Tổng quan về bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Trào ngược dạ dày ở trẻ em thường xảy ra trong hoặc sau bữa ăn khi thức ăn từ dạ dày có xu hướng đi ngược lên thực quản của trẻ. Trẻ em là đối tượng dễ bị mắc phải trào ngược dạ dày thực quản, thế nhưng những dấu hiệu, triệu chứng có thể khá khác nhau và dễ bị nhầm lẫn. Vì vậy gia đình cần phải biết thêm những thông tin về trào ngược dạ dày để có cách phòng tránh và chăm sóc, điều trị kịp thời. 

trào ngược dạ dày ở trẻ 5 tuổi
Tổng quan về bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ

Tổng quan về bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em

Bệnh trào ngược dạ dày là một căn bệnh liên quan đến tiêu hóa rất phổ biến ở trẻ em. Tùy vào nguyên nhân, tình trạng sức khỏe và dấu hiệu bệnh lý mà các bác sĩ sẽ đưa ra cho bé một phác đồ điều trị bệnh trào ngược dạ dày phù hợp.

Nguyên nhân

Hầu hết ở những trẻ mắc phải tình trạng trào ngược dạ dày, nguyên nhân được xác định là do đường tiêu hóa phối hợp kém. Khi thức ăn đi qua cơ thắt thực quản dưới của trẻ, cơ thắt sẽ mở ra để dạ dày có thể tiếp nhận được thực phẩm. Sau đó cơ thắt thực quản dưới sẽ đóng kín nhằm đảm bảo các chất trong dạ dày không chảy ngược vào thực quản. Nhưng nếu cơ bắp này trở nên yếu đi hoặc bị rối loạn chức năng hoạt động, các thức ăn sẽ chảy vào thực quản gây ra tình trạng trào ngược dạ dày ở trẻ.

Những nguyên nhân được cho là có liên quan đến bệnh trào ngược dạ dày thực quản bao gồm:

  • Vùng bụng bị tăng áp lực do thừa cân, béo phì
  • Trẻ mắc bệnh hen suyễn
  • Dị ứng thuốc điều trị
  • Đã từng trải qua phẫu thuật thực quản trước đó
  • Gặp phải tình trạng liên quan đến vấn đề thần kinh, não hoặc cơ bắp
  • Dị ứng với một số loại thực phẩm và đồ uống
  • Mắc bệnh về dạ dày hoặc bệnh viêm thực quản

Dấu hiệu nhận biết

Các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản  ở trẻ em và thanh thiếu niên có thể thay đổi tùy theo tuổi. Triệu chứng phổ biến nhất ở trẻ em từ 12 tuổi trở lên là ợ nóng thường xuyên , cảm giác đau đớn, nóng rát ở giữa ngực, sau xương ức và ở giữa bụng .

trào ngược dạ dày ở trẻ em
Trẻ nôn ói, quấy khóc, cảm thấy đau đớn sau khi ăn là những biểu hiện thường gặp của trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ

Các triệu chứng phổ biến khác bao gồm

  • Hôi miệng
  • Đau ở ngực hoặc phần trên của bụng
  • Vấn đề nuốt hoặc nuốt đau
  • Vấn đề về đường hô hấp
  • Nôn
  • Răng bị dịch axit ăn mòn
  • Thường xuyên ho, khò khè hoặc khàn giọng
  • Buồn nôn thường xuyên
  • Cảm giác thấy vị axit dạ dày trong cổ họng
  • Cảm thấy như thức ăn bị mắc kẹt trong cổ họng
  • Bị đau nặng hơn khi nằm xuống
  • Ợ nóng

Bên cạnh đó, trào ngược dạ dày ở trẻ vẫn có khả năng xuất hiện với độ tuổi của trẻ sơ sinh. Gia đình có thể nhận biết với những biểu hiện như:

  • Từ chối ăn, chán ăn, bỏ bữa
  • Không tăng cân
  • Khó thở, thở khò khè
  • Miệng có mùi hôi
  • Bắt đầu nôn mửa từ 6 tháng tuổi trở lên
  • Quấy khóc vì đau sau khi ăn

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Gọi bác sĩ ngay nếu trẻ có những biểu hiện:

  • Nôn nhiều
  • Nôn ra chất lỏng: màu xanh hoặc vàng; trông giống như bã cà phê hoặc chứa lẫn tia máu
  • Khó thở sau khi nôn
  • Bị đau miệng hoặc cổ họng khi bé ăn
  • Có vấn đề về nuốt hoặc đau khi nuốt
  • Trẻ từ chối ăn thường xuyên, gây giảm cân hoặc tăng trưởng kém
  • Có dấu hiệu mất nước, chẳng hạn như không có nước mắt khi khóc.

Giải đáp: Trào ngược dạ dày thực quản có chữa khỏi được không?

Chẩn đoán

Thông thường, các bác sĩ sẽ dựa trên những thông tin mà gia đình cung cấp để xác định sơ bộ tình trạng bệnh của trẻ. Đồng thời lập kế hoạch để giúp trẻ có một phác đồ xét nghiệm – điều trị an toàn, phù hợp.

Những xét nghiệm có thể được sử dụng nhằm làm kiểm tra tình trạng bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ là:

  • Xét nghiệm X-quang với dung dịch Barium: trẻ sẽ được uống một lượng barium vừa đủ và tiến hành chụp X-quang sau đó. Barium sẽ làm nổi bật hình ảnh thực quản, dạ dày và tá tràng của trẻ, giúp xác định chính xác hơn tình trạng của hệ tiêu hóa.
  • Đầu dò pH: trẻ được đặt một đường ống mỏng qua mũi và đi vào dạ dày. Trẻ sẽ phải đeo ống trong vòng 24 giờ để xác định được nồng độ axit bên trong thực quản.
  • Nội soi đường tiêu hóa trên và sinh thiết: Ống nội soi sẽ đưa vào thực quản, dạ dày và phần đầu tiên của ruột non. Hình ảnh sẽ được truyền lại màn hình với một camera nhỏ gắn tại ống nội soi. Trong quá trình này, bác sĩ cũng có thể lấy một mẫu mô ở dạ dày để sinh thiết.
  • Xét nghiệm làm trống dạ dày: trẻ sẽ được dùng một ít thực phẩm hoặc sữa pha cùng thuốc đặc biệt. Bằng loại thuốc đặc biệt này, bác sĩ có thể theo dõi mức độ trống rỗng của dạ dày và xem xét tình trạng trào ngược hiệu quả.
trào ngược dạ dày thực quản trẻ sơ sinh
Cho trẻ gặp bác sĩ khi các dấu hiệu trào ngược dạ dày xảy ra thường xuyên

Tìm hiểu thêm: Nội soi dạ dày cho bé và những thông tin cần biết

Cách điều trị và chăm sóc trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản

Việc điều trị và chăm sóc trẻ mắc bệnh trào ngược dạ dày có thể sẽ gây ra nhiều khó khăn và rắc rối cho gia đình. Thế nhưng có rất nhiều cách để làm giảm mức độ nghiêm trọng của chứng trào ngược dạ dày ở trẻ này. Ban có thể tham khảo các gợi ý dưới đây và thảo luận thêm với bác sĩ điều trị để tìm ra phương án phù hợp nhất.

1. Điều trị bằng thuốc không kê đơn và thuốc theo toa

Các loại thuốc chữa trị trào ngược dạ dày có những cách hoạt động rất khác nhau. Trẻ có thể chỉ cần sử dụng một hoặc nhiều loại thuốc để kiểm soát các triệu chứng.

#Thuốc kháng axit

Trước tiên, các bác sĩ thường khuyên dùng thuốc kháng axit để giảm tình trạng trào ngược dạ dày ở mức độ nhẹ, chẳng hạn như:

  • Alka-Seltzer 
  • Maalox 
  • Ma-ri-a 
  • Riopan
  • Rolaid 

Thuốc kháng axit có thể có tác dụng phụ, bao gồm tiêu chảy và táo bón. Đừng cho trẻ thuốc kháng axit không kê đơn mà chưa được sự đồng ý của bác sĩ.

#Thuốc chẹn H2

Thuốc chẹn H2 làm giảm sản xuất axit, đồng thời giúp chữa lành thực quản Nếu bác sĩ khuyên dùng thuốc chẹn H2 cho trẻ, các loại thuốc chẹn H2 có thể được sử dụng là:

  • Cimetidin (Tagamet HB) 
  • Famotidine (Pepcid AC) 
  • Nizatidine (Axid AR) 
  • Ranitidine (Zantac 75) 

Nếu trẻ bị ợ nóng sau khi ăn, bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng axit và thuốc chẹn H2 cùng với nhau. Các thuốc kháng axit trung hòa axit dạ dày và thuốc chẹn H2 mang lại tác dụng ngăn dạ dày tạo axit và kiểm soát tốt lượng axit trong dạ dày.

#Thuốc ức chế bơm proton (PPI)

PPI được xem là loại thuốc tốt hơn và phù hợp trong điều trị các triệu chứng trào ngược dạ dày ở trẻ so với thuốc chẹn H2. Chúng có thể chữa lành niêm mạc thực quản và dùng để điều trị lâu dài.

Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy những người dùng PPI trong một thời gian dài hoặc ở liều cao có nhiều khả năng bị gãy xương hông, cổ tay và cột sống. Vì vậy trẻ khi sử dụng thuốc chữa trào ngược dạ dày này cần phải được kiểm soát dưới chỉ định của bác sĩ.

Một số loại PPI có sẵn theo toa của bác sĩ, bao gồm:

  • Esomeprazole (Nexium) 
  • Lansoprazole (Prevacid) 
  • Omeprazole (Prilosec, Zegerid) 
  • Pantoprazole (Protonix) 
  • Rabeprazole (AcipHex).

Đừng bỏ qua: Các thuốc chống trào ngược dạ dày cho trẻ tốt nhất

2. Thay đổi lối sống

Một số thực phẩm có thể gây ra nhiều triệu chứng trào ngược dạ dày hơn những loại khác. Vì vậy hãy theo dõi lượng ăn của trẻ trong một vài ngày để xác định các yếu tố kích thích thực phẩm cụ thể. Theo đó, trẻ có thể không cần phải sử dụng đến thuốc điều trị mà vẫn có thể cải thiện được sức khỏe của hệ tiêu hóa.

trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh
Một số biểu hiện của trào ngược dạ dày ở trẻ có thể được khắc phục mà không cần đến việc sử dụng thuốc

#Trẻ sơ sinh

Bác sĩ sẽ căn dặn kĩ hơn về thời gian bú và liều lượng bú sữa mẹ cho trẻ. Có đôi khi bác sĩ đưa ra đề nghị pha thêm một muỗng ngũ cốc yến mạch trong bình sữa để giảm bớt nguy cơ trào ngược. Việc bế trẻ ở tư thế thẳng đứng (ngồi hoặc giữ thẳng đứng) trong khi cho ăn cũng có thể giúp ích rất nhiều trong việc giảm đi tình trạng này.

#Trẻ em

Trẻ khi đã có thể ăn uống và mắc phải biểu hiện trào ngược dạ dày thường sẽ được giảm đau bằng cách tránh các thực phẩm và đồ uống không tốt cho hệ tiêu hóa như:

  • Trái cây có múi: cam, quýt, bưởi, cà chua
  • Chocolate
  • Thực phẩm và đồ uống có chứa caffeine
  • Thức ăn béo và chiên
  • Tỏi và hành
  • Thức ăn cay
  • Thực phẩm nhiều gia vị

#Những lưu ý khác

  • Chia thành nhiều bữa nhỏ để trẻ ăn trong ngày
  • Xem xét các loại thực phẩm có thể là nguyên nhân gây ra dị ứng ở trẻ.
  • Cho bé ợ thường  xuyên trong và sau khi cho ăn để giảm thiểu khí dư thừa trong dạ dày.
  • Không để trẻ nằm xuống trong vòng hai giờ sau khi ăn.
  • Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, tránh để trẻ di chuyển nhiều hoặc cúi gập người trong khi ăn.
  • Để trẻ sinh hoạt trong môi trường thông thoáng, không có khói thuốc lá.
  • Một số bác sĩ có thể hướng dẫn cách nâng đầu giường lên 30 độ khi trẻ ngủ. Nếu muốn sử dụng gối chống trào ngược dành riêng cho trẻ, hãy chắc chắn rằng bạn đã hỏi qua ý kiến bác sĩ.

Xem thêm: Trào ngược dạ dày nên nằm nghiêng bên nào? trái hay phải?

3. Phẫu thuật

Phẫu thuật thường không cần thiết để điều trị trào ngược axit ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa nhi khoa có thể đề nghị phẫu thuật nếu các triệu chứng trào ngược dạ dày của trẻ không cải thiện khi đã thay đổi lối sống và dùng thuốc.

Fundoplication là loại phẫu thuật phổ biến nhất cho bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Trong hầu hết các trường hợp, nó đem lại lợi ích kiểm soát trào ngược dạ dày dài hạn.

Tuy nhiên không có phương pháp phẫu thuật nào không tiềm ẩn những nguy hiểm và rủi ro. Vì vậy cần cân nhắc và thảo luận với bác sĩ thật kĩ trước khi quyết định tiến hành phẫu thuật cho trẻ.

Trên đây là những thông tin tham khảo về chứng trào ngược dạ dày ở trẻ. ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Có thể bạn quan tâm

Sôi bụng đau dạ dày là bị gì? Có nguy hiểm không và cách chữa là gì?

Tình trạng sôi bụng đau dạ dày có thể phát sinh khi người bệnh tiêu thụ một lượng lớn thức...

Axit dạ dày là gì?

Axit dạ dày là gì? Tìm hiểu vai trò, chức năng của nó

Axit dạ dày là gì? Đây là thuật ngữ được sử dụng để chỉ chất dịch tiêu hóa được tiết...

Trào ngược dạ dày có ăn được sữa chua không?

Trào ngược dạ dày có ăn được sữa chua không

Sữa chua là một trong những thực phẩm vô cùng tốt cho sức khỏe và hệ tiêu hóa. Tuy nhiên,...

Cách xử lý, chữa bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em

Trào ngược dạ dày là tình trạng thức ăn cùng với lượng axit trong dạ dày trào ngược lên thực...

Sơ can Bình vị tánđược chọn lọc từ 10 bài thuốc bí truyền

[Review] Bài thuốc Sơ can Bình vị tán chữa trào ngược dạ dày từ người bệnh

Sơ can Bình vị tán được giới chuyên môn và người bệnh nhận định là giải pháp “hiệu quả số...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *