Dùng thuốc chống nôn trớ cho trẻ sơ sinh cần lưu ý!

Thông thường các bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị là sử dụng thuốc chống nôn trớ cho trẻ sơ sinh trong trường hợp các biện pháp khắc phục tại nhà không hiệu quả. Mặc dù những tác dụng phụ khi dùng thuốc chống nôn trớ có thể được kiểm soát ở mức hạn chế tối đa. Thế nhưng các mẹ vẫn cần biết thêm về những điều quan trọng khi dùng thuốc chống nôn trớ cho trẻ sơ sinh.

thuốc chống nôn trớ cho trẻ sơ sinh
Những điều cần lưu ý khi dùng thuốc chống nôn trớ cho trẻ em

Nôn trớ và các loại thuốc chống nôn trớ cho trẻ sơ sinh

Biểu hiện buồn nôn và nôn trớ ở trẻ sơ sinh có thể được điều trị bằng thuốc sau khi trải qua các xét nghiệm chẩn đoán cơ bản. Phụ thuộc vào nguyên nhân gây nôn ở trẻ là gì, tình trạng sức khỏe của trẻ ra sao mà bác sĩ sẽ tiến hành kê toa thuốc.

Nôn trớ là gì?

Nôn trớ ở trẻ sơ sinh là hiện tượng thức ăn (sữa mẹ) từ dạ dày chảy ngược qua thực quản ra ngoài miệng. Đây là một tình trạng rất thường gặp ở trẻ sơ sinh do:

Các loại thuốc chống nôn trớ cho trẻ sơ sinh

Có rất nhiều loại thuốc chống nôn trớ mà bác sĩ có thể kê đơn. Những loại thuốc này có thể được sử dụng theo dạng thuốc kê đơn hoặc thuốc không kê đơn. Thuốc có thể ở dạng lỏng, thuốc viên hoặc thuốc viên hòa tan, thuốc đạn trực tràng.

Một số loại thuốc chống nôn trớ cho trẻ sơ sinh thường được sử dụng là:

  • Thuốc kháng axit: được sử dụng để làm giảm chứng khó tiêu và ợ nóng. Bởi đôi khi trào ngược dạ dày ở trẻ em là nguyên nhân gây ra chứng nôn trớ. Ví dụ như Ranitidine, Famotidine,…
  • Thuốc chống lo âu: thuốc có thể làm giảm buồn nôn và nôn bằng cách giúp trẻ cảm thấy bình tĩnh và thư giãn hơn. Ví dụ như Lorazepam, Alprazolam,…
  • Thuốc đối kháng Dopamine: ngăn chặn các cơn nôn trớ bằng cách cải thiện sức bơm của tim và lưu lượng máu đến thận. Ví dụ như Prochlorperazine, Metoclopramide
thuốc chống nôn trớ cho trẻ sơ sinh
Trẻ bị nôn trớ sẽ được sử dụng thuốc để giảm bớt triệu chứng

Xem thêm: Trẻ hay nôn trớ sau khi ăn – Lời khuyên hữu ích cho mẹ

Những chú ý khi sử dụng thuốc chống nôn trớ cho trẻ sơ sinh

Khi tình trạng buồn nôn và nôn ói xảy ra ở trẻ ngày một trầm trọng, việc sử dụng thuốc chống nôn trớ có thể được xem là hành động cần thiết. Thế nhưng cần lưu ý rằng dù là bất kỳ loại thuốc nào, hay là phương pháp chống nôn trớ nào đi chăng nữa, khi đã áp dụng cho trẻ sơ sinh nên hết sức cẩn trọng.

Tác dụng phụ của thuốc

Hầu hết những loại thuốc chống nôn trở cho trẻ sơ sinh đều khá an toàn và mang lại tác dụng tốt trong điều trị. Thế nhưng một số trường hợp bị phản ứng thuốc hoặc xảy ra tình trạng gặp tác dụng phụ vẫn có thể xảy ra. Những tác dụng phụ mà trẻ sơ sinh có thể sẽ đối mặt khi sử dụng các loại thuốc này là:

  • Đau đầu
  • Táo bón
  • Tiêu chảy
  • Buồn nôn
  • Nôn
  • Phát ban
  • Ớn lạnh, nổi da gà
  • Đau ngực
  • Nhịp tim nhanh hoặc chậm hơn bình thường
  • Sưng ở chân hoặc mắt cá
  • Nước tiểu ít hoặc không có nước tiểu
  • Thở yếu, thở khò khè
  • Da sạm

Lưu ý khi cho trẻ uống thuốc

Cho trẻ sơ sinh uống thuốc luôn khó hơn trẻ nhỏ rất nhiều. Vì vậy để tránh cho trẻ bị sặc và giúp thuốc phát huy tốt tác dụng, các mẹ có thể tham khảo một vài lưu ý khi cho trẻ dùng thuốc dưới đây.

  • Sử dụng dụng cụ: với dạng thuốc dạng lỏng hoặc thuốc viên nghiền bột, các mẹ có thể áp dụng cách dùng muỗng hoặc xi lanh để cho trẻ uống thuốc. Chú ý nên làm sạch dụng cụ bằng nước sôi trước khi dùng để đựng thuốc cho trẻ.
  • Tư thế khi uống thuốc: các mẹ nên bế bé ngồi thẳng hoặc nghiêng 45-60 độ mỗi khi dùng thuốc chống nôn trớ cho trẻ sơ sinh. Việc đặt trẻ nằm ngang sẽ khiến thực quản dễ bị kích ứng bởi thuốc, từ đó gây ho viêm và xảy ra nôn trớ.
  • Nghiền nhỏ thuốc: thực quản của trẻ, đặc biệt là trẻ mắc phải chứng nôn trớ rất nhạy cảm. Bất kì các loại thuốc viên kích cỡ lớn nào cũng có thể dễ làm trẻ bị nghẹn sặc. Do đó các mẹ nên hỏi bác sĩ về việc có thể nghiền nhỏ thuốc và cho trẻ uống ở dạng bột hay không.
  • Thuốc không dùng với các loại nước khác: đừng quên chú ý một số loại thuốc không nên kết hợp cùng sữa, nước ép,… vì có thể làm cản trở mức độ hấp thu. Nước ấm luôn là lựa chọn an toàn và đơn giản nhất mỗi khi cho trẻ dùng thuốc.
  • Sự phối hợp thuốc: Mỗi một loại thuốc sẽ có tác dụng và cách hoạt động khác nhau. Hãy tìm hiểu thật kĩ về thời gian uống của từng loại thuốc cũng như cách uống của các nhóm thuốc chống nôn trớ cho trẻ sơ sinh này.
thuốc chống nôn trớ cho trẻ sơ sinh
Chú ý tư thế mỗi khi cho bé bú để tránh tình trạng nôn ói sau khi ăn
  • Thời gian mỗi cữ thuốc: nếu bác sĩ đề nghị cho bé của bạn uống 2 lần/ngày, bạn cần phải thực sự cho trẻ uống 2 lần/ngày. Bạn có thể trao đổi thêm với bác sĩ về việc nếu quên mất và làm lỡ cữ thuốc của trẻ.
  • Tạo tâm lý thoải mái: tình trạng khó quấy của trẻ sẽ góp phần khiến tình trạng nôn trớ trở nên tồi tệ hơn. Nhất là khi trẻ vừa khóc vừa uống thuốc, thuốc có thể tràn vào khí quản và gây nghẹt thở cho trẻ. Thậm chí là suy hô hấp, tử vong.
  • Theo dõi phản ứng: sau 15-30 phút đầu tiên kể từ khi cho trẻ uống thuốc, hãy kiểm tra những biểu hiện về hơi thở, sắc mặt, cử động của trẻ. Nếu xảy ra các dấu hiệu bất thường, lập tức sơ cứu và đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất để làm kiểm tra.
  • Tái khám theo lịch hẹn: đừng bao giờ bỏ lỡ lần tái khám kế tiếp của bác sĩ. Chứng nôn trớ có thể vẫn sẽ làm phiền bé của bạn nếu gia đình tự ý ngừng thuốc hoặc gây biến chứng nguy hiểm khi sử dụng sai loại thuốc.

Trên đây là những thông tin tham khảo mà các mẹ cần phải biết khi sử dụng thuốc chống nôn trớ cho trẻ sơ sinh. ThuocDanToc.vn  không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Có thể bạn quan tâm

Những món ăn và đồ uống trung hòa axit trong dạ dày

Axit trong dạ dày quá nhiều sẽ dẫn tới tình trạng trào ngược dạ dày (GERD), gây nên cảm giác...

Dân gian vẫn cho rằng, trái đu đủ có thể chữa bệnh trào ngược dạ dày. Điều này liệu có đúng không?

Đu Đủ Chữa Trào Ngược Dạ Dày Có Tốt Không? Giải Đáp

Đu đủ là một loại trái cây quen thuộc đối với mọi người. Đu đủ có nhiều tác dụng tốt...

Thuốc Dạ Dày Viện 354 (Bình Vị Nam) Có Tác Dụng Gì?

Thuốc dạ dày Viện 354 còn được gọi là thuốc Bình Vị Nam - đây là một sản phẩm được...

Phòng bệnh trào ngược dạ dày thực quản với 5 cách đơn giản sau

Trào ngược dạ dày thực quản là hiện tượng axit, pepsin trong dạ dày bị đẩy ngược lên ống thực...

nôn trớ ở trẻ sơ sinh

Nôn trớ ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân và cách giảm đi tình trạng này

Trẻ sơ sinh rất hay bị nôn trớ, nhưng không phải bậc làm cha mẹ nào cũng biết rõ nguyên...

Hỏi đáp cùng chuyên gia

  1. Đồng mỹ linhĐồng mỹ linh says: Trả lời

    Bé em 3 tháng bú sữa thường xuyên bị nôn trớ , bác cho e hỏi mua loại thuốc chóng ói nào uống trước bữa ăn để hạn chế nôn ah. Đứa trước của e cũng bị vậy đi khám tiêm ngừa bs có cho thuốc uống mà e ko nhớ là thuốc gì bác sĩ giúp e với ah

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *