Tìm hiểu nguyên nhân gây chảy nước mũi và cách điều trị

Chảy nước mũi là hiện tượng bình thường giúp hệ thống miễn dịch bẫy vi khuẩn, vi sinh vật hoặc các chất gây dị ứng từ môi trường. 

chảy nước mũi
Chảy nước mũi là triệu chứng của nhiều bệnh lý như cảm lạnh, cảm cúm, dị ứng,…

Nước mũi là gì?

Thực tế nước mũi (hay còn gọi là chất nhầy) luôn có trong mũi, bởi nó là một hàng rào bảo vệ cơ thể. Nó sẽ làm ẩm không khí, giúp mũi không bị khô, giữ lại vi khuẩn, vi sinh vật, phấn hoa, khói bụi bên ngoài để tránh gây dị ứng hoặc dẫn đến những bệnh truyền nhiễm. Mặc dù lượng nước mũi rất nhiều nhưng đa phần chúng sẽ bốc hơi, một phần khô lại thành gỉ mũi và phần còn lại bị nuốt vào bụng.

Khi khoang mũi bị kích thích hoặc viêm, lượng nước mũi sẽ tăng nhiều hơn để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ loại bỏ những chất gây hại. Lượng nước quá nhiều dẫn đến tình trạng chảy nước mũi. Mặc dù điều này gây phiền nhiễu nhưng thông thường nó không gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nguyên nhân gây chảy nước mũi

Có nhiều nguyên nhân gây chảy nước mũi, phổ biến nhất gồm:

Cảm lạnh thông thường hoặc cúm

Nhiễm virus là nguyên nhân gây ra cảm lạnh thông thường. Có nhiều loại virus gây ra tình trạng này nhưng thường không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Trong khi những chủng virus gây cảm cúm có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt ở trẻ em, người lớn tuổi hoặc có hệ thống miễn dịch suy yếu.

Chảy nước mũi là một triệu chứng phổ biến ở người bị cảm lạnh thông thường hoặc cảm cúm. Khi bạn bị nhiễm bệnh, chất nhầy sẽ được tiết ra để bẫy virus gây bệnh trước khi nó tấn công vào phổi hoặc các bộ phận khác.

Dị ứng

Bạn có thể bị chảy nước mũi nếu bạn hít, ăn hoặc chạm phải chất gây dị ứng như bụi phấn, mạt bụi, lông vật nuôi,… Hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ phản ứng với chất gây dị ứng hệt như chúng là vi khuẩn gây hại cho cơ thể.

Viêm xoang

Viêm xoang là tình trạng khi xoang hoặc đường mũi bị viêm, đau hoặc sưng. Điều này có thể khiến đường mũi bị hẹp, gây khó thở và tích tụ chất nhầy. Triệu chứng thường gặp của viêm xoang là tình trạng chảy nước mũi, nếu viêm ở các xoang trước thì nước mũi sẽ chảy ra mũi trước còn viêm ở xoang sau thì nước mũi sẽ chảy vào họng.

Tìm hiểu thêmCác loại viêm xoang thường gặp và cách nhận biết, phân biệt

Những nguyên nhân khác

Bên cạnh đó còn một số vấn đề về sức khỏe có thể gây chảy nước mũi như:

nguyên nhân gây chảy nước mũi
Điều trị chảy nước mũi sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân

Xem thêm: Hắt hơi sổ mũi là bệnh gì? Cách nhận biết, điều trị

Cách điều trị chảy nước mũi

Các biện pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây chảy nước mũi. Trong hầu hết trường hợp, người bệnh có thể thực hiện các biện pháp khắc phục chảy nước mũi tại nhà. Hoặc tình trạng nghiêm trọng hơn, bác sĩ sẽ đề nghị một số loại thuốc kê đơn hoặc không kê đơn để làm giảm triệu chứng.

Biện pháp khắc phục tại nhà

Nước mũi dày và dính không chỉ gây ảnh hưởng đến hơi thở mà còn làm tăng nguy cơ dẫn đến biến chứng như nhiễm trùng tai. Do đó, người bệnh nên làm loãng chất nhầy bằng một số cách như:

  • Uống nhiều nước
  • Dùng thuốc xịt mũi
  • Dùng máy để tăng thêm độ ẩm cho không khí
  • Hít hơi nước từ bát nước nóng

Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng thuốc xịt mũi hơn 3 ngày, trừ khi đây là chỉ định của bác sĩ.

Thuốc kháng histamin

Thuốc kháng histamin được dùng để ngăn ngừa và điều trị các triệu chứng do dị ứng. Tuy nhiên, một số thuốc kháng histamin có thể gây buồn ngủ, vì vậy bạn nên hạn chế lái xe hoặc vận hành máy móc trong thời gian sử dụng thuốc.

Ngăn ngừa tình trạng chảy nước mũi

Bạn có thể thực hiện một số biện pháp để ngăn ngừa tình trạng chảy nước mũi. Chẳng hạn để phòng tránh bệnh cảm lạnh thông thường, hãy:

  • Rửa tay thường xuyên để hạn chế sự lây nhiễm vi khuẩn, virus
  • Sử dụng khăn giấy khi xì mũi và nên vứt khăn giấy ngay lập tức
  • Rửa tay sau khi xì mũi
  • Tiêm vắc-xin cúm hàng năm

Để ngăn ngừa tình trạng dị ứng, người bệnh nên tránh những chất gây dị ứng. Đồng thời, nên tránh khói thuốc lá vì nó có thể kích thích gây sưng và viêm đường mũi.

Trên đây là những thông tin quan trọng về tình trạng chảy nước mũi, nếu có bất cứ thắc mắc nào khác, người bệnh hãy hỏi trực tiếp bác sĩ chuyên môn.

Bài viết trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị thay thế bác sĩ chuyên môn.

Có thể bạn quan tâm

Mẹ bầu bị hắt xì hơi khi mang thai

Mẹ bầu bị hắt xì hơi khi mang thai cần biết những điều này

Đa số mẹ bầu bị hắt xì hơi khi mang thai đều rất lo lắng. Các chuyên gia đầu ngành...

viêm thanh quản nguy hiểm hay không

Bệnh viêm thanh quản có nguy hiểm không?

Viêm thanh quản là từ y khoa dùng để chỉ tình trạng tổn thương ở thanh quản do sử dụng...

thuốc đông y trị viêm họng

10 bài thuốc đông y trị viêm họng hiệu quả nhất & lưu ý

Có thể áp dụng các bài thuốc đông y để hỗ trợ điều trị bệnh viêm họng. Ngoài giúp khắc...

Bệnh viêm amidan có mủ ở người lớn và cách chữa trị

Bệnh viêm amidan có mủ ở người lớn và cách điều trị

Viêm amidan hốc mủ hay viêm amidan có mủ ở người lớn là tình trạng amidan bị viêm do vi...

Tìm hiểu về bệnh viêm xoang hàm và hướng điều trị

Bệnh viêm xoang hàm: Tổng quan về bệnh và điều trị

Trong số các dạng viêm xoang, viêm xoang hàm được cho là dạng phổ biến nhất. Các triệu chứng của...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *