Trẻ sơ sinh hay bị sặc sữa lên mũi – vì thế mẹ cần lưu ý!

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Thực tế tình trạng trẻ sơ sinh hay bị sặc sữa lên mũi không đơn giản như nhiều người vẫn nghĩ. Rất nhiều trường hợp trẻ đã tử vong khi cha mẹ không biết cách xử lý đúng đắn. Đây là một trong những vấn đề liên quan đến sức khỏe của bé và khá phổ biến nên bạn cần phải tìm hiểu thật kĩ. 

trẻ sơ sinh bị sặc sữa
Đừng chủ quan khi trẻ sơ sinh có dấu hiệu sặc sữa

Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay bị sặc sữa lên mũi

Cấu tạo của mũi thông với cổ họng nên khi sữa vào cổ họng chưa kịp nuốt thì sữa có thể bị đẩy lên mũi và gây ra hiện tượng sặc. Nếu không được xử lý sớm thì sữa sẽ tràn lên mũi và làm cho bé bị ngộp thở.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng này, trong đó chúng ta không thể bỏ qua những nguyên nhân như sau:

  • Do cơ thể của bé chưa phát triển đầy đủ nên các van đóng mở ở cổ họng thông lên mũi hoạt động còn kém hiệu quả. Việc vừa thở vừa bú thực hiện cùng một lúc dễ làm cho sữa bị trào ngược lên phần mũi.
  • Lượng sữa mà trẻ được cung cấp quá nhiều làm cho trẻ nuốt không kịp.
  • Trẻ đói quá lâu nên khi bú sẽ có phản xạ bú nhanh.
  • Trẻ không tập trung khi bú, bị ho, hắt hơi, cười hoặc nấc…

Xem thêm: HIện tượng nôn trớ ở trẻ sơ sinh – Nguyên nhân và cách giảm đi tình trạng này

Cách xử lý khi bé sơ sinh bị sặc sữa lên mũi

Hiện tượng trẻ sơ sinh hay bị sặc sữa lên mũi tưởng chừng đơn giản nhưng lại gây ra nhiều hệ lụy mà có thể bạn không thể lường trước được. Nếu sữa tràn lên mũi quá nhiều sẽ làm cho việc thở gặp nhiều khó khăn.

Hơn nữa nếu sữa lên mũi quá nhiều sẽ gây kích ứng ở mũi, đặc biệt là với trẻ có cơ địa nhạy cảm. Lượng sữa tràn lên mũi không được hấp thu vào cơ thể cũng gây ra tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng nếu kéo dài trong quá nhiều ngày.

sơ cứu khi bị sặc sữa
Tiến hành các bước sơ cứu khi trẻ sơ sinh bị sặc sữa

Khi trẻ bị sặc sữa lên mũi, cha mẹ nên thực hiện ngay các bước mà chúng tôi chia sẻ dưới đây:

  • Cho bé ngồi thẳng dậy để đẩy phần sữa từ mũi ra ngoài. Chú ý lau sạch sữa để sữa không bám lên miệng mũi… cũng như các bộ phận khác trên cơ thể của bé.
  • Dùng miệng để hút sữa từ mũi và miệng của bé. Bước này được thực hiện khi bé vẫn cảm thấy khó thở và da có dấu hiệu tím tái.
  • Khi trẻ vẫn tiếp tục có dấu hiệu tím tái, khó thở thì cha mẹ hãy dốc ngược bé lên. Tức là lúc này đặt bé nằm úp trên cánh tay còn tay thì vỗ nhẹ nhàng sau lưng. Cách này giúp bé ọc được sữa ra ngoài và hít thở và bình thường.
  • Nếu các bước trên vẫn không có kết quả thì nên tiến hành ấn ngực. Lúc này bạn đặt bé nằm ngửa, dùng 1 tay giữ đầu, một tay ấn nhẹ và ngực để giúp bé hít thở.
  • Đưa bé đi cấp cứu nếu các bước trên không có kết quả khả quan.

Phòng chống sặc sữa lên mũi cho trẻ sơ sinh

Cho bé bú đúng cách chính là biện pháp chống sặc sữa lên mũi mà bạn không nên bỏ qua. Cụ thể, bạn nên chú ý một vài điều như sau:

phòng tránh hiện tượng sặc sữa
Cho trẻ bú đúng cách để phòng tránh hiện tượng sặc sữa

# Kiểm soát lượng sữa, chỉ cho bé bú một lượng vừa đủ

Lượng sữa quá nhiều có thể làm tràn lên mũi và gây khó thở. Chính vì vậy mà các bà mẹ cần biết cách để kiểm soát lượng sữa tiết ra.

Trong trường hợp sữa tuôn ra quá nhiều thì có thể dùng 2 ngón tay kẹp bớt đầu vú.

Lựa chọn đầu vú thật sự phù hợp với miệng của trẻ. Vì nếu đầu vú quá nhỏ thì sẽ làm trẻ phải gắng sức, không thoải mái khi bú. Còn núm vú quá to thì cũng làm cho sữa xuống quá nhiều, trẻ nuốt không kịp cũng dễ gây sặc và ói sữa.

Tuyệt đối không được để bình sữa trong tư thế nằm ngang dễ làm cho không khí vào lúc bú và dễ làm cho trẻ cảm thấy ngợp khi bú.

# Lựa chọn thời điểm bú thích hợp

Thời điểm bú rất quan trọng nhưng không phải bà mẹ nào cũng biết cách lựa chọn thời điểm bú phù hợp cho con. Bạn nên chú ý một vài điều như sau:

  • Tập thói quen cho bé bú đúng giờ, nên bú sau khi ngủ dậy.
  • Tuyệt đối không được để trẻ vừa bú vừa ngủ vì có thể ngủ quên và gây sặc sữa.
  • Chia thời gian hợp lý giữa những lần bú để trẻ không bị đói quá lâu. Vì khi đói trẻ thường hay bú nhanh và vồ vập rất dễ gây sặc sữa.

# Cho bé bú đúng tư thế

Nhiều mẹ không quan tâm lắm đến vấn đề này nhưng trên thực tế thì việc cho bú không đúng tư thế cũng dễ làm bé bị sặc sữa. Thông thường tư thế hay được áp dụng nhất là bế bé cao đầu thoải mái. Chú ý không để gập cổ hoặc ngửa cổ làm cho việc bú trở nên khó khăn và dễ làm cho bé bị sặc sữa lên mũi.

Mẹ nên từ từ và nhẹ nhàng để không gây ra sự khó khăn trong suốt quá trình cho bé bú sữa.

Đừng quá lo lắng khi trẻ sơ sinh hay bị sặc sữa lên mũi vì tình trạng này có thể khắc phục và phòng tránh được. Tuy nhiên cũng đừng quá chủ quan vì cơ thể của trẻ có thể xuất hiện những biểu hiện mà bạn không thể biết trước. Chính vì vậy việc tham khảo ý kiến từ các bác sĩ chuyên khoa có vai trò hết sức quan trọng.

ThuocDanToc.vn không đưa ra bất kì lời khuyên, tham vấn, chẩn đoán y khoa.

Có thể bạn quan tâm

NSND Trần Nhượng chữa đau dạ dày tại TT Thuốc dân tộc

NSND Trần Nhượng trải lòng về hành trình chữa đau dạ dày tại Trung tâm Thuốc dân tộc

Bị đau dạ dày đã lâu, chạy chữa nhiều năm nhưng không khỏi, NSND Trần Nhượng đã may mắn biết...

Khoảng cách giữa 2 lần nội soi dạ dày là bao lâu sẽ chuẩn nhất?

"Khoảng cách giữa 2 lần nội soi dạ dày là bao lâu?" là một trong những câu hỏi được khá...

Bé nôn trớ ra dịch màu vàng có thể là biểu hiện của nhiều căn bệnh nghiêm trọng

Bé nôn trớ ra dịch vàng có nguy hiểm không?

Cho trẻ bú quá no, bú không đúng tư thế có thể khiến trẻ nôn trớ ra dịch vàng. Ngoài...

Các loại thuốc tây chữa đau dạ dày (có đơn thuốc)

Thuốc giảm đau chống co thắt, thuốc kháng histamine H2, thuốc ức chế bơm proton... là các loại thuốc tây...

gối chống trào ngược dạ dày cho người lớn

Gối Chống Trào Ngược Dạ Dày Cho Người Lớn: Công Dụng, Cách Dùng

Gối chống trào ngược cho người lớn là một trong những biện pháp hỗ trợ mới xuất hiện trong thời...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *