Lệch vách ngăn mũi là gì? Có nguy hiểm không?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Lệch vách ngăn mũi là một tình trạng dị hình mũi, ảnh hưởng đến chức năng thở, gây không ít đau đớn và khó chịu. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này có thể do chấn thương hoặc bẩm sinh. Do đó, người bệnh cần phải hiểu rõ hơn tình trạng này và đưa ra phương pháp điều trị kịp thời, tránh các biến chứng xấu có thể xảy ra. 

Lệch vách ngăn mũi là gì? Có thật sự nguy hiểm hay không?
Lệch vách ngăn mũi là gì? Có thật sự nguy hiểm hay không?

Lệch vách ngăn mũi là gì?

Lệch vách ngăn mũi là hiện tượng vách ngăn mũi bị dịch chuyển sang một bên làm cho lỗ mũi một bên to và một bên nhỏ. Lệch vách ngăn mũi là một rối loạn vật lý của mũi. Tình trạng lệch vách ngăn mũi có thể dẫn việc tắc nghẽn, chặn luồng khí oxy, gây khó thở nghiêm trọng hơn là chảy máu vùng mũi.

Lệch vách ngăn mũi có thể được chia thành nhiều kiểu khác nhau, cụ thể như sau:

  • Vẹo vách ngăn mũi thông thường: Vách ngăn mũi bị lệch hẳn một bên mũi, có thể là bên trái hoặc bên phải theo hình chữ C;
  • Vẹo vách ngăn mũi hình chữ S: Vách ngăn mũi vừa có lệch bên trái vừa lệch bên phải theo hình chữ S. Đây được xem là trường hợp phức tạp hơn kiểu lệch vách ngăn mũi thông thường;
  • Gai vách ngăn mũi: Là hiện tượng lệch ở phần tiếp giáp của xương và sụn của vách ngăn, có thể chạm đến phần của niêm mạch mũi.

Xem thêm: Có nên mổ lệch vách ngăn mũi? Chi phí bao nhiêu?

Triệu chứng của lệch vách ngăn mũi

Khi bị lệch vách ngăn mũi thường người bệnh không hề hay biết mình đang mắc phải căn bệnh này. Người bệnh cần tìm đến các cơ sở để tiến hành thăm khám khi gặp phải các triệu chứng dưới đây:

  • Chảy máu cam;
  • Viêm xoang, đau nhức mũi xoang, nhiễm trùng xoang;
  • Đau đầu, đau nửa đầu;
  • Đau nhức cơ mặt;
  • Tắc nghẹt mũi, có thể chỉ một bên hoặc nghẹt cả hai bên;
  • Chảy nước mũi;
  • Tiếng thở ồn ào khi ngủ ở trẻ em và trẻ sơ sinh;
  • Ngáy hoặc tiếng thở to trong khi ngủ.

Các triệu chứng trên không hẳn là đầy đủ nhưng có thể được hiểu là dấu hiệu nhận biết khi bị lệch vách ngăn mũi. Người bệnh thường xuyên chảy máu cam hoặc nhiễm trùng xoang cần nhanh chóng tìm gặp bác sĩ để được thăm khám và phát hiện bệnh kịp thời, tránh gặp phải các hậu quả nghiêm trọng về sau. Chảy máu cam và nhiễm trùng xoang được xem là triệu chứng thường gặp đa số bệnh nhân bị lệch vách ngăn mũi.

Đau mũi hay nhức các vùng quanh mũi là triệu chứng điển hình khi vách mũi có vấn đề
Đau mũi hay nhức các vùng quanh mũi là triệu chứng điển hình khi vách mũi có vấn đề

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng vẹo vách ngăn mũi

Nguyên nhân chính dẫn đến lệch vách ngăn mũi là do chấn thương vùng mũi, có thể là một cú đánh vào mặt hay bị tai nạn giao thông, tế sấp mặt xuống đất, tai nạn khi làm việc bốc vác hay luyện tập thể dục thể thao gây gãy sống mũi. Hoặc do rối loạn bẩm sinh có thể gây nén mũi trong khi sinh hoặc do di truyền như hội chứng Ehlers – Danlos, hội chứng Marfan, Homocystiniria.

Mặt khác, lệch vách ngăn mũi có thể do chấn thương trong quá trình sinh nở. Do hiện tượng va chạm vùng mặt và mũi của thai nhi với khung chậu của người mẹ có thể gây gãy mũi.

Bên cạnh đó, quá trình lão hóa có thể ảnh hưởng đến cấu trúc mũi, dẫn đến tình trạng lệch vách ngăn mũi, sự thay đổi số lượng sưng của các mô mũi gia tăng, kéo theo tình trạng đường mũi bị thu hẹp, dẫn đến tắc nghẹt mũi.

Biến chứng của vẹo vách ngăn mũi

Các trường hợp nghiêm trọng khi bị lệch vách ngăn mũi nghiêm trọng, ngoài tình trạng tắc nghẽn mũi lâu ngày không khỏi, có thể kéo theo các biến chứng sau:

  • Tắc nghẹt mũi gây khó khăn trong việc thở, việc thở bằng miệng thì không thể tránh khỏi, nhịp thở quá nhiều có thể dẫn đến khô miệng;
  • Không thoải mái khi ngủ, ngủ ngáy hoặc tiếng thở to vào ban đêm;
  • Các chất nhầy cô đặc, không thể bị tống ra ngoài do mũi bị lệch, không thông gây ra tắc nghẽn đường mũi.

Chẩn đoán lệch vách ngăn mũi

Để biết được chính xác mức độ bệnh tình đang mắc phải, người bệnh cần được gặp bác sĩ để được tiến hành thăm khám và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Bác sĩ tiến hành kiểm tra khoang mũi xoang bằng đèn hoặc mỏ vịt, ngoài ra, có thể sử dụng ống soi sai có đèn ở đầu để kiểm tra sâu vào bên trong mũi. Trước khi tiến hành kiểm tra các mô trong mũi, người bệnh sẽ được xịt một loại thuốc để giảm sung huyết.

Lệch vách ngăn mũi có nguy hiểm không?

Lệch vách ngăn mũi thường không có bất kỳ biểu hiện rõ rệt nào, gây ra các tình trạng nghẹt mũi và các triệu chứng khác kéo dài hơn một tuần. Người bệnh sẽ không biết chính xác bản thân có bị lệch vách ngăn mũi hay không trừ khi tiến hành thăm khám và điều trị các bệnh lý về tai mũi họng, khám và chụp ảnh X – quang.

Lệch vách ngăn mũi nếu được kéo dài có thể gây ra các bệnh lý về mũi – xoang, gây khó thở, tình trạng nghẹt mũi kéo dài. Bên cạnh đó, có thể gây ra các bệnh lý về tim mạch, quá trình vận chuyển oxy bị giảm suất kéo theo tình trạng máu đến tim và các cơ quan khác bị kém gây ra các cơn đau nhức đầu, đau vùng thái dương, khả năng ghi nhớ sa sút, trì trệ trong công việc.

Do đó, người bệnh bị lệch vách ngăn mũi không phải bệnh lý đe dọa đến tính mạng con người, nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến một số bệnh lý ngoài ý muốn.

Cần làm gì khi bị lệch vách ngăn mũi?

Hiện nay có khá nhiều phương pháp điều trị lệch vách ngăn mũi, chủ yếu là dùng các loại thuốc đặc hiệu, đối với các trường hợp nghiêm trọng và cần thiết thì được áp dụng phương pháp phẫu thuật.

Chữa vẹo vách ngăn mũi bằng phương pháp nội khoa

Các đối tượng khi được chẩn đoán lệch vách ngăn mũi, thông thường được chỉ định sử dụng các loại thuốc đặc hiệu dạng uống hoặc xịt thông mũi, giúp cải thiện các triệu chứng bệnh như nghẹt mũi, chảy máu cam, chảy nước mũi, giúp cải thiện hơi thở, thông tắc mũi.

Người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc điều trị nội khoa sau:

  • Thuốc kháng sinh: Amoxicilin, Augmentin, Novamycin,…;
  • Thuốc kháng viêm, kháng hisramine: Alphachymotrypsin, Alphatroay,…;
  • Thuốc kháng viêm corticoid: Prednisolon, Dexamethason,…;
  • Thuốc xịt mũi, thuốc nhỏ mũi.

Người bệnh không được tự ý sử dụng các loại thuốc khi chưa có chỉ định sử dụng của bác sĩ. Tuy nhiên, việc dùng thuốc chỉ là phương thức tạm thời, nhằm ngăn chặn các triệu chứng của bệnh lý, không khắc phục tình trạng lệch vách ngăn mũi. Nếu người bệnh có đủ chi phí để sửa mũi có thể lựa chọn phương pháp ngoại khoa (phẫu thuật).

Các loại thuốc kháng sinh hoặc thuốc xịt mũi chỉ không phải là phương pháp điều trị dứt điểm tình trạng lệch vách ngăn mũi
Các loại thuốc kháng sinh hoặc thuốc xịt mũi chỉ không phải là phương pháp điều trị dứt điểm tình trạng lệch vách ngăn mũi

Chữa lệch vách ngăn mũi bằng phương pháp ngoại khoa

Đối với các đối tượng sử dụng thuốc không có hiệu quả, tình trạng bệnh tình càng nghiêm trọng theo từng ngày. Người bệnh có thể sử phương pháp ngoại khoa – phẫu thuật, để điều trị, ngăn chặn nhanh triệu chứng nghẹt mũi hay đau nhức vùng mũi. Việc chi phí thuốc men, dụng cụ y tế để phẫu thuật khá đắt đỏ, người bệnh cần lưu ý khi lựa chọn phương pháp này.

Trước khi tiến hành phẫu thuật chỉnh mũi, người bệnh không được sử dụng thuốc Aspirin hoặc Ibuprofen trước và sau phẫu thuật, báo cáo đầy đủ cho bác sĩ của bạn được biết đầy đủ các loại thuốc bạn đang sử dụng. Đối với các bệnh nhân đang sử dụng thuốc lá, tuyệt đối không được sử dụng trong suốt quá trình điều trị.

Cuộc phẫu thuật chỉnh lệch vách ngăn mũi chỉ được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên môn hoặc các bác sĩ thẩm mỹ.

Thủ tục:

Bệnh nhân sẽ được tiêm loại thuốc gây mê tại chỗ. Cuộc phẫu thuật có thể kéo dài 90 phút hoặc hơn tùy thuộc vào từng trường hợp. Bệnh nhân cần chuẩn bị một tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng quá mức.

Bác sĩ phẫu thuật tiến hành phẫu thuật cắt vách ngăn và lấy ra phầ xương và phần sụn bị thừa. Nẹp silicon, được chèn vào mỗi lỗ mũi để hỗ trợ vách ngăn. Sau đó, tiến hành cầm máu, khâu may lại vết thương.

Biến chứng sau phẫu thuật:

Không hẳn đa số các bệnh nhân sau khi tiến hành phẫu thuật vẹo vách ngăn mũi đều gặp phải các biến chứng. Tuy nhiên, người bệnh không được quá chủ quan với tình trạng sức khỏe của mình, sẽ có những trường hợp không may, có thể gặp phải các rủi ro không mong muốn hậu phẫu thuật. Hãy thông báo với bác sĩ của bạn được biết khi bạn gặp phải các trường hợp sau:

  • Mất máu, chảy máu nhiều, tụ máu vùng kín;
  • Tình trạng khứu giác gặp vấn đề;
  • Thay đổi hình dạng mũi;
  • Tê tạm thời ở nướu hoặc răng.
Phẫu thuật lệch vách ngăn mũi chỉ được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên môn
Phẫu thuật lệch vách ngăn mũi chỉ được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên môn

Lời khuyên:

Để đảm bảo được việc điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật đạt được kết quả điều trị như mong muốn, người bệnh quan tâm chú ý đến chế độ ăn uống và sinh hoạt hằng ngày, nhằm cải thiện các triệu chứng của bệnh lý được nhanh chóng:

  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với hóa chất, khói bụi, khí độc hại, mùi thức ăn nồng, hôi. Nếu tính chất công việc buộc phải tiếp xúc, người bệnh cần sử dụng các dụng cụ bảo hộ vùng mũi xoang như khẩu trang y tế;
  • Sử dụng khẩu trang y tế khi đi ra ngoài, hạn chế tiếp xúc nhiều với gió;
  • Hạn chế hỉ mũi hay xì mũi quá nhiều, nên sử dụng các loại thuốc xịt mũi để loại bỏ các gỉ, cặn bã trong khoang mũi. Không sử dụng tay để chọc vào khoang mũi;
  • Khi ngủ, người bệnh cần kê cao đầu;
  • Tránh tập thể dục thể thao quá sức sau khi phẫu thuật;
  • Nên mặc quần áo rộng, thay vì mặc áo chui qua đầu, người bệnh nên mặc các loại áo thắt nút phía trước;
  • Hạn chế làm việc hoặc sinh hoạt trong phòng lạnh, có thể khiến bạn ngứa mũi;
  • Thường xuyên thay đổi món ăn trong tuần, bổ sung nhiều rau xanh, củ quả tươi, tránh ăn các đồ ăn cay nóng, đồ ăn lên men, đồ ăn gây ngứa;
  • Vận động cơ thể bằng các bài tập nhẹ nhàng giúp giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi, cơ thể được thư giãn.

Với những thông tin vừa rồi, chúng tôi đã giúp bạn đọc hiểu hơn về tình trạng lệch vách ngăn mũi và phương pháp điều trị khi gặp phải. Đây không được xem là bệnh lý đe dọa đến tính mạng con người, nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng khác, điển hình là các bệnh lý về mũi – xoang.

Chúng tôi hy vọng bài viết này có ích cho những bạn đọc quan tâm đến căn bệnh này!

Thông tin bài viết chỉ mang giá trị tham khảo. ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Có thể bạn quan tâm

Cách dùng cây bạc đầu chữa viêm xoang tại nhà và lưu ý

Cây bạc đầu là loại cây thân thảo, mọc hoang lại nhiều ở các vùng ẩm ướt. Vì mang bản...

Viêm xoang khi mang thai có ảnh hưởng gì? Cần làm gì?

Bệnh viêm xoang khi mang thai thường gây nghẹt mũi, đau đầu kéo dài khiến nhiều mẹ bầu lo lắng....

Các nhóm kháng sinh chữa viêm xoang và những điều cần lưu ý

Các nhóm kháng sinh chữa viêm xoang & lưu ý khi dùng

Penicillin, Cephalosporin, Macrolid… là các nhóm kháng sinh chữa viêm xoang được dùng phổ biến. Việc sử dụng kháng sinh...

5 Cách xông mũi trị viêm xoang HIỆU QUẢ, ĐƠN GIẢN cho người bệnh

Xông mũi trị viêm xoang là một trong những liệu pháp nhiệt giúp cải thiện nhanh tình trạng ngạt mũi,...

Hình ảnh đầy đủ của bài thuốc Viêm Xoang Đỗ Minh

[SỰ THẬT] Bài Thuốc Viêm Xoang – Viêm Mũi Đỗ Minh Có Tốt Không? Giá Bao Nhiêu?

Bài thuốc viêm xoang, viêm mũi dị ứng của nhà thuốc Đỗ Minh Đường là phương pháp chữa bệnh gia...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *