Trào ngược dạ dày thực quản có chữa khỏi được không?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Trào ngược dạ dày thực quản có chữa khỏi được không? Thắc mắc này được nhiều người bệnh quan tâm. Bởi, bệnh gây ra những triệu chứng khó chịu, không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà về lâu dài có thể kéo theo những biến chứng nguy hại khác cho sức khỏe.

Trào ngược dạ dày thực quản có chữa được không?

Trào ngược dạ dày thực quản là căn bệnh liên quan đến hệ thống tiêu hóa. Các triệu chứng điển hình của bệnh là ợ hơi, ợ nóng, đau rát, nóng vùng thượng vị,…Chúng thường xuất hiện sau khi người bệnh vừa ăn no, không chỉ gây đau đớn, khó chịu, các triệu chứng còn ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khỏe của nhiều người.

Trào ngược dạ dày thực quản có chữa khỏi được không?
Trào ngược dạ dày thực quản có chữa khỏi được không?

Bệnh có thể xuất hiện ở nhiều đối tượng khác nhau, từ người trưởng thành, người già, thậm chí với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nếu không được điều trị, chứng trào ngược có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hại cho hệ thống tiêu hóa và những cơ quan khác.

Nhiều trường hợp người bệnh bị viêm loét dạ dày nặng, loét thực quản, ung thư thực quản,…Ngoài ra, trào ngược dạ dày thường xuyên còn gây viêm họng và những vấn đề hô hấp. Bệnh khởi phát do những nguyên do như dư thừa axit dạ dày, chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt không đảm bảo,…

Vậy, trào ngược dạ dày thực quản có chữa khỏi được không? Câu hỏi này được nhiều người quan tâm, nhất là những trường hợp đang mắc phải chứng bệnh này. Do các triệu chứng trào ngược gây cảm giác khó chịu, đau rát ảnh hưởng hoạt động và sức khỏe.

Theo các chuyên gia, tình trạng này trên thực tế không quá nguy hiểm. Nếu phát hiện sớm và can thiệp điều trị, việc chữa khỏi hoàn toàn bệnh là có thể thực hiện. Do đó, khi bạn nhận thấy cơ thể có những biểu hiện bất thường nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt.

Trào ngược dạ dày thực quản có chữa được không?
Trào ngược dạ dày thực quản có chữa được không là câu hỏi được nhiều người quan tâm

Tham khảo thêm: Viêm dạ dày mạn tính ở trẻ em: những điều mẹ cần biết sớm

Biến chứng có thể xảy ra khi bị trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày thực quản nếu được điều trị đúng cách có thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, trường hợp phát hiện muộn, không can thiệp điều trị, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hại cho sức khỏe. Điển hình như các trường hợp sau đây:

Ung thư thực quản

Đây có thể nói là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Theo nghiên cứu, ở những người xuất hiện chứng trào ngược mỗi tuần có nguy cơ mắc ung thư thực quản gấp 8 lần so với người bình thường.

Biến chứng ung thư tiến triển khá nhanh nếu không sớm nhận biết và kiểm soát, ngoài ra tiên lượng sống sẽ càng ngắn nếu bạn phát hiện ở giai đoạn muộn. Thông thường, nguyên nhân gây ra tình trạng này là do người bệnh chủ quan, không thăm khám và điều trị sớm.

Viêm thực quản mãn tính

Tình trạng axit dạ dày trào ngược lên trên thực quản khiến niêm mạc thực quản bị viêm loét, lâu dần có thể chuyển sang mãn tính. Do đó, nếu người bệnh muốn điều trị dứt điểm bệnh cần phải tìm hiểu nguyên nhân gây nên hiện tượng trào ngược. Thông thường, có đến 80% trị lệ viêm thực quản mãn tính xuất phát từ tình trạng viêm loét dạ dày.

Biến chứng có thể xảy ra khi bị trào ngược dạ dày
Người bệnh có thể bị biến chứng viêm thực quản nếu không điều trị trào ngược dạ dày sớm

U thực quản

Bên cạnh những biến chứng kể trên, nếu không sớm điều trị chứng trào ngược dạ dày, bệnh nhân có thể bị nổi u thực quản. Những khối có thời gian phát triển khá nhanh và hoàn toàn có thể chuyển sang ác tính bất cứ lúc nào. 

Chúng không chỉ gây ra khó chịu khi nuốt cho người bệnh mà còn có nguy cơ gây ra những triệu chứng nguy hại khác. Chính vì thế, bệnh nhân phải thăm khám sớm, tránh khối u chèn ép gây khó thở, ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khỏe.

Tham khảo thêm: Bệnh viêm dạ dày có nguy hiểm không, cách phòng ngừa?

Khiến người bệnh mất giọng

Mất giọng cũng là trường hợp phổ biến khi người bệnh bị trào ngược dạ dày thực quản thường xuyên mà không có biện pháp điều trị phù hợp. Nguyên nhân là do axit dạ dày trào lên thực quản, ống thở dẫn đến viêm, khàn giọng,… Tuy nhiên hiện tượng này chỉ diễn ra tạm thời, là biến chứng nhẹ.

Để phòng tránh những nguy cơ kể trên, khi nhận thấy cơ thể có những biểu hiện của chứng trào ngược dạ dày, bạn nên sớm thăm khám và điều trị. 

Làm gì khi bị trào ngược dạ dày thực quản?

Trường hợp bạn gặp phải tình trạng trào ngược dạ dày ở mức độ nhẹ, việc điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt có thể sớm kiểm soát bệnh. Tuy nhiên, khi cơ thể có những triệu chứng nặng hơn, bạn cần can thiệp những phương pháp điều trị chuyên sâu khác. Dưới đây là một số hướng khắc phục khi bị trào ngược dạ dày, bạn đọc có thể tham khảo:

Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý

Thay đổi chế độ dinh dưỡng giúp ổn định axit dạ dày, giảm tình trạng trào ngược dạ dày là biện pháp hữu hiệu. Nếu người bệnh có thực đơn hợp lý, tuân thủ tốt nguyên tắc ăn uống sẽ giúp dạ dày phục hồi. Theo đó, những vấn đề cần lưu ý như:

Làm gì khi bị trào ngược dạ dày?
Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp trung hòa axit dạ dày, giảm trào ngược
  • Bổ sung những thực phẩm giúp trung hòa axit dạ dày. Điển hình như các loại giúp hấp thụ dịch vị dư thừa là bánh mì, bột yến mạch,…Ngoài ra, các loại đậu, rau xanh, thịt trắng cũng là thực phẩm mà người bệnh có thể bổ sung để ổn định lại axit dạ dày.
  • Tránh ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng hay những thực phẩm lên men, đồ ăn quá mặn. 
  • Không sử dụng rượu, bia, hút thuốc lá hay sử dụng chất kích thích để tránh cơ thể gặp những biến chứng do trào ngược dạ dày gây ra.

Điều chỉnh thói quen sinh hoạt

Bên cạnh việc bổ sung những thực phẩm và loại bỏ một số loại gây ảnh hưởng đến bệnh trào ngược dạ dày, bạn đọc nên điều chỉnh lại thói quen ăn uống, sinh hoạt để điều trị bệnh hiệu quả hơn. Dưới đây là một vài vấn đề bạn nên lưu ý:

  • Chia nhỏ bữa ăn, không nên ăn quá nhanh, chú ý nhai kỹ để việc tiêu hóa được tốt hơn.
  • Không nằm ngay sau khi ăn, bên cạnh đó bạn cũng không nên làm việc hay chạy nhảy, vận động khi vừa ăn no. Điều này là một trong những nguyên nhân khiến thức ăn trào ngược lên trên thực quản. 
  • Giữ tâm lý thoải mái, tránh áp lực, căng thẳng trong thời gian dài, thông qua đó hệ thống tiêu hóa sẽ có điều kiện làm việc tốt hơn.
  • Đảm bảo mỗi ngày ngủ đủ giấc, không thức quá khuya, ngoài ra bạn nên tham gia vận động thể dục, thể thao vừa sức để hỗ trợ tiêu hóa, tăng đề kháng.

Tham khảo thêm: Tìm hiểu về bệnh viêm dạ dày trợt phù nề xung huyết mạn tính

Sử dụng thuốc Tây điều trị

Bên cạnh việc thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt, trong trường hợp bệnh gây ra nhiều triệu chứng nguy hại cho sức khỏe, các bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh sử dụng thuốc tân dược để điều trị.

Thuốc mang lại hiệu quả nhanh chóng, tuy nhiên nguy cơ gây phản ứng phụ đối với cơ thể của từng người bệnh. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo chỉ nên sử dụng khi được bác sĩ chuyên khoa yêu cầu.

Làm gì khi bị trào ngược dạ dày?
Sử dụng thuốc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ giúp giải quyết nhanh chóng các triệu chứng trào ngược dạ dày

Dưới đây là các nhóm thuốc chữa trào ngược dạ dày được sử dụng phổ biến:

  • Thuốc bảo vệ dạ dày, ổn định lượng axit dạ dày, hỗ trợ bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày.
  • Thuốc ức chế bơm proton, thuốc kháng histamin H2.
  • Thuốc sản sinh màn ngăn, bảo vệ dạ dày và thực quản.
  • Thuốc tăng nhu động ruột, hỗ trợ hoạt động của cơ vòng thực quản.

Việc sử dụng thuốc tân dược điều trị mặc dù mang lại hiệu quả nhanh, tuy nhiên cần tuân thủ theo phác đồ của bác sĩ. Cụ thể, bạn nên sử dụng theo đúng liều lượng, thời gian mà bác sĩ đưa ra. Không nên tự ý ngưng sử dụng, tự ý kết hợp với thuốc khác gây ra tương tác, lờn thuốc, ảnh hưởng kết quả điều trị bệnh.

Chữa trào ngược dạ dày bằng mẹo dân gian

Ngoài việc sử dụng thuốc Tây, người bệnh có thể sử dụng các mẹo chữa dân gian để khắc phục tình trạng trào ngược dạ dày ở mức độ nhẹ tại nhà. Một số biện pháp như sau:

Sử dụng nghệ: Nghệ là một trong những thảo dược thiên nhiên mang lại nhiều giá trị cho chứng đau dạ dày, trào ngược. Do chứa nhiều chất chống oxy hóa nên nghệ có thể giúp người bệnh kiểm soát dịch vị dạ dày, giảm đau, cải thiện các triệu chứng do bệnh gây ra. Bạn áp dụng theo cách đơn giản sau:

  • Sử dụng tinh bột nghệ khoảng 3 muỗng, pha với 1 muỗng mật ong nguyên chất.
  • Khuấy đều với 100ml nước ấm, uống mỗi ngày 3 lần trước khi ăn 30 phút.
  • Bạn cũng có thể trộn tinh bột nghệ và lượng mật ong vừa đủ, vo thành nhiều viên nhỏ để sử dụng dần. Bảo quản hỗn hợp trong hũ thủy tinh có nắp đậy, để nơi thoáng mát, có thể bỏ vào ngăn mát tủ lạnh.

    Làm gì khi bị trào ngược dạ dày?
    Sử dụng mẹo chữa dân gian giúp khắc phục bệnh trào ngược dạ dày

Sử dụng lá tía tô: Đây cũng là mẹo chữa quen thuộc cho người bệnh trào ngược dạ dày. Trong lá tía tô có chứa hoạt chất glycosid, tanin giúp phục hồi những tổn thương trong niêm mạc dạ dày, ổn định dịch vị, loại bỏ vi khuẩn gây hại. Thực hiện đơn giản:

  • Bạn lấy khoảng 1 nắm lá tía tô tươi, rửa và ngâm với nước muối pha loãng thật sạch.
  • Sau đó xay nhuyễn, vắt lấy nước cốt tía tô, chia thành 2 lần uống trong ngày.

Sử dụng tỏi: Ngoài hai cách trên, bạn có thể sử dụng tỏi để giảm trào ngược dạ dày tại nhà. Do trong tỏi có chứa các chất phù hợp điều trị chứng viêm loét niêm mạc, thực quản, trị chứng khó tiêu, đầy bụng, ợ hơi. Cách làm như sau:

  • Bạn sử dụng một lượng tỏi đủ nhiều để dùng được lâu, sau đó bóc vỏ rửa sạch, để cho ráo nước.
  • Bạn giã nát tỏi rồi cho vào trong một lọ thủy tinh, đổ đầy mật ong rồi đậy nắp.
  • Bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, sau 3 tuần có thể sử dụng.
  • Mỗi lần dùng, lấy ra khoảng 1 muỗng tỏi ngâm và ăn cùng với bữa ăn.

Đây là những mẹo chữa bằng nguyên liệu tự nhiên, do đó hiệu quả sẽ chậm hơn so với thuốc tân dược. Đồng thời, phương pháp này phù hợp với đối tượng bệnh nhẹ, trường hợp nặng cần có sự can thiệp của bác sĩ.

Tham khảo thêm: Đau dạ dày cấp – Triệu chứng & cách điều trị, giảm cơn đau

Can thiệp ngoại khoa điều trị

Thông qua thăm khám, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh tiến hành phẫu thuật để điều trị. Đây là biện pháp bắt buộc đối với bệnh nhân có nhiều biểu hiện nặng nề, nguy cơ biến chứng cao nguy hại cho sức khỏe. Các thủ thuật được tiến hành dựa trên mức độ và thể trạng của từng bệnh nhân.

Làm gì khi bị trào ngược dạ dày?
Trường hợp bệnh trào ngược dạ dày chuyển biến nặng, bác sĩ có thể cân nhắc can thiệp phẫu thuật điều trị

Tuy nhiên, phương pháp phẫu thuật điều trị sẽ có những tác dụng phụ cũng như chi phí tương đối cao. Do đó, để phòng tránh phải thực hiện biện pháp điều trị này, khi thấy cơ thể bị trào ngược dạ dày bạn nên nhanh chóng thăm khám và điều trị.

Hy vọng thông qua bài viết, bạn đọc đã trả lời được câu hỏi: “Trào ngược dạ dày thực quản có chữa khỏi được không?”. Nếu sớm can thiệp và áp dụng phương pháp đúng đắn, việc điều trị dứt điểm căn bệnh tiêu hóa này là hoàn toàn có thể thực hiện. Mặc dù vậy, bạn đọc cũng không nên chủ quan, bởi bệnh có nguy cơ biến chứng gây hại cho sức khỏe. Do đó, chủ động phòng tránh là cách tốt nhất để bạn đọc bảo vệ chức năng của dạ dày.

Có thể bạn quan tâm

Uống trà hoa cúc trị trào ngược dạ dày hiệu quả bạn đã biết chưa

Không chỉ được biết đến với công dụng an thần, giảm lo lắng, căng thẳng, trà hoa cúc còn có...

Tiêu chí đánh giá địa chỉ khám đau dạ dày tốt

8 Địa Chỉ Khám Chữa Đau Dạ Dày Tốt Nhất Ở Hà Nội Mà Bạn Nên Biết

Khám đau dạ dày ở Hà Nội tại địa chỉ nào? Đây là quan tâm tâm của nhiều người bệnh....

Mẹo Chữa Trào Ngược Dạ Dày Bằng Mật Ong Không Phải Ai Cũng Biết

Ngoài việc dùng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ thì bệnh trào ngược dạ dày hoàn toàn...

Bệnh bệnh đại tràng nên khám ở đâu tốt?

Danh sách Bác sĩ chữa bệnh đại tràng giỏi ở nước ta [CẬP NHẬT MỚI NHẤT]

Với những người bị bệnh đại tràng, tìm được một bác sĩ giỏi để chữa trị là điều mà bất...

Sôi bụng đau dạ dày là bị gì? Có nguy hiểm không và cách chữa là gì?

Tình trạng sôi bụng đau dạ dày có thể phát sinh khi người bệnh tiêu thụ một lượng lớn thức...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *