Uống thuốc đau dạ dày khi mang thai có hại cho thai nhi không?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Nhiều mẹ bầu đã phải lo lắng rằng lỡ uống thuốc đau dạ dày khi mang thai có hại cho thai nhi không. Bởi những cơn đau dạ dày vẫn thường xuyên làm phiền đến cuộc sống và thói quen ăn uống của nhiều chị em phụ nữ, đặc biệt là trong những tháng thai kỳ. Nhiều người đã chọn tìm đến thuốc mà vô tình không biết thuốc đã tạo thành những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và bé. Hãy cùng lắng nghe bác sĩ Tuyết Lan, Giám đốc chuyên môn tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc, sẽ giải đáp vấn đề “Uống thuốc đau dạ dày khi mang thai có hại cho thai nhi không?” trong bài viết dưới đây.

uống thuốc đau dạ dày khi mang thai uống thuốc dạ dày khi mới mang thai thuốc dạ dày cho phụ nữ mang thai uống thuốc dạ dày trước khi mang thai
Thuốc dạ dày cho phụ nữ mang thai – về những điều cần biết

Trung tâm Thuốc dân tộc là địa chỉ khám chữa bệnh nổi tiếng nhất hiện nay trong lĩnh vực YHCT. Trung tâm đã cứu giúp hàng ngàn người bệnh thoát khỏi nỗi ám ảnh, đau đớn do bệnh dạ dày. Trong đó bao gồm cả nghệ sĩ nổi tiếng như NSND Trần Nhượng, NS Chiến Thắng, NS Thu Hà…

Đau dạ dày khi mang thai

Đau dạ dày khi mang thai thường có những biểu hiện dễ bị nhầm lẫn với triệu chứng thai nghén. Bởi trong giai đoạn này, sự thay đổi của tử cung về kích thước lớn dần làm chèn lấn dạ dày, ảnh hưởng đến các chức năng tiêu hóa và làm tổn thương niêm mạc bao tử. Ngoài ra, dạ dày phải co rút đẩy thức ăn ra ngoài, từ đó dẫn đến việc nôn nghén nhiều hơn. Do đó, nhận biết và phân biệt dấu hiệu đau dạ dày và thai nghén là một việc khá cần thiết và quan trọng.

CÓ THỂ BẠN CẦN: Chế độ ăn uống và phác đồ ĐÁNH BAY đau dạ dày hiệu quả từ chuyên gia [Mới nhất]

Nhận biết đau dạ dày khi mang thai

Như đã nói, các biểu hiện ban đầu của đau dạ dày có thể sẽ bị nhầm lẫn với những triệu chứng thai nghén trong thai kỳ. Có trường hợp người bệnh vẫn sẽ không cảm thấy gì ngay cả khi bị loét nhẹ. Tuy nhiên nếu cảm thấy những phản ứng bất thường trong cơ thể hoặc xuất hiện những triệu chứng phổ biến sau, mẹ bầu cần liên hệ với bác sĩ để tìm ra phương án giải quyết phù hợp.

  • Đầy bụng khó tiêu
  • Cơn đau xuất hiện từ rốn đến xương ức. Cơn đau xuất hiện nhanh rồi biến mất hoặc kéo dài hàng giờ.
  • Cơn đau nghiêm trọng hơn khi dạ dày trống rỗng hoặc sau khi ăn, trong giấc ngủ.
  • Khó nuốt thức ăn
  • Tình trạng trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng
  • Sụt cân
  • Mất vị giác, ăn mất ngon
  • Cảm thấy mệt mỏi, uể oải
  • Buồn nôn
  • Nôn, nôn ra máu
  • Phân đen, hắc ín
lỡ uống thuốc đau dạ dày khi mang thai
Cảm giác đau đớn, buồn nôn hoặc nôn là các triệu chứng thường gặp của cơn đau dạ dày

Uống thuốc đau dạ dày khi mang thai có hại cho thai nhi không?

Hầu hết các triệu chứng có thể giảm dần khi thai phụ thay đổi thói quen sinh hoạt và chuyện ăn uống hằng ngày. Tuy nhiên trong trường hợp nặng hơn, các mẹ bầu có thể cần đến sự chăm sóc y tế để kiểm soát tình trạng này.

Thuốc đau dạ dày có hại khi mang thai không?

Các bác sĩ luôn ra lời khuyên về việc đừng tự ý sử dụng thuốc khi chưa được thăm khám và chẩn đoán bởi các bác sĩ chuyên môn.

Bởi trên thực tế, có một số loại thuốc an toàn khi mang thai và một loại thuốc khác thì không. Chúng có thể gây ra những tác dụng phụ đến thai nhi hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu trong suốt thai kỳ. Với việc điều trị đau dạ dày bằng thuốc, điều quan trọng là việc kiểm tra từng loại thuốc, bao gồm cả thuốc không kê đơn và các chất bổ sung tự nhiên, để xác định xem chúng có an toàn để dùng trong khi mang thai hay không.

Việc dùng nhầm loại thuốc hoặc uống sai liều lượng có thể tạo thành những nguy hiểm và gây hại đến cả mẹ và bé. Đặc biệt thuốc có thể gây ra tình trạng dị tật ống thần kinh, ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất và não bộ của trẻ. Nghiêm trọng hơn, những loại thuốc đau dạ dày không nên dùng cho thai phụ đã được chứng minh sẽ gây ra biểu hiện tiền sản giật, suy hô hấp, thậm chí là sẩy thai, tử vong.

Tác dụng phụ thường gặp

Những biểu hiện của tác dụng phụ mà các mẹ bầu có thể sẽ gặp phải khi dùng sai thuốc là:

  • Tê ngứa, dị ứng da
  • Mất cảm giác
  • Nhìn mờ, hoa mắt
  • Buồn ngủ
  • Nhức đầu, chóng mặt
  • Ù tai
  • Khô miệng
  • Tim đập nhanh
  • Đau bụng, tiêu chảy hoặc táo bón
  • Đầy hơi
  • Tay chân mất linh hoạt
  • Giảm trí nhớ, bất tỉnh
thuốc dạ dày cho bà bầu
Chỉ sử dụng thuốc dạ dày cho phụ nữ mang thai khi đã được sự đồng ý của bác sĩ

Phải làm gì nếu uống sai thuốc đau dạ dày khi mang thai?

Tác hại của việc uống thuốc đau dạ dày khi mang thai là rất lớn đối với cả mẹ lẫn bé. Dù vậy, thói quen của rất nhiều mẹ bầu chính là việc chủ quan tự ý sử dụng các loại thuốc giảm đau mà chưa hiểu rõ đến tác dụng phụ của nó.

Như vậy, nếu bạn có thai và lỡ uống thuốc đau dạ dày khi mang thai, hãy ngừng việc sử dụng và đem thuốc đến gặp các bác sĩ chuyên môn để được giúp đỡ. Để giảm bớt tối đa tác dụng phụ có thể xảy ra trước khi bạn kịp gặp bác sĩ, mẹ bầu có thể uống nhiều nước để lọc bớt thuốc ra ngoài. Bác sĩ đã có thể kiểm tra chính xác tình trạng phát triển và sức khỏe của bé thông qua bài test độ mờ da gáy trong 3 tháng đầu tiên thai kỳ.

Sau đó, bác sĩ sẽ đưa ra một liệu trình theo dõi phản ứng và các xét nghiệm liên quan khác nhằm chắc chắn rằng không còn tác dụng phụ nào nghiêm trọng có thể xảy ra. Với cơn đau dạ dày khi mang thai, mẹ bầu có thể được tư vấn để khắc phục triệu chứng ngay tại nhà bằng thói quen sinh hoạt lành mạnh. Nếu tình trạng viêm loét nghiêm trọng, bác sĩ sẽ đưa các loại thuốc chữa trị giảm đau phù hợp.

Bên cạnh đó, thói quen đọc kỹ bảng thành phần và hướng dẫn sử dụng của thuốc là hết sức cần thiết. Đối với bà mẹ đang trong thai kỳ nên đặc biệt lưu ý các loại thuốc chứa các thành phần Lansoprazol, Famotidin, Cimetidin, Bismuth salicylat. Đây những chất có hại cho sự phát triển của bé trong bụng mẹ tuyệt đối không được sử dụng.

Hãy hỏi bác sĩ về việc sử dụng thuốc hoặc những thắc mắc khi dùng thuốc đau dạ dày nếu còn chưa rõ. Mẹ bầu cần thực hiện theo đúng liều lượng, lời khuyên và chỉ định của bác sĩ trong điều trị. Tránh việc tự ý đổi thuốc, ngừng thuốc hoặc dùng thuốc mà chưa được sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.

THAM KHẢO THÊM: VTV2 giới thiệu bài thuốc từ thảo dược thiên nhiên – Sơ can Bình vị tán chữa bệnh dạ dày

Xin nhắc lại rằng dù là bất kỳ loại thuốc nào, kể cả thuốc bổ thì đều cần được tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn. ThuocDanToc.vn chỉ mang đến các thông tin có tính chất tham khảo, không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa. Hãy liên hệ chuyên gia để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách!

liên hệ

XEM THÊM:

Click xem thêm

Người bị trào ngược dạ dày với tần suất thấp có thể sử dụng baking soda

Cách dùng baking soda chữa trào ngược dạ dày

Bệnh trào ngược dạ dày gây nên cảm giác nóng rát ở ngực, thường xuất hiện sau khi ăn và...

gối chống trào ngược dạ dày cho người lớn

Gối Chống Trào Ngược Dạ Dày Cho Người Lớn: Công Dụng, Cách Dùng

Gối chống trào ngược cho người lớn là một trong những biện pháp hỗ trợ mới xuất hiện trong thời...

thuốc trị trào ngược dạ dày của mỹ

TOP 5 thuốc đặc trị trào ngược dạ dày của Mỹ 2023

Sử dụng các loại thuốc của Mỹ để kiểm soát các triệu chứng trào ngược dạ dày là lựa chọn...

Khám dạ dày không cần nội soi có tốt không?

Khám dạ dày không cần nội soi – Bằng cách nào, có ra bệnh chính xác không?

Xét nghiệm hơi thở, chụp X quang, xét nghiệm máu, siêu âm… là các phương pháp khám dạ dày không...

Đau thượng vị dạ dày khi mang thai và cách điều trị

Đau thượng vị dạ dày khi mang thai: Nguyên nhân và cách xử lý

Đau thượng vị dạ dày khi mang thai là tình trạng khá phổ biến. Nó không chỉ khiến cho bà...

Hỏi đáp cùng chuyên gia

  1. ĐanĐan says: Trả lời

    Chào bác sĩ ạ.
    Em bầu được 8 tuần rồi ạ
    Mà trước đó em ko biết có bầu,nên đã tự ý mua và uống thuốc đau dạ dày, trào ngược dạ dày
    Ko biết có ảnh hưởng tới em bé ko ạ? Em đi siêu âm thì có báo tim thai bình thường ạ

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.