Trẻ bị hắt hơi sổ mũi là bệnh gì? Cách trị nhanh

Trẻ bị hắt hơi sổ mũi là triệu chứng thường gặp khi thời tiết thay đổi hoặc khi bé mắc các bệnh lý ở đường  hô hấp trên. Để khắc phục tình trạng này, mẹ có thể cho bé dùng thuốc bác sĩ kê đơn kết hợp với các mẹo tự nhiên và chăm sóc tại nhà đúng cách giúp các dấu hiệu khó chịu nhanh chóng được cải thiện.

Triệu chứng hắt hơi sổ mũi ở trẻ em

Trẻ nhỏ rất hay bị hắt hơi sổ mũi. Điều này có liên quan mật thiết với hệ miễn dịch còn non yếu, chưa phát triển hoàn thiện của bé. Trẻ có thể bị chảy nước mũi trong hoặc nước mũi đặc. Đôi khi dịch mũi chuyển sang màu trắng đục, màu xanh hay vàng tùy theo nguyên nhân gây bệnh. Tình trạng sổ mũi thường kèm theo những cơn hắt hơi ngắt quãng hoặc đôi khi một số bé còn hắt hơi thành từng tràng liên tục.

Trẻ bị hắt hơi sổ mũi là bệnh gì?
Trẻ bị hắt hơi sổ mũi là vấn đề thường gặp ở đường hô hấp của bé

Không chỉ có vậy, nhiều trẻ bị hắt hơi sổ mũi còn gặp thêm các dấu hiệu khó chịu khác như:

  • Ngứa mũi
  • Đau nhức mũi hoặc đau đầu
  • Khó thở, thở khò khè
  • Giảm khứu giác, điếc mũi
  • Chán ăn
  • Ho
  • Sốt
  • Cơ thể mệt mỏi, vận động kém linh hoạt
  • Niêm mạc mũi họng sưng đỏ…

Tình trạng hắt hơi sổ mũi ở trẻ kéo dài không chỉ khiến bé mệt mỏi mà còn làm cha mẹ lo lắng, hoang mang không biết con mình bị bệnh gì, có nguy hiểm không. Trong trường hợp con bạn có biểu hiện hắt hơi sổ mũi quá 3 ngày không khỏi hoặc bé có các biểu hiện nghiêm trọng như sốt cao kéo dài, khó thở, bỏ ăn hoặc chảy nước mũi có màu vàng, xanh, hãy đưa bé đi khám để được chẩn đoán chính xác bệnh và có hướng điều trị đúng đắn, kịp thời.

→Xem thêm: 10 cách chữa hắt hơi sổ mũi tại nhà hiệu quả nhanh

Trẻ bị hắt hơi sổ mũi là bệnh gì?

Có nhiều nguyên nhân khiến bị bị hắt hơi, sổ mũi, có thể liên quan đến các bệnh lý sau:

1. Bé bị hắt hơi sổ mũi do cảm lạnh

Cảm lạnh là nguyên nhân phổ biến gây hắt hơi sổ mũi ở trẻ. Một số nghiên cứu đã chỉ ra, mỗi năm trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trong giai đoạn tập đi có thể phải đối mặt với chứng cảm lạnh từ 8 – 10 lần. Bệnh xảy ra chủ yếu vào mùa lạnh. Nguyên nhân là do một số loại virus gây ra, chủ yếu là các chủng virus như Rhinovirus, Enterovirus.

Bệnh cảm lạnh có thể khiến trẻ bị hắt hơi sổ mũi. Trường hợp nặng, các bé còn bị ho, sốt, nôn ói khi ăn và hay quấy khóc. Các triệu chứng trên có thể tự hết trong vòng 7 – 10 ngày nếu bé được chăm sóc, điều trị tốt.

2. Viêm VA

Trẻ bị viêm VA sẽ thường xuyên bị sổ mũi. Chất dịch được tiết ra từ tổ chức bị viêm trong hoặc đôi khi có màu vàng, xanh. Do VA nằm gần cổ họng nên dịch nhầy có thể không thoát được ra ngoài mà chảy ngược xuống gây kích thích thành họng và khiến bé bị ho, viêm họng.

Bên cạnh đó, trẻ bị viêm VA còn có các dấu hiệu khác như hắt hơi, nghẹt mũi nhiều về đêm, giảm khả năng ngửi mùi, ăn uống không ngon miệng, lười bú… Căn bệnh này rất dễ tái phát và có thể gây ra nhiều biến chứng như viêm tai giữa, viêm amidan hay viêm đường hô hấp dưới.

3. Trẻ bị hắt hơi sổ mũi do cảm cúm

Trẻ bị hắt hơi sổ mũi kéo dài có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh cảm cúm. Bệnh cảm cúm do virus cúm gây ra. Hắt hơi, sổ mũi là triệu chứng đặc trưng của bệnh. Ngoài ra, trẻ còn bị sốt nhẹ hoặc sốt cao trên 39 độ, trong người rét run, ớn lạnh. Nhiều triệu chứng khó chịu khác cũng xảy ra như ho, đau đầu, nghẹt mũi, đau tai, đau rát trong cổ họng, đau nhức các cơ, chảy nước mắt, sưng tấy niêm mạc họng.

Trẻ bị hắt hơi sổ mũi là bệnh cảm cúm
Bệnh cảm cúm khiến trẻ bị hắt hơi, sổ mũi, ho nhiều, đau nhức cơ thể

Trẻ bị cảm cúm thường có các dấu hiệu nghiêm trọng và kéo dài hơn so với người lớn. Bệnh có khuynh hướng thuyên giảm dần sau 4 – 7 ngày. Tuy nhiên, nếu sức đề kháng yếu của trẻ yếu thì triệu chứng bệnh có thể kéo dài lâu hơn, thậm chí gây biến chứng nhiễm trùng ở đường hô hấp dưới rất nguy hiểm.

4. Bệnh viêm mũi dị ứng cũng gây hắt hơi sổ mũi ở trẻ em

Bệnh viêm mũi dị ứng có thể khiến trẻ bị hắt hơi sổ mũi liên tục. Khi mắc căn bệnh này, niêm mạc mũi của bé có biểu hiện viêm đỏ, sưng nề và xung huyết. Bệnh gây ngứa mũi và làm tăng tiết dịch nhầy khiến cho trẻ bị hắt hơi sổ mũi liên tục.

Đôi khi, nước mũi không thoát ra ngoài mà chảy ngược vào trong cổ họng của bé dẫn đến buồn nôn, vướng đờm. Tình trạng đau nhức sống mũi hoặc đau đầu cũng có thể xảy ra. Bên cạnh đó bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ em còn gây ngứa ngáy dữ dội ở vùng mắt, ống tai và cổ họng. Nếu bạn thấy bé dụi mắt, dụi mũi hay ho liên tục thì cũng nên thận trọng với căn bệnh này.

Viêm mũi dị ứng là bệnh mãn tính và không thể chữa khỏi. Tuy nhiên, việc loại bỏ được các yếu tố nguy cơ sẽ giúp trẻ giảm thiểu được các đợt tái phát bệnh trong tương lai và có thể chung sống hòa bình với căn bệnh này.

5. Trẻ bị hắt hơi sổ mũi kéo dài – Coi chừng bệnh viêm xoang

Viêm xoang chính là câu trả lời tiếp theo cho thắc mắc “trẻ bị hắt hơi sổ mũi là bệnh gì?”. Căn bệnh này xảy ra khi một hay nhiều hốc xoang nằm trong vùng xương sọ của bé bị nhiễm trùng. Thủ phạm gây bệnh chủ yếu là virus, vi khuẩn hoặc nấm.

Các triệu chứng bệnh viêm xoang ở trẻ em rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác xảy ra ở đường hô hấp trên. Ở giai đoạn cấp tính, trẻ thường có biểu hiện hắt hơi, sổ mũi, sốt nhẹ, đau đầu, nghẹt mũi, biếng ăn. Các dấu hiệu trên nếu không được điều trị dứt điểm có thể tiến triển thành viêm xoang mãn tính.

6. Bệnh Polyp mũi

Hắt hơi sổ mũi có thể là dấu hiệu cảnh báo trẻ đang bị bệnh polyp mũi. Căn bệnh này thường phát triển sau khi trẻ bị viêm mũi, viêm xoang kéo dài khiến các tế bào bị tích nhiều nước và phình to thành các khối tròn nhỏ hình giọt nước được y học gọi là polyp mũi.

Bệnh polyp mũi ở trẻ em không gây đau nhưng lại khiến bé gặp phải nhiều biểu hiện lạ như:

  • Hắt hơi
  • Chảy nhiều nước mũi màu vàng, xanh hoặc tắc nghẹt mũi
  • Khó thở do khối polyp sưng to lấn chiếm vào không gian khoang mũi và cản trở đường lưu thông của không khí.
  • Ngủ ngáy
  • Thở bằng miệng
  • Nhức đầu
  • Khả năng ngửi mùi kém

7. Hen suyễn

Khi bị hen suyễn, trẻ có thể gặp phải các triệu chứng khá nghiêm trọng như:

  • Ho nhiều, cơn ho tăng nặng hơn vào ban đêm, nhất là lúc gần sáng
  • Trẻ vận động mạnh, tập thể dục hay gắng sức quá mức cũng có thể gây ho
  • Ho khi thời tiết lạnh hoặc thay đổi đột ngột
  • Đau thắt ngực
  • Thở khò khè
  • Khó thở, thở gấp
  • Sắc mặt nhợt nhạt, môi tím tái.

Ngoài ra, trẻ bị hen suyễn do dị ứng còn có các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, niêm mạc mũi bị sưng tấy,… Căn bệnh này có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như xẹp phổi, giãn phế nang đa tiểu thùy, tràn khí màng phổi, suy hô hấp. Vì vậy, trẻ cần được chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt.

8. Lệch, vẹo vách ngăn mũi

Cách ngăn mũi được ví như bức tường phân chia khoang mũi làm hai phần. Ở trạng thái lý tưởng, vách ngăn này phải nằm ở giữa. Tuy nhiên ở một số trẻ, bộ phận này nằm lệch hẳn sang một bên do bẩm sinh hoặc do bị tai nạn dẫn đến chấn thương mũi.

Trẻ bị lệch vách ngăn mũi thường có biểu hiện nghẹt mũi kéo dài, chảy máu mũi, đau vùng mặt, phát ra tiếng ồn khi ngủ, nhức hốc mắt, đau nửa đầu. Bệnh không được phát hiện sớm rất dễ gây biến chứng viêm mũi, viêm xoang, từ đó khiến cho trẻ bị hắt hơi, sổ mũi kèm theo nhiều triệu chứng khó chịu khác.

9. Bệnh viêm mũi thông thường

Trẻ bị hắt hơi sổ mũi cũng có thể là do mắc bệnh viêm mũi thông thường. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do bị nhiễm khuẩn.

Trẻ bị hắt hơi sổ mũi là bệnh viêm mũi
Bệnh viêm mũi thông thường cũng khiến bé bị hắt hơi sổ mũi

Các triệu chứng bệnh viêm mũi thông thường ở trẻ phát triển một cách từ từ. Bé bị hắt hơi ít nhưng lại thường xuyên bị nghẹt mũi hoặc sổ mũi, nước mũi có dạng dịch nhầy đặc hoặc vàng như mủ. Một số trẻ bị viêm mũi có biểu hiện mệt mỏi rã rời, sốt, sợ lạnh.

Xem thêm: Vì sao bị nghẹt mũi vào ban đêm? Điều trị như thế nào?

Điều trị hắt hơi sổ mũi cho trẻ

Tùy theo nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của tình trạng hắt hơi, sổ mũi ở trẻ, bạn có thể cho bé dùng thuốc hoặc áp dụng một số mẹo khắc phục bệnh tự nhiên kết hợp với chế độ chăm sóc, ăn uống phù hợp để nhanh lành bệnh.

Trẻ bị hắt hơi sổ mũi uống thuốc gì?

Trường hợp trẻ bị hắt hơi sổ mũi kéo dài do bị nhiễm trùng mũi xoang hay do các bệnh lý khác ở đường hô hấp, bác sĩ có thể kê đơn một số loại thuốc để điều trị triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh cho bé. Các loại thuốc chữa hắt hơi sổ mũi cho trẻ đang được sử dụng phổ biến bao gồm:

Thuốc điều trị toàn thân:

– Thuốc kháng sinh:

Loại thuốc này được kê đơn cho trẻ bị hắt hơi sổ mũi do bị nhiễm khuẩn ở đường hô hấp. Thuốc có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn nhưng không có hiệu quả với các trường hợp bị cảm lạnh hay cảm cúm do virus. Hầu hết các loại thuốc kháng sinh thường được khuyến cáo sử dụng cho bé sau khi ăn no để tránh gây hại cho đường ruột, giúp bé giảm nguy cơ bị rối loạn tiêu hóa và các tác dụng phụ khác.

Một số thuốc kháng sinh thường dùng:

  • Cefaclor
  • Augmentin
  • Claminat
  • Zinnat,…

Mỗi đợt điều trị hắt hơi sổ mũi cho trẻ bằng thuốc kháng sinh có thể kéo dài từ 3 – 10 ngày. Bạn cần cho bé uống thuốc đủ liệu trình theo hướng dẫn của bác sĩ để không bị lờn thuốc. Cân nhắc bổ sung thêm men vi sinh hay cho bé ăn sữa chua để cân bằng hệ vi sinh đường ruột trong thời gian dùng kháng sinh. Tuy nhiên, cần sử dụng các sản phẩm này cách thời điểm uống kháng sinh ít nhất 2 tiếng.

– Thuốc kháng histamin:

Chẳng hạn như:

  • Clorpheniramin
  • Desloratadin
  •  Fexofenadine
  • Loratadine …
trẻ bị hắt hơi sổ mũi uống thuốc gì? - clorpheniramin
Thuốc Clorpheniramin thường được chỉ định để điều trị hắt hơi sổ mũi cho trẻ

Các loại thuốc trên có thể được bào chế theo dạng viên uống hoặc siro. Nhóm thuốc này có tác dụng ức chế hoạt động của histamin – một chất trung gian gây viêm có trong phản ứng dị ứng. Sử dụng thuốc sẽ giúp bé cải thiện được tình trạng hắt hơi, sổ mũi và các triệu chứng khác liên quan đến bệnh viêm mũi dị ứng hay viêm xoang do dị ứng.

Một số thuốc kháng histamin có thể gây buồn ngủ. Vì vậy, trong quá trình dùng thuốc, trẻ có thể ngủ nhiều hơn bình thường hoặc hay bị ngủ gật. Ngoài ra, trẻ có thể gặp một số tác dụng phụ khác như khô miệng, nhức đầu, chóng mặt, tiểu tiện lỏng, chóng mặt…

Thuốc chứa corticoid:

Bao gồm:

  • Prednisolone
  • Prednisone
  • Methylprednisolone,…

Các loại thuốc chứa corticoid có tác dụng kháng viêm, giúp giảm hiện tượng sưng đỏ, phù nề ở niêm mạc đường hô hấp trên, qua đó giảm dần tình trạng hắt hơi, sổ mũi cho bé. Do có nhiều tác dụng phụ nên thuốc corticoid chỉ được khuyến cáo sử dụng trong thời gian ngắn. Tránh cho trẻ uống quá 7 ngày mà chưa được sự cho phép của bác sĩ.

– Siro giảm hắt hơi sổ mũi cho bé

Một số loại siro chứa thành phần thiên nhiên cũng có thể giúp khắc phục chứng hắt hơi, sổ mũi, hỗ trợ điều trị viêm mũi, viêm xoang cho bé. Chúng khá an toàn và dễ uống. Mẹ có thể cân nhắc sử dụng các sản phẩm dưới đây để trị bệnh cho con:

  • Siro Ích Nhi
  • Prospan
  •  Sambucol Cold and Flu Kids
  • Tiffy…

Thuốc điều trị tại chỗ:

– Thuốc xịt mũi:

Nhóm thuốc này có tác dụng sát trùng tại chỗ, giảm viêm, ức chế sản xuất chất nhầy trong mũi và loại bỏ các yếu tố kích thích. Trẻ bị hắt hơi sổ mũi có thể được chỉ định loại thuốc này để cải thiện triệu chứng bệnh.

Thuốc xịt mũi được sử dụng phổ biến trong điều trị hắt hơi, sổ mũi ở trẻ em là Oxymetazolin, Naphazolin. Chúng mặc dù có ít tác dụng phụ hơn so với thuốc uống nhưng các mẹ cũng không nên lạm dụng quá mức.

Thuốc hạ sốt nhét hậu môn:

Các loại thuốc giảm sốt dạng nhét hậu môn có thể hữu ích cho các bé hay bị buồn nôn, nôn ói, không uống được thuốc.

Cách chữa hắt hơi sổ mũi cho trẻ bằng phương pháp dân gian

Trường hợp trẻ bị hắt hơi sổ mũi hẹ, bạn có thể thử áp dụng những mẹo tự nhiên dưới đây để khắc phục bệnh cho bé.

  • Dùng lá tía tô: Lấy 1 nắm cây lá tía tô đem rửa sạch, nấu nước cho bé xông mũi hoặc tắm mỗi ngày.
  • Bài thuốc từ chanh và mật ong: Lấy 1 quả chanh thái lát mỏng, bỏ vào bát cùng với mật ong rồi đem hấp cách thủy cho bé uống 3 lần mỗi ngày. Bài thuốc này thích hợp cho trẻ trên 1 tuổi.
cách trị hắt hơi sổ mũi cho trẻ bằng chanh mật ong
Chanh hấp mật ong là bài thuốc dân gian chữa hắt hơi sổ mũi cho trẻ hiệu quả
  • Trị hắt hơi sổ mũi cho trẻ bằng hoa hồng trắng: Lấy 20g cánh hoa hồng trắng đem rửa sạch, bỏ vào bát rồi rải một ít đường phèn lên trên. Sau 15 phút hấp cách thủy thì chắt nước cho bé dùng 3 lần trong ngày.
  • Bài thuốc từ lá húng chanh: Lá húng chanh sau khi rửa sạch thì đem xay nhuyễn với một ít nước ấm và chắt nước cốt cho bé uống ngày 2 lần. Liều dùng mỗi ngày là 20g dược liệu.
  • Ngâm chân và uống nước gừng: Cho trẻ uống trà gừng pha mật ong kết hợp ngâm chân vào nước gừng ấm mỗi ngày có thể giúp cải thiện đáng kể tình trạng hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, ho.

Chăm sóc tại nhà cho trẻ bị hắt hơi sổ mũi

Ngoài việc sử dụng thuốc điều trị hắt hơi sổ mũi cho trẻ theo hướng dẫn của bác sĩ, cha mẹ cần chăm sóc cho bé đúng cách để nhanh khỏi bệnh.

  • Sử dụng nước muối sinh lý nhỏ mũi cho bé vài lần trong ngày
  • Dùng gối kê cao vùng ngực và đầu của bé khi nằm ngủ
  • Tăng lượng cữ bú trong ngày đối với các bé còn đang bú sữa mẹ
  • Giặt giũ chăn màn, quét dọn phòng ngủ của bé
  • Tránh để trẻ nằm trong phòng có máy lạnh và không để quạt phả thẳng vào người bé
  • Cho bé đánh răng mỗi ngày ít nhất 2 lần. Tắm rửa cho trẻ hàng ngày bằng nước ấm ở nơi kín gió nhưng không được tắm quá lâu.
  • Trong những ngày trời lạnh, trẻ cần được mặc đủ ấm. Chú ý giữ ấm cho vùng ngực và mũi họng của bé.
  • Cha mẹ cũng cần rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn khi tiếp xúc hoặc chế biến thức ăn cho bé.

Trẻ bị hắt hơi sổ mũi nên ăn gì?

Trẻ bị hắt hơi sổ mũi nên sử dụng các thức ăn có nhiều nước, lỏng, mềm để dễ tiêu hóa và làm loãng dịch nhầy trong mũi. Dùng nhiều bữa nhỏ trong ngày (khoảng 6 – 8 bữa) sẽ giúp bé cung cấp được đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng trong ngày mà không gây buồn nôn, nôn ói.

Thêm vào đó, bữa ăn của trẻ cần đa dạng trong việc lựa chọn thực phẩm cũng như cách chế biến món ăn, giúp kích thích vị giác của bé. Đảm bảo cung cấp đầy đủ các nhóm chất bột, chất béo, chất đạm và chất xơ trong mỗi bữa ăn của trẻ.

Trẻ bị hắt hơi sổ mũi nên ăn gì?
Trẻ bị hắt hơi sổ mũi cần có một chế độ ăn uống hợp lý để nhanh lành bệnh

Một số thực phẩm có lợi cho bé bị hắt hơi sổ mũi

  • Gừng: Thực phẩm này có tác dụng làm ấm cơ thể, giảm hắt hơi, sổ mũi, sưng viêm mũi, xoa dịu cơn ho cho bé.
  • Củ cải: Cung cấp nhiều nước cùng nhiều loại vitamin và khoáng chất có lợi, củ cải giúp làm loãng chất nhầy trong mũi, cải thiện tình trạng hắt hơi, sổ mũi
  • Lá hẹ, hành hay tỏi: Chúng đều chứa hoạt chất kháng sinh tự nhiên, giúp tiêu diệt virus, vi khuẩn gây viêm mũi, viêm xoang ở trẻ em một cách tự nhiên
  • Thực phẩm giàu vitamin C: Bao gồm cam, quýt, chanh,… Chúng có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, ức chế vi khuẩn, virus, cải thiện tình trạng hắt hơi sổ mũi và các triệu chứng khác liên quan đến bệnh cảm lạnh, cảm cúm, viêm mũi xoang.
  • Thức ăn chứa nhiều protein: Đây là một chất quan trọng tham gia vào quá trình xây dựng tế bào mới, giúp đẩy nhanh quá trình chữa lành tổn thương ở niêm mạc đường hô hấp, giúp bé bớt mệt mỏi
  • Lê: Loại trái cây này có khả năng thanh nhiệt, hạ sốt, giảm ho, làm tiêu đờm nhầy giúp bé bớt bị sổ mũi, hắt hơi.

Trẻ bị hắt hơi sổ mũi nên kiêng gì?

Các thực phẩm nên tránh sử dụng cho bé bị hắt hơi sổ mũi bao gồm:

  • Hải sản: Một số loại protein lạ có trong hải sản thường khiến hệ miễn dịch của trẻ bị kích thích quá mức dẫn đến dị ứng, ngứa mũi, ngứa họng, viêm mũi dị ứng. Điều này có thể khiến cho tình trạng hắt hơi sổ mũi càng thêm nghiêm trọng.
  • Các món chiên, xào: Chúng gây khó tiêu, đầy bụng, làm dịch nhầy trong mũi trở nên đặc hơn và khiến cho tình trạng sưng viêm ở mũi xoang thêm nghiêm trọng.
  • Các món ăn lạnh: Trẻ bị hắt hơi sổ mũi không nên ăn kem, uống nước đá hay sử dụng các đồ lạnh khác.
  • Đồ ngọt hoặc thức ăn quá mặn: Nhóm thực phẩm này khi ăn nhiều sẽ gây nóng phổi, làm tăng tiết đờm ở mũi xoang. Ăn nhiều sẽ khiến tình trạng hắt hơi, sổ mũi của trẻ lâu hết.

Có thể bạn quan tâm

Hắt hơi sổ mũi là bệnh gì? Cách nhận biết, điều trị

Hắt hơi sổ mũi là triệu chứng khó chịu rất nhiều người gặp phải khi thời tiết giao mùa hoặc...

Trị ho bằng quả cam là phương pháp đơn giản, an toàn

Bỏ túi cách trị ho bằng quả cam cực hay mẹ nên biết

Ngoài việc cung cấp cho cơ thể nhiều vitamin và các khoáng chất cần thiết, cam còn có tác dụng...

Cảm lạnh và cúm khi mang thai: Những điều mẹ cần biết để khắc phục

Nếu mẹ có biểu hiện sốt, chóng mặt, đau đầu… trong thời kì mang thai thì có thể mẹ đã...

Trẻ bị cảm lạnh, cúm: Cha mẹ cần phải làm gì?

Các triệu chứng ho, nghẹt mũi… có thể trẻ đang phải đối mặt với bệnh cảm lạnh, cúm. Điều này...

Cách chữa cảm lạnh sau sinh hiệu quả – Không hại sữa

Bệnh cảm lạnh sau sinh do virus gây ra. Khi xâm nhập vào cơ thể, virus tấn công trực tiếp...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *