nếu nó làm phát sinh triệu chứng tức ngực, khó thở thì người bệnh cần đặc biệt chú ý.

Bên cạnh việc chăm sóc tại nhà thì người bệnh cần chú ý thăm khám để được bác sĩ hướng dẫn dùng thuốc. Dưới đây là một số giải pháp cần kết hợp để kiểm soát tốt tình trạng trào ngược dạ dày gây khó thở:

1. Thăm khám và dùng thuốc theo chỉ định từ bác sĩ

Khi tình trạng khó thở, tức ngực kích hoạt chứng tỏ rằng tình trạng trào ngược dạ dày đã tiến triển nặng. Lúc này, người bệnh cần sớm thăm khám để bác sĩ xác định mức độ nghiêm trọng của bệnh và có biện pháp can thiệp phù hợp.

Điều trị bằng thuốc được cho là giải pháp chính khi bị trào ngược dạ dày gây khó thở. Một số thuốc dưới đây có thể được cân nhắc kê toa:

  • Thuốc ức chế bơm proton (PPI): Đây là nhóm thuốc giúp ức chế sản sinh dịch vị dạ dày. Từ đó có thể làm giảm nguy cơ trào ngược và ngăn chặn một số triệu chứng như ợ hơi, ợ chua, đau họng, khàn tiếng… PPI thường được dùng với liều 20 – 40mg/lần/ngày trong liên tục vài tuần.
  • Thuốc antacid (thuốc kháng acid): Thường sẽ được sử dụng kết hợp với PPI để làm giảm các triệu chứng khó chịu do tình trạng trào ngược dạ dày gây ra.
  • Thuốc kháng histamine H2: Nhóm thuốc này có tác dụng tương tự như PPI. Tuy nhiên do PPI có khả năng làm tăng nguy cơ loãng xương hay hạ magie huyết nên thuốc kháng histamine H2 có thể được chỉ định thay thế khi cần thiết.
  • Thuốc kháng sinh: Trong trường hợp trào ngược dạ dày là do vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) gây ra thì bác sĩ có thể chỉ định kháng sinh kết hợp các loại thuốc nói trên. Kháng sinh thường sẽ được dùng liên tục từ 10 – 15 ngày.
chữa trào ngược dạ dày gây khó thở
Cần sớm thăm khám để bác sĩ chỉ định toa thuốc điều trị phù hợp

Ngoài ra, trong trường hợp tình trạng trào ngược dạ dày gây viêm nhiễm ở thực quản và vòm họng thì thường sẽ gây đau rát và kích hoạt những triệu chứng nặng nề hơn. Để giảm đau và ngăn ngừa tình trạng viêm diễn tiến nặng và lan rộng, bác sĩ có thể chỉ định thuốc giảm đau hoặc nhóm kháng viêm không steroid.

Tất cả các loại thuốc được dùng điều trị trào ngược dạ dày gây khó thở cần dùng đúng chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không tùy ý điều chỉnh kế hoạt dùng thuốc trong bất kể trường hợp nào. Nếu phác đồ điều trị bằng thuốc không đáp ứng hay phát sinh rủi ro, cần báo cho bác sĩ ngay để được điều chỉnh.

2. Áp dụng các mẹo chữa tự nhiên

Bên cạnh việc sử dụng thuốc thì bạn có thể kết hợp áp dụng các mẹo chữa tự nhiên để hỗ trợ thêm. Sử dụng nha đam hay gừng đều là những giải pháp an toàn có thể đáp ứng tốt với các triệu chứng trào ngược dạ dày.

Bên cạnh đó, dùng mẹo tự nhiên đúng cách còn thúc đẩy quá trình hàn gắn tổn thương ở niêm mạc dạ dày cũng như thực quản. Đồng thời giúp cho hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả hơn.

– Cách dùng gừng chữa trào ngược dạ dày gây khó thở:

  • Cần chuẩn bị 500g gừng tươi, 50g đường trắng cùng với 250ml giấm táo.
  • Gừng đem gọt vỏ, rửa sạch, thái lát rồi ngâm trong tô nước muối khoảng 15 phút. Vớt ra để ráo.
  • Đun sôi giấm táo, cho đường vào khuấy tan và để nguội.
  • Cho gừng vào hũ thủy tinh, đồ ngập giấm lên ngâm trong 1 tuần.
  • Trước mỗi bữa ăn có thể lấy 1 ít gừng ngâm giấm ra để dùng.
khó thở do trào ngược dạ dày phải làm sao
Người bệnh có thể dùng nha đam để hỗ trợ khắc phục triệu chứng và giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn

– Chữa trào ngược dạ dày gây khó thở bằng nha đam:

  • Dùng 1 lá nha đam tươi, rửa sạch, bỏ vỏ, giữ lại phần thịt.
  • Cho vào máy sinh tố xay nhuyễn và ép lấy nước.
  • Uống 1 lần/ngày vào thời điểm trước bữa ăn 20 phút.

Bên cạnh gừng và nha đam thì vẫn còn rất nhiều nguyên liệu tự nhiên khác có thể đáp ứng tốt với các triệu chứng trào ngược dạ dày. Ví dụ như nghệ vàng, mật ong, trà hoa cúc, trà bạc hà…

Bỏ túi: 8 cách trị trào ngược dạ dày tại nhà hiệu quả nhất

3. Kê cao gối khi ngủ

Tình trạng trào ngược dạ dày gây khó thở có thể kích hoạt khi ngủ và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ. Điều này về lâu dài sẽ dẫn đến thiếu ngủ, mệt mỏi, suy nhược cơ thể.

Để ngăn ngừa tình trạng trào ngược kích hoạt khi ngủ thì việc kê cao gối cũng được cho là một giải pháp hữu ích. Theo các chuyên gia y tế thì việc kê cao phần thân trên, bắt đầu từ bả vai cho đến đầu lên khoảng 7 – 8cm khi ngủ sẽ hạn chế tình trạng acid dạ dày trào ngược lên thực quản.

Hiện nay trên thị trường đang phân phối nhiều sản phẩm gối chống trào ngược với kích thước, mẫu mã và giá cả tương đối đa dạng. Bạn có thể tham khảo và tìm kiếm mua loại phù hợp với mình nhằm chăm sóc tốt hơn cho chất lượng giấc ngủ. Tránh tình trạng trào ngược dạ dày gây khó thở làm phiền khi ngủ.

4. Điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt

Điều chỉnh và duy trì chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt điều độ là yếu tố không thể thiếu trong phác đồ điều trị chứng trào ngược dạ dày gây khó thở. Ăn uống và sinh hoạt điều độ không chỉ ngăn ngừa triệu chứng mà còn giảm áp lực làm việc cho hệ tiêu hóa.

khó thở do trào ngược
Ăn uống lành mạnh là rất cần thiết cho quá trình điều trị trào ngược dạ dày gây khó thở

Dưới đây là một số vấn đề cần đặc biệt chú ý:

  • Thay vì ăn 3 bữa chính thì bạn có thể chia nhỏ ra, mỗi ngày ăn nhiều bữa. Và đừng quên giảm bớt lượng thức ăn trong mỗi bữa.
  • Tăng cường các thực phẩm hữu ích cho hoạt động tiêu hóa. Rau xanh, sữa chua, bánh mì, bột yến mạch… là những lựa chọn tốt cần được bổ sung trong khẩu phần ăn.
  • Hạn chế tiêu thụ rượu bia, cà phê, trà đặc hay các loại đồ uống có gas.
  • Tránh ăn đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, thực phẩm chua cay, thức ăn nóng, đồ chế biến sẵn…
  • Nên đi lại nhẹ nhàng, tránh nằm ngay hay vận động mạnh khi vừa mới ăn no.
  • Kiểm soát tốt căng thẳng bằng cách nghe nhạc, đọc sách báo, tập yoga hay ngồi thiền.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi, tránh thức khuya hay làm việc quá sức. Đảm bảo ngủ đủ mỗi ngày từ khoảng 7 – 8 giờ đồng hồ.

Trào ngược dạ dày gây khó thở là tình trạng nghiêm trọng cần sớm có biện pháp can thiệp. Tốt nhất nên thăm khám để bác sĩ kiểm tra và chỉ định phác đồ điều trị. Đồng thời kết hợp chăm sóc và dự phòng tốt tại nhà để có thể tác động một cách toàn diện đến diễn tiến của bệnh.

Khoảng cách giữa 2 lần nội soi dạ dày là bao lâu sẽ chuẩn nhất?

"Khoảng cách giữa 2 lần nội soi dạ dày là bao lâu?" là một trong những câu hỏi được khá...

chữa trào ngược dạ dày

Cập nhật ngay phác đồ điều trị bệnh trào ngược dạ dày mới nhất

Mỗi bệnh nhân sẽ có cho mình một phác đồ điều trị trào ngược dạ dày cụ thể. Chúng sẽ...

Khi trẻ bị ho nôn trớ nhiều – mẹ cần phải biết!

Trẻ bị ho thường kèm theo nôn trớ nhiều khiến cha mẹ vô cùng lo lắng. Việc bình tĩnh xử...

Phòng bệnh trào ngược dạ dày thực quản với 5 cách đơn giản sau

Trào ngược dạ dày thực quản là hiện tượng axit, pepsin trong dạ dày bị đẩy ngược lên ống thực...

Bài thuốc Sơ can Bình vị tán đặc trị bệnh dạ dày

Người nước ngoài sử dụng Sơ can Bình vị tán – Khi chất lượng đánh bay mọi rào cản

Khi chữa bệnh bằng YHCT trở thành xu hướng điều trị mới của thế kỷ XXI thì những bài thuốc...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *