Sổ mũi ở trẻ nhỏ: Các mẹ nên nắm rõ những thông tin này

Sổ mũi là triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể do bệnh cảm lạnh, cảm cúm hay viêm mũi dị ứng,… gây ra. Phụ huynh cần xác định nguyên nhân cụ thể để lựa chọn biện pháp khắc phục phù hợp.

sổ mũi ở trẻ em
Sổ mũi là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ

Nguyên nhân phổ biến gây sổ mũi ở trẻ nhỏ

1. Viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng là nguyên nhân phổ biến gây ra triệu chứng sổ mũi ở trẻ em. Tình trạng này xuất hiện khi mũi tiếp xúc với những tác nhân gây dị ứng.

Các tác nhân gây dị ứng thường gặp như:

  • Phấn hoa
  • Lông chó mèo
  • Sản phẩm xịt phòng
  • Thực phẩm

Bên cạnh triệu chứng sổ mũi, phụ huynh có thể nhận thấy trẻ gặp phải các triệu chứng khác như nghẹt mũi, hắt hơi, ngứa mũi, mắt đỏ, chảy nước mắt và ngứa mắt. Khi tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn, trẻ có thể bị đau họng, đau đầu, ho, khó ngủ và khó chịu.

2. Nhiễm trùng

Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh – đây là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn, virus dễ dàng xâm nhập và gây nhiễm trùng. Thông thường, vi khuẩn và virus tấn công vào đường hô hấp và gây ra bệnh cảm lạnh.

Trẻ bị cảm lạnh thường gặp các triệu chứng như nghẹt mũi, dịch mũi có màu xanh lá cây, đau họng, ho, đau đầu, sốt,…

sổ mũi ở trẻ nhỏ
Sổ mũi ở trẻ có thể do nhiễm trùng đường hô hấp, cảm lạnh hoặc cảm cúm gây ra

Tuy nhiên, nếu các triệu chứng kéo dài trên 10 ngày trẻ có thể bị nhiễm trùng xoang. Ngoài ra, sổ mũi có cũng có thể do cảm cúm gây ra. Khác với cảm lạnh, cảm cúm sẽ gây ra các triệu chứng nghiêm trọng hơn, bao gồm sốt cao, đau nhức cơ thể và mệt mỏi.

3. Nguyên nhân khác

Bên cạnh đó, sổ mũi ở trẻ em có thể do một số nguyên nhân khác:

  • Vách ngăn lệch: Là tình trạng sụn giữa hai lỗ mũi không thẳng hàng hoặc phân chia lỗ mũi không đều nhau.
  • Polyp mũi: Do màng nhầy bị viêm trong xoang và đường mũi tăng trưởng bất thường.
  • Viêm mũi vận mạch: Tương tự như viêm mũi dị ứng, viêm mũi vận mạch là tình trạng dị ứng với các tác nhân bên ngoài. Tuy nhiên viêm mũi vận mạch thường đi kèm với hắt hơi mạn tính.

Tìm hiểu thêm: Trẻ bị hắt hơi sổ mũi là bệnh gì? Cách trị nhanh

Khắc phục sổ mũi ở trẻ nhỏ

Để khắc phục tình trạng sổ mũi ở trẻ nhỏ, phụ huynh cần xác định nguyên nhân cơ bản trước khi quyết định lựa chọn phương pháp điều trị.

sổ mũi ở trẻ nhỏ
Bác sĩ có thể kê toa thuốc xịt mũi steroid, thuốc kháng histamine,… để làm giảm các triệu chứng như nghẹt mũi, sổ mũi,…

Các phương pháp điều trị thông thường, bao gồm:

  • Thuốc thông mũi hoặc thuốc bôi có khả năng làm giảm nghẹt mũi, chảy nước mũi. Tuy nhiên những loại thuốc này chỉ được dùng cho trẻ trên 12 tuổi.
  • Ngoài ra, bác sĩ có thể đề nghị bạn rửa mũi cho trẻ để làm giảm nghẹt mũi và các triệu chứng nhiễm trùng xoang.
  • Thuốc kháng histamine được chỉ định khi trẻ sổ mũi do viêm mũi dị ứng, viêm mũi vận mạch.
  • Thuốc đối kháng Leukotriene: Có tác dụng làm giảm sổ mũi, nghẹt mũi, hắt hơi do dị ứng,…
  • Thuốc xịt mũi steroid: Cũng có tác dụng làm giảm các triệu chứng do viêm mũi dị ứng gây ra.

Nên sử dụng thuốc có hàm lượng dành riêng cho trẻ, không dùng thuốc có hàm lượng lớn và bẻ đôi cho trẻ uống. Điều này có thể làm tăng mức độ hấp thu thuốc và gây ra những tác dụng không mong muốn.

Bỏ túi: 10 cách chữa hắt hơi sổ mũi tại nhà hiệu quả nhanh

Phòng ngừa sổ mũi ở trẻ em

Trẻ em có hệ miễn dịch và sức khỏe kém nên dễ bị vi khuẩn, virus xâm nhập. Phụ huynh có thể hạn chế tình trạng sổ mũi bằng cách thực hiện những biện pháp phòng ngừa từ sớm.

Các biện pháp phòng ngừa sổ mũi ở trẻ em:

  • Không cho trẻ tiếp xúc với những trẻ bị bệnh cảm lạnh hoặc cảm cúm. Vi khuẩn, virus có thể lây truyền qua tuyến nước bọt.
  • Vệ sinh cho trẻ sạch sẽ, nên hướng dẫn trẻ tự làm sạch tay trước và sau khi ăn.
  • Giữ ấm cho trẻ khi thời tiết lạnh
  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với những tác nhân có khả năng dị ứng cao
  • Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C, khoáng chất, nước để cải thiện hệ miễn dịch và sức khỏe của trẻ.

Bạn không nên tự ý xác định bệnh qua những triệu chứng thông thường và sử dụng thuốc cho trẻ khi chưa có yêu cầu từ bác sĩ. Cần chủ động đưa trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán và chỉ định phương pháp điều trị thích hợp.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!

Có thể bạn quan tâm

Tìm hiểu nguyên nhân gây chảy nước mũi và cách điều trị

Chảy nước mũi là hiện tượng bình thường giúp hệ thống miễn dịch bẫy vi khuẩn, vi sinh vật hoặc các chất gây dị ứng từ môi trường.  [caption id="attachment_21672"...

Trẻ bị cảm lạnh nôn nhiều – Điều cha mẹ cần làm ngay

Trẻ bị cảm lạnh nôn nhiều khiến bé mệt mỏi và có nguy cơ bị mất nước rất cao. Trong...

Phẫu thuật cắt bỏ thanh quản: Đối tượng áp dụng và lưu ý

Một số trường hợp như ung thư hay tổn thương thanh quản nghiêm trọng thì cần phải phẫu thuật cắt...

Cường Phế: Thành phần và tác dụng hỗ trợ trị ho

Trên thị trường hiện nay đang nổi lên sản phẩm Cường Phế với công dụng giảm ho và hỗ trợ...

Các thông tin cần biết về bệnh chảy máu cam khi mang thai

Tìm hiểu về hiện tượng chảy máu cam khi mang thai

Chảy máu cam khi mang thai là tình trạng không phải hiếm gặp. Đa số các trường hợp mắc phải...

Viêm amidan để lâu có sao không, có gây biến chứng gì không?

Viêm amidan để lâu có sao không? Có biến chứng gì không?

Viêm amidan được xem là một trong những bệnh tai - mũi - họng phổ biến mà ai cũng có...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *