8 biện pháp ngăn chặn chứng chảy nước mũi tại nhà

Chứng chảy nước mũi có thể gặp ở bất cứ ai do cảm cúm, cảm lạnh hoặc viêm xoang mũi gây ra. Bạn có thể ngăn chặn được tình trạng này tại nhà bằng 8 biện pháp đơn giản dưới đây.

8 biện pháp ngăn chặn chứng chảy nước mũi tại nhà có thể bạn chưa biết

Việc sử dụng thuốc trị sổ mũi có thể gây tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe. Nhiều người lo ngại về vấn đề này nên tìm đến các biện pháp chữa chảy nước mũi tại nhà để thay thế. Dưới đây là một số cách đang được áp dụng phổ biến:

1. Tăng cường chất lỏng

Chất lỏng có khả năng làm loãng dịch nhầy và giúp chúng ta trục xuất ra khỏi xoang một cách dễ dàng. Điều này có thể sẽ giúp mũi ngừng chảy nhanh hơn.

Biện pháp ngăn chặn chứng chảy nước mũi tại nhà
Uống nhiều nước là biện pháp ngăn chặn chứng chảy nước mũi tại nhà đơn giản

Bạn hãy cố gắng uống nước đều đặn nhiều lần trong ngày. Ngoài ra có thể tăng cường chất lỏng cho cơ thể bằng hoặc các món lỏng như súp, cháo loãng. Tốt nhất là sử dụng chúng khi còn ấm sẽ giúp cơ thể cảm thấy dễ chịu hơn, đặc biệt là khi bị chảy nước mũi do cảm lạnh.

Bạn cần chú ý tránh dùng các đồ uống có thể gây mất nước như cà phê, trà đặc hay các loại nước uống có cồn.

2. Xông hơi

Thêm một cách chữa chảy nước mũi tại nhà đang được dân gian áp dụng đó chính là xông hơi. Hơi nóng có thể giúp giảm bớt áp lực trong xoang mũi và khiến nước mũi ngừng chảy. Bạn có thể hít hơi nước bốc lên từ ly trà nóng đang uống hoặc tiến hành xông hơi theo cách sau:

  • Chuẩn bị một nồi nước sạch, cho lên bếp và đun nóng
  • Khi nước sôi, nó sẽ bắt đầu bốc hơi mạnh. Lúc này chúng ta có thể tiến hành xông hơi
  • Bạn bắt nồi nước xuống, ngồi lại gần và trùm kín đầu bằng một cái khăn có kích thước lớn để xông.
  • Giữ tư thế này khoảng 20-30 phút
  • Để tăng hiệu quả, bạn có thể cho thêm vào nồi nước xông vài giọt tinh dầu khuynh diệp hay tinh dầu bạc hà. Chúng chứa chất sát khuẩn, kháng viêm và hỗ trợ đẩy lùi vi khuẩn, vi rút gây bệnh.

3. Uống trà thảo dược

Một số loại thảo dược như gừng, bạc hà, hoa cúc có chứa chất kháng viêm, chống dị ứng tự nhiên. Chúng được sử dụng làm trà uống như một vị thuốc thông mũi nhẹ.

Cách chữa chảy nước mũi tại nhà bằng trà gừng
Trà gừng chứa chất kháng khuẩn, tiêu viêm nên giúp chữa chảy nước mũi tại nhà

Khi bị chảy nước mũi, bạn hãy pha ngay một tách trà thảo dược. Tận dụng lúc trà còn nóng để hít phần hơi nước bốc lên trước khi uống. Không chỉ giúp cải thiện chứng sổ mũi, uống trà thảo dược còn giúp xoa dịu cơn đau họng khó chịu.

4. Xì mũi

Xì mũi là biện pháp ngăn chặn chứng chảy nước mũi tại nhà đơn giản. Tuy nhiên bạn cần thực hiện đúng cách để không khiến niêm mạch mũi bị tổn thương nặng thêm.

Khi xì mũi, bạn nên xì nhẹ nhàng. Lần lượt bít từng bên mũi một và khi xì mũi nên há miệng để không khí có thể chạy qua.

5. Tắm với nước ấm giúp giảm sổ mũi

Nếu chứng chảy nước mũi làm bạn khó chịu, hãy tắm bằng nước ấm. Tương tự như biện pháp xông hơi hay uống trà nóng, nước ấm sẽ giúp kích thích lưu thông máu ở khu vực xoang mũi, giảm sổ mũi và nghẹt mũi.

Bạn nên tắm nước ấm có nhiệt độ phù hợp với thân nhiệt. Tránh tắm nước quá nóng, đặc biệt là khi đang bị sốt.

6. Xịt rửa mũi bằng nước muối sinh lý

Nước muối sinh lý có đặc tính sát trùng, giúp làm loãng dịch nhầy trong xoang và giảm sổ mũi. Bạn có thể mua chai nước muối sinh lý bán sẵn ngoài tiệm thuốc tây về nhỏ mũi ngày 3-4 lần.

chữa chảy nước mũi tại nhà bằng nước muối sinh lý
Nhỏ nước muối sinh lý giúp khắc phục chảy nước mũi tại nhà

Ngoài ra, có thể dùng bình Neti Pot ( một loại bình nhỏ có hình dáng giống như ấm trà và có vòi) để rửa mũi. Khi thực hiện cách này bạn nên nhờ bác sĩ hướng dẫn cụ thể kỹ thuật rửa mũi bởi nếu thực hiện không đúng cách hoặc quá lạm dụng sẽ gây phản tác dụng.

Tham khảo thêm: Hướng dẫn dùng nước muối sinh lý rửa mũi cho trẻ đúng cách

7. Sử dụng máy tạo độ ẩm trong nhà

Không khí trong nhà quá khô có thể khiến niêm mạc mũi bị kích ứng và tiết ra nhiều dịch nhầy khiến bạn bị chảy nước mũi suốt cả ngày. Để khắc phục tình trạng này bạn nên lắp đặt một chiếc máy tạo độ ẩm trong nhà.

Lời khuyên dành cho bạn là nên mua máy tạo độ ẩm của những thương hiệu uy tín. Chỉ sử dụng nguồn nước tinh khiết để tránh bị nhiễm khuẩn và đừng quên lau chùi, vệ sinh máy thường xuyên.

8. Quàng khăn ấm quanh miệng và mũi khi ra ngoài trời

Biện pháp này có thể giúp ngăn chặn chứng chảy nước mũi trong những ngày thời tiết giá lạnh. Hành động đơn giản này sẽ giúp niêm mạc mũi họng luôn được giữ ấm và duy trì được độ ẩm ở mức cần thiết. Qua đó, tình trạng chảy nước mũi cũng sẽ được cải thiện.

Lưu ý khi chữa chảy nước mũi tại nhà

Các biện pháp ở trên tuy khá an toàn nhưng nó chỉ giúp bạn tạm thời khắc phục được chứng chảy nước mũi chứ không thể loại bỏ được tận gốc nguyên nhân gây ra vấn đề này. Bạn có thể bị sổ mũi do cảm lạnh, nhiễm vi rút hay do dị ứng… Chỉ khi nào điều trị khỏi các căn bệnh này thì chứng chảy nước mũi mới chấm dứt.

Trong quá trình tự khắc phục bệnh tại nhà, nếu thấy các dấu hiệu sau bạn nên đi khám bác sĩ ngay:

  • Tình trạng chảy nước mũi kéo dài quá 7 ngày
  • Bạn bị sổ mũi kèm theo các dấu hiệu khác như sốt, ớn lạnh, đau ngực, khó thở, phát ban, đau đầu hoặc cổ

Những triệu chứng trên cho thấy bạn đang gặp một vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe và cần sự chăm sóc khẩn cấp từ y tế. Bạn nên tới bệnh viện thăm khám ngay để được điều trị hiệu quả hơn.

Thông tin bài viết cung cấp chỉ có tính tham khảo. ThuocDanToc.vn không chịu trách nhiệm khi bạn tự ý áp dụng mà chưa có sự cho phép của bác sĩ chuyên khoa.

Có thể bạn quan tâm

Bị viêm mũi dị ứng uống thuốc gì nhanh khỏi, ít hại?

Viêm mũi dị ứng là bệnh lý về đường hô hấp khá phổ biến hiện nay. Bệnh lý này không...

Mụn trong mũi: Đi tìm nguyên nhân và cách khắc phục

Mụn trong mũi có thể là dấu hiệu của sự nhiễm trùng hoặc bệnh lý bên trong mũi. Dưới đây...

Chữa Viêm Mũi Dị Ứng Bằng Cây Hoa Ngũ Sắc (Hoa Cức Lợn, Cỏ Hôi)

Theo một số nghiên cứu, tinh dầu cây hoa ngũ sắc chứa nhiều thành phần hóa học lợi cho sức...

Hình ảnh đầy đủ của bài thuốc Viêm Xoang Đỗ Minh

[SỰ THẬT] Bài Thuốc Viêm Xoang – Viêm Mũi Đỗ Minh Có Tốt Không? Giá Bao Nhiêu?

Bài thuốc viêm xoang, viêm mũi dị ứng của nhà thuốc Đỗ Minh Đường là phương pháp chữa bệnh gia...

Viêm mũi dị ứng có ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng mẹ không?

Viêm mũi dị ứng khi mang thai thường xuất hiện ở người có cơ địa dị ứng. Đây là phản...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *