Viêm thanh quản: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Nói quá to, bị nhiễm trùng hoặc mắc các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp có thể làm cho dây thanh quan trong cổ họng bị viêm, gây bệnh viêm thanh quản. Nếu không được chữa trị sớm, tình trạng nhiễm trùng có thể lây lan sang các cơ quan khác trong cơ thể, khiến việc chữa trị trở nên khó khăn hơn. 

Những thông tin cần biết về bệnh viêm thanh quản
Những thông tin cần biết về bệnh viêm thanh quản

Tìm hiểu về bệnh viêm thanh quản

Nắm rõ các thông tin về bệnh viêm thanh quản sẽ giúp xác định được hướng chữa trị chính xác, đồng thời có thể chủ động hơn trong việc đề ra các phương án phòng ngừa bệnh cho bản thân.

Viêm thanh quản là gì?

Thanh quản là một cơ quan nằm ở trước thanh hầu, nối yết hầu với khí quản và đảm nhiệm chức năng phát âm, thở. Một khi bị các tác nhân có hại tác động, chúng sẽ làm cho cơ quan này bị viêm. Nói cách khác, viêm thanh quản là một thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng các dây thanh âm trong cổ họng bị sưng viêm do nhiễm trùng, bị kích thích hoặc do lạm dụng giọng nói quá nhiều.

Tùy theo mức độ và thời gian kéo dài của bệnh mà viêm thanh quản được chia thành 2 cấp độ là cấp tính và mãn tính. Viêm phế quản cấp tính thường chỉ kéo dài 3 tuần, trong trường hợp các triệu chứng bệnh kéo dài trên 3 tuần thì được gọi là viêm phế quản mãn tính. Ở từng cấp độ khác nhau mà bệnh sẽ có các triệu chứng và cách chữa trị khác biệt.

Nguyên nhân gây bệnh viêm thanh quản

Viêm thanh quản cấp tính thường là kết quả của tình trạng lạm dụng giọng nói quá nhiều. Ngoài ra, các yếu tố khác gây nên tình trạng này bao gồm:

  • Bị nhiễm khuẩn hoặc nhiễm virus.
  • Nói to hoặc la hét làm cho dây thanh quản bị căng.
  • Thường xuyên uống rượu hoặc hút thuốc lá.

Khi viêm thanh quản cấp tính không được chữa trị sớm, để chúng diễn tiến trong thời gian dài sẽ dẫn đến viêm thanh quản mãn tính. Ngoài ra, tiếp xúc trong thời gian dài với các chất kích thích hoặc các yếu tố gây bệnh khác cũng có thể làm cho bạn mắc phải tình trạng này. Những yếu tố này có thể là:

  • Thường xuyên tiếp xúc với các chất gây dị ứng như phấn hoa, lông động vật, các chất tẩy rửa và hóa chất độc hại…
  • Bị viêm xoang.
  • Mắc bệnh trào ngược dạ dày.
  • Nhiễm nấm men cấp thấp do sử dụng thường xuyên các loại thuốc dạng hít.
  • Tê liệt dây thanh âm hoặc bị ung thư vòm họng.

Đây là tình trạng nghiêm trọng và cách điều trị cũng phức tạp và khó khăn hơn so với viêm thanh quản cấp tính.

Triệu chứng

Thông thường, bệnh viêm thanh quản cấp tính sẽ gây ra các triệu chứng như sau:

  • Đau họng, nhất là khi nuốt.
  • Khàn tiếng, khó nói.
  • Sốt.
  • Ho khan.
  • Sưng hạch bạch huyết.
  • Cơ thể mệt mỏi.

Ngoài ra, tùy vào thể trạng và mức độ bệnh mà bạn có thể gặp phải những biểu hiện khác mà không được chúng tôi liệt kê trên đây. Bạn có thể trao đổi với các bác sĩ chuyên khoa để được cung cấp thêm các thông tin về vấn đề này.

Biến chứng

Thông thường, viêm thanh quản không gây ra các biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe của người bệnh và có thể chữa khỏi nhờ áp dụng các biện pháp phù hợp. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra một số vần vấn đề nghiêm trọng, cụ thể:

  • Gây suy hô hấp.
  • Viêm phổi.
  • Nếu bị bệnh do nhiễm trùng, nó có thể lây lan sang các cơ quan khác.

II/ Chẩn đoán và điều trị bệnh viêm thanh quản

Tìm hiểu về các phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh viêm thanh quản
Tìm hiểu về các phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh viêm thanh quản

Bệnh viêm thanh quản sẽ được chẩn đoán và điều trị bằng các phương pháp như sau:

Chẩn đoán

Đầu tiên các bác sĩ chẩn đoán bệnh bằng hình ảnh. Phương pháp chẩn đoán thường được sử dụng trong trường hợp này là nội soi thanh quản. Thông qua các dụng cụ và thiết bị hỗ trợ, phương pháp này cho phép bác sĩ quan sát được một cách trực tiếp hình ảnh thanh quản, từ đó phát hiện ra được các điểm bất thường. Những dấu hiệu thường được chẩn đoán bao gồm:

  • Thanh quản bị sưng, đỏ.
  • Tình trạng sưng viêm lan rộng.
  • Dây thanh âm bị sưng.

Nếu nhận thấy các tổn thương hoặc một dấu hiệu đáng ngờ khác, bạn có thể sẽ được chỉ định làm xét nghiệm sinh thiết cổ họng. Để có thể tiến hành xét nghiệm, các bác sĩ sẽ tách một mẫu mô nhỏ trong cổ họng để kiểm tra tại phòng thí nghiệm.

Điều trị

Nếu bị viêm thanh quản cấp tính, các triệu chứng bệnh sẽ tự khỏi trong khoảng vài ngày mà không cần áp dụng đến các biện pháp y tế. Tuy nhiên, để làm giảm cảm giác khó chịu do bệnh gây ra, các biện pháp chữa trị sau đây sẽ được áp dụng:

  • Sử dụng các loại thuốc kháng sinh để điều trị viêm thanh quản cấp tính do vi khuẩn gây ra.
  • Ngậm các viên ngậm trị ho để làm dịu các cơn đau họng.
  • Kê các toa thuốc corticosteroid để làm giảm viêm. Những loại thuốc thường được sử dụng bao gồm acetaminophen, ibuprofen.

Với viêm thanh quản mãn tính, bên cạnh việc áp dụng các biện pháp điều trị như trên, cần phải áp dụng các biện pháp để giải quyết triệt để căn nguyên gây bệnh.

Trong trường hợp bị viêm thanh quản do tê liệt thanh âm hoặc do ung thư vòm họng, điều trị bằng phẫu thuật hoặc sử dụng các phương pháp điều trị ụng thư sẽ được chỉ định. Hãy trao đổi rõ hơn với các bác sĩ của bạn để được cung thêm thông tin về vấn đề này.

III/ Biện pháp khắc phục/ phòng ngừa bệnh viêm thanh quản

Viêm thanh quản là căn bệnh phổ biến mà bất cứ ai cũng có thể gặp phải. Tuy nhiên, đây cũng lại là chứng bệnh có thể ngăn ngừa được một cách dễ dàng bằng cách áp dụng các biện pháp phù hợp. Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh cho bản thân, bạn có thể áp dụng các biện pháp như sau:

  • Sử dụng các loại máy tạo độ ẩm hoặc dùng các loại thuốc xịt miệng để cân bằng độ ẩm trong cổ họng.
  • Tránh nói to hoặc hát to trong thời gian dài. Nếu cần phải truyền đạt thông tin cho một nhóm người hoặc nhiều người, hãy sử dụng micro hoặc loa.
  • Uống nhiều nước.
  • Hạn chế sử dụng rượu bia và các chất kích thích.
  • Thường xuyên súc miệng bằng nước muối để làm sạch cổ họng, giúp loại bỏ bớt vi khuẩn.
  • Tránh những nơi có môi trường bị ô nhiễm, khói, bụi. Nếu phải làm việc trong các môi trường này, hãy sử dụng khẩu trang hoặc các đồ bảo hộ lao động khác.
  • Hạn chế dùng các loại thuốc thông mũi vì chúng sẽ làm khô cổ họng của bạn.

Mặc dù ít gây ra các biến chứng nghiêm trọng cho cơ thể nhưng viêm thanh quản lại khiến người bệnh khó chịu, gây khó khăn cho việc ăn uống và giao tiếp hàng ngày. Vì thế bạn hãy tham khảo những thông tin mà chúng tôi cung cấp trên đây từ đó đưa ra các biện pháp phòng ngừa phù hợp cho bản thân.

ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Viêm thanh quản trào ngược – Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục

Viêm thanh quản trào ngược là một vấn đề liên quan đến rối loạn giọng nói. Điều này xuất phát...

Chi phí phẫu thuật cắt hạt xơ dây thanh là bao nhiêu tiền?

Chi phí phẫu thuật cắt hạt xơ dây thanh là đề tài mà khá nhiều bệnh nhân nhận chỉ định...

hạt xơ dây thanh quản

Hạt xơ dây thanh quản là gì? Chữa trị như thế nào?

Hạt xơ dây thanh quản là một trong những hệ quả rất khó tránh khỏi của chứng bệnh viêm thanh...

Cách điều trị viêm thanh quản mãn tính ở trẻ em

Phòng và điều trị viêm thanh quản ở trẻ dưới 12 tháng tuổi

Viêm thanh quản ở trẻ em rất phổ biến và có thể gây ra nhiều nguy hiểm cho con nếu...

Làm thế nào để lấy lại giọng nói khi bị viêm thanh quản?

Mất giọng là triệu chứng đặc trưng của bệnh viêm thanh quản. Tình trạng này kéo dài sẽ gây cản...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *