8 cách ngăn chặn cơn hắt hơi ai cũng có thể thực hiện
Hắt hơi là một trong những cơ chế bảo vệ tự nhiên của cơ thể chống lại tác nhân gây dị ứng từ bên ngoài. Tuy nhiên, hắt hơi liên tục thường khiến người bệnh cảm thấy khó chịu. Do đó, để kiểm soát và làm giảm những cơn hắt hơi, bệnh nhân có thể thực hiện những biện pháp sau đây.
I. Điều trị hắt hơi có nguyên nhân
Để kiểm soát và làm ngừng những cơn hắt hơi tự nhiên, bệnh nhân cần xác định chính xác nguyên nhân gây nên triệu chứng này. Từ đó, bác sĩ sẽ giúp đưa ra biện pháp điều trị thích hợp.
1. Hắt hơi do dị ứng
Các chất gây dị ứng như phấn hoa, nước hoa, lông động vật, bụi bặm,… có thể là nguyên nhân gây hắt hơi. Và cách duy nhất để làm giảm và ngăn ngừa triệu chứng hắt hơi là người bệnh nên điều trị dứt điểm bệnh dị ứng.
Để điều trị dị ứng, bệnh nhân cần xác định tác nhân gây dị ứng. Và để ngăn ngừa phản ứng của cơ thể với chất gây dị ứng, người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc chống dị ứng không kê đơn. Cụ thể như:
- Thuốc kháng histamine
- Cetirizine (Zyrtec)
- Loratadine (Claritin, Alavert)
- Fexofenadine (Allegra)
- Thuốc xịt mũi bằng glucocorticosteroid bao gồm Triamcinolone acetonide (Nasacort) và Flnomasone propionate (Flonase)
Ngoài ra, ở một số đối tượng dị ứng nặng, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc điều trị để kiểm soát triệu chứng bệnh.
Tìm hiểu thêm: Những thực phẩm dễ gây dị ứng bạn nên biết
2. Hắt hơi do môi trường bị ô nhiễm
Môi trường sống bị ô nhiễm hoặc tiếp xúc với hóa chất độc hại chính là nguyên nhân gây kích thích niêm mạc mũi dẫn đến triệu chứng hắt hơi. Chưa kể đến, nếu bạn thường xuyên tiếp xúc với những hóa chất độc hại dưới đây trong thời gian dài thì khả năng mắc phải bệnh ung thư vòm họng, miệng hoặc mũi ở bạn khá cao.
- Xi măng
- Kim loại
- Hóa chất bao gồm thuốc diệt cỏ và thuốc trừ sâu
- Bột mì
- Than
- Gỗ
Vì vậy, để giảm thiểu triệu chứng hắt hơi và ngăn ngừa các vấn đề liên quan đến bệnh hô hấp, người bệnh nên thay đổi môi trường sống. Luôn đeo khẩu trang khi đi ra ngoài hoặc trang bị đồ bảo hộ lao động, mặt nạ phòng độc khi tiếp xúc với hóa chất. Ngoài ra, bạn có thể giảm tiếp xúc với bụi bằng cách sử dụng hệ thống thông gió, lọc bụi trong nhà.
3. Hắt hơi do ánh sáng
Hắt hơi ánh sáng xảy ra khi bạn nhìn vào tia sáng. Theo thống kê, có khoảng 1/3 người dân trên thế giới gặp phải triệu chứng này.
Thông thường, những người bị hắt hơi tia quang tử thường là do di truyền giữa những người thân trong gia đình. Để ngăn ngừa triệu chứng này, bệnh nhân không nên nhìn thẳng vào ánh sáng. Tốt nhất, trong những ngày nắng bạn nên đeo kính râm để hạn chế những cơn hắt hơi.
4. Hắt hơi do ăn quá nhiều
Nghe có vẻ lạ nhưng ở một số người lại gặp phải triệu chứng hắt hơi sau khi họ ăn quá no. Về nguyên nhân dẫn đến biểu hiện này vẫn chưa được các nhà khoa học xác định. Tuy nhiên, để ngăn ngừa cơn hắt hơi, bệnh nhân có thể chia bữa ăn thành các phần nhỏ và ăn nhiều lần trong ngày. Hoặc khi ăn, người bệnh nên ăn chậm, nhai kĩ.
Xem thêm: Trẻ bị hắt hơi sổ mũi là bệnh gì? Cách trị nhanh
II. Một số cách điều trị hắt hơi khi không xác định được nguyên nhân
Người bệnh có thể sử dụng những biện pháp xử lý tại nhà này để làm giảm cơn hắt hơi:
1. Làm nhột vòm miệng
Bạn có thể khống chế hắt hơi bằng cách kích thích mái vòm miệng bằng lưỡi. Thực hiện động tác này trước khi hắt hơi vài giây sẽ giúp ngăn ngừa triệu chứng này xảy ra.
Cách thực hiện như sau:
- Bạn đưa lưỡi ra trước và uốn lưỡi lại sao cho đầu lưỡi chạm vào vòm trên miệng.
- Sau đó, dùng đầu lưỡi đưa qua đưa lại vài lần và dừng lại
- Khi đó, bạn sẽ cảm thấy nhột ở vòm miệng và quên đi cảm giác muốn hắt hơi.
2. Xì mũi
Hắt hơi có thể là do một chất nào đó gây kích thích trong xoang hoặc niêm mạc mũi của bạn. Do đó, để ngăn ngừa triệu chứng hắt hơi, bạn có thể thử xì mũi. Cách làm này có thể giúp tống khứ chất gây khó chịu ra ngoài, giúp làm giảm cảm giác khó chịu.
3. Chụm mũi
Chụm mũi là một trong những phương pháp giúp ngăn chặn hắt hơi trước khi nó xảy ra. Ngay từ khi thấy dấu hiệu đầu tiên của cơn hắt hơi, bạn nên dùng ngón tay cái, trỏ và giữa bịt phần đầu mũi và kéo ra.
4. Dùng lưỡi ấn mạnh và răng
Cách làm này cũng giúp làm giảm sự thôi thúc hắt hơi. Người bệnh chỉ cần đưa lưỡi ra sau hai răng cửa và ấn mạnh lưỡi vào răng. Thực hiện vài lần sẽ giúp ngăn ngừa triệu chứng hắt hơi xảy ra.
5. Day ấn điểm giữa hai lông mày
Day ấn điểm giữa giữa hai lông mày thường là cách đa số bệnh nhân sử dụng để làm giảm đau nhức do đau đầu gây ra. Tuy nhiên, cách làm này cũng có tác dụng trong việc hỗ trợ ngăn chặn triệu chứng hắt hơi. Người bệnh chỉ cần sử dụng ngón tay cái và trỏ day ấn mạnh giữa hai lông mày cho đến khi cơn thôi thúc hắt hơi có dấu hiệu giảm dần.
6. Lắc vành tai
Khi cảm thấy chuẩn bị hắt hơi, bạn nên dùng ngón tay cái và trỏ nắm nhẹ vành tai và lắc qua lắc lại để ngăn chặn cơn hắt hơi.
7. Bổ sung vitamin C
Vitamin C không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch cho cơ thể mà nó còn được xem như là thuốc kháng histamin giúp giảm kích ứng. Do đó, để ngăn ngừa triệu chứng hắt hơi, người bệnh nên bổ sung vitamin C cho cơ thể.
Bệnh nhân có thể tăng lượng vitamin C qua chế độ ăn hoặc sử dụng thực phẩm chức năng.
8. Uống trà hoa cúc
Tương tự như vitamin C, trà hoa cúc có tác dụng kháng histamin giúp làm giảm kích ứng. Do đó, để ngăn chặn hắt hơi, người bệnh nên làm giảm tổng lượng histamin trong cơ thể bằng cách uống 1 cốc trà hoa cúc mỗi ngày.
Hắt hơi không phải là triệu chứng của bệnh nguy hiểm nhưng nó thường khiến người bệnh khó chịu. Vì vậy, ngoài việc dùng thuốc men người bệnh có thể cải thiện tình trạng này bằng cách thay đổi lối sống. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tiến hành thăm khám định kỳ. Bởi hắt hơi liên tục trong thời gian dài có thể là dấu hiệu cơ thể muốn cảnh báo bạn đang gặp vấn đề nào đó về sức khỏe.
Có thể bạn quan tâm
- 9 cách chữa hắt hơi sổ mũi cho bà bầu an toàn, hiệu quả
- Hắt hơi sổ mũi: Nguyên nhân và cách điều trị
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!