Thiếu axit trong dạ dày và cách bổ sung tốt nhất
Thiếu axit trong dạ dày cũng là trường hợp phổ biến. Tuy nhiên, những triệu chứng khi người bệnh bị thiếu dịch vị dạ dày thường bị nhầm lẫn với tình trạng dư axit. Do đó, nhiều trường hợp người bệnh áp dụng sai cách điều trị khiến cho dạ dày gặp nhiều vấn đề nặng nề hơn.

Thiếu axit trong dạ dày là gì?
Tình trạng dư axit dạ dày khá phổ biến khiến cho nhiều người quên mất rằng ngoài dư thì axit dạ dày cũng có thể bị thiếu hụt. Theo đó, lượng axit dạ dày ở trạng thái bình thường là từ 0,0001 mol/l đến 0,001 mol/l. Khi nồng độ này giảm xuống thấp hơn mức 0,0001 mol/l có nghĩa là bạn đang bị thiếu axit dạ dày.
Ở mức độ axit dạ dày cho phép, hoạt động phân hủy protein của cơ thể sẽ diễn ra bình thường. Hoạt động này đồng thời sẽ giúp cơ thể tránh được tính trạng ngộ độc thực phẩm, chống nấm, ion hóa khoáng chất, kích thích sản xuất enzyme, thúc đẩy hoạt động tiêu hóa.
Do đó, khi tăng hoặc giảm axit dạ dày, cơ thể sẽ gặp phải những vấn đề tại hệ thống tiêu hóa. Trường hợp người bệnh bị thiếu axit dạ dày sẽ có những triệu chứng điển hình là ợ nóng, ợ hơi, chướng bụng, miệng đắng,…Tuy nhiên, chúng lại khá giống với những biểu hiện khi bị dư axit dạ dày, điều này khiến cho nhiều người dễ bị nhầm lẫn hai hiện tượng này.
Nếu không kịp thời phát hiện và can thiệp điều trị, tình trạng thiếu axit dạ dày diễn ra trong thời gian dài không chỉ gây ra những bệnh lý về tiêu hóa như viêm loét dạ dày, xuất huyết, thậm chí là ung thư dạ dày. Nhiều trường hợp, người bệnh còn phải đối mặt với biến chứng nguy hiểm như viêm gan, tiểu đường, hen suyễn, lupus ban đỏ,…
→Xem thêm: Bị Dư Axit Dạ Dày Nên Ăn Gì, Tránh Gì Trung Hòa Tốt?
Biểu hiện thiếu axit trong dạ dày
Một số dấu hiệu nhận biết cơ thể đang bị thiếu hụt axit dạ dày như:

- Đầy hơi, ợ hơi: Thường xuất hiện sau khi ăn 1 giờ đồng hồ. Thiếu axit khiến thức ăn tồn động, lên men trong dạ dày gây đầy bụng, ợ hơi.
- Trào ngược axit dạ dày: Khi khí bị tích tụ nhiều trong dạ dày gây áp lực cho cơ vòng thực quản, khiến nó đóng mở không đúng lúc dẫn đến trào ngược dạ dày.
- Người bệnh bị hôi miệng: Đây cũng là hệ quả khi thức ăn không được tiêu hóa, lên men trong dạ dày.
- Đi ngoài phân sống: Thiếu axit nên thức ăn không được tiêu hóa hết, nhất là khi người bệnh ăn thịt sẽ thường xuyên gặp phải tình trạng này.
- Tạo cảm giác đói giả: Mặc dù mới ăn no nhưng người bệnh vẫn có cảm giác đói. Cảm giác này xuất hiện khi cơ thể không nhận được đủ chất dinh dưỡng.
- Móng tay yếu, dễ gãy: Người bị thiếu axit dạ dày sẽ có móng tay khá yếu và rất dễ gãy. Lúc này, bạn đang bị thiếu khoáng chất, protein, b12.
Nguyên nhân gây thiếu axit trong dạ dày
Những nguyên nhân gây nên tình trạng thiếu axit dạ dày được các chuyên gia đưa ra như:
- Do chế độ ăn uống: Ăn uống không đúng giờ, đúng bữa, hoặc ăn thiếu những dưỡng chất, nhất là kẽm sẽ khiến cho lớp màng niêm mạc dạ dày bị suy yếu, dẫn đến thiếu axit dạ dày.
- Do thuốc điều trị bệnh: Sử dụng thuốc nhất là thuốc kháng sinh, kháng axit làm cho dạ dày kém tiết dịch tiêu hóa thức ăn.
- Căng thẳng, stress: Người làm việc trong môi trường căng thẳng, thường xuyên lo âu sẽ có sức khỏe tiêu hóa kém hơn những người khác, dễ gặp tình trạng suy giảm axit dạ dày.

Đối tượng dễ bị thiếu axit trong dạ dày
Nhóm đối tượng thường dễ gặp tình trạng dạ dày tiết ít axit không đủ cho hoạt động tiêu hóa như:
- Người cao tuổi: Tuổi tác càng cao, hệ thống miễn dịch càng kém, các cơ quan trong cơ thể cũng không còn hoạt động như bình thường.
- Người ăn chay: Chế độ ăn không phù hợp dễ đến thiếu hụt các chất như B1, B6, kẽm sẽ có nguy cơ bị thiếu axit dạ dày.
- Người bị mất nước mãn tính hoặc chế độ ăn thiếu muối khiến dạ dày không sản xuất đủ dịch vị tiêu hóa.
- Người bị viêm hoặc teo dạ dày khiến cho axit không được tiết ra ổn định, giảm khả năng tiêu hóa.
- Người có nhóm máu A hoặc AB thường dễ gặp phải tình trạng thiếu axit dạ dày hơn những người có nhóm máu khác.
Cách bổ sung tốt nhất khi bị thiếu axit trong dạ dày
Thông qua thăm khám, bác sĩ nhận định bạn đang mắc phải chứng thiếu axit dạ dày. Lúc này, bạn phải điều chỉnh lại một số thói quen trong sinh hoạt, ăn uống cũng như ổn định tâm lý để giúp cải thiện triệu chứng bệnh. Dưới đây là một số vấn đề mà bạn đọc cần lưu ý:
- Bổ sung những loại thực phẩm có tính chua hoặc được muối, lên men như bắp cải, kim chi. Do những loại rau lên men có chứa probiotics có thể làm ức chế hoạt động của vi khuẩn Hp, chứa clorua sẽ giúp thúc đẩy quá trình sản sinh axit dạ dày.
- Bổ sung thêm kẽm qua những thực phẩm như bí ngô, thịt gà, bò, cua, tôm, cá hồi,…
- Ăn các loại ngũ cốc, hạt, khoai tây, bánh mì, bổ sung thực phẩm chứa vitamin E, C, B6, magie…
Thay đổi thói quen sinh hoạt, bổ sung đủ dưỡng chất cho cơ thể - Không nên ăn trước khi đi ngủ, tránh nằm ngay sau khi ăn
- Tránh việc vừa ăn vừa uống nước, sử dụng nước ấm để hỗ trợ cải thiện tiêu hóa
- Ăn chậm, nhai kỹ, chia nhỏ bữa ăn, nên thư giãn, không nên ăn quá vội vã
- Giảm stress, sắp xếp thời gian nghỉ ngơi và làm việc hợp lý. Tham gia thể dục thể thao, giúp cơ thể vận động, tốt cho hệ tiêu hóa, giúp cơ thể thư giãn, cải thiện sức khỏe tổng thể.
- Sử dụng thuốc điều trị thiếu axit trong dạ dày để cân bằng nồng độ và đảm bảo sức khoẻ dạ dày.
Người bị thiếu axit trong dạ dày sẽ gặp khó khăn trong việc tiêu hóa thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng. Do đó, khi rơi vào trường hợp này, bạn nên tìm hiểu nguyên nhân và có biện pháp can thiệp sớm. Bởi, nếu kéo dài, chứng thiếu hụt axit dạ dày có thể gây ra những hệ lụy, ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống tiêu hóa và sức khỏe, cũng như chất lượng cuộc sống.
Có thể bạn quan tâm
- Mách mẹ cách giảm axit dạ dày khi mang thai khá hữu hiệu
- 10+ cách chữa đau dạ dày tại nhà, giảm đau nhanh nhất