Tiểu đường type 1 là gì? Dấu hiệu nhận biết, điều trị

Bệnh tiểu đường type 1 còn được gọi là bệnh tiểu đường phụ thuộc insulin hay bệnh tiểu đường vị thành niên. Bệnh lý này là một tình trạng rối loạn mạn tính có thể phát sinh do bị tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau, đồng thời có khả năng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Hiện tại không có phương pháp điều trị đặc hiệu. Tuy nhiên lượng đường trong máu có thể được kiểm soát bằng cách sinh hoạt đều độ, tăng cường vận động và áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh.

Tiểu đường type 1 là gì? Dấu hiệu nhận biết, điều trị
Tìm hiểu bệnh tiểu đường type 1 là gì? Dấu hiệu nhận biết, phương pháp chẩn đoán và điều trị

Đông trùng hạ thảo - quà sức khoẻ quý giá từ thiên nhiên, nâng tầm sức khoẻ, món quà được săn lùng nhất thời Covid. CLICK NHẬN NGAY ƯU ĐÃI.

Tiểu đường type 1 là gì?

Tiểu đường type 1 là một dạng của bệnh tiểu đường (đái tháo đường), có tên gọi khác là bệnh tiểu đường phụ thuộc insulin hay bệnh tiểu đường vị thành niên. Bệnh chính là một tình trạng rối loạn mãn tính. Trong đó insulin không được tuyến tụy sản xuất hoặc sản xuất với số lượng ít, đồng thời quá trình sản sinh nội tiết tố cần thiết cho hoạt động nhập vào tế bào của đường (glucose) để sản xuất năng lượng cũng gặp vấn đề.

Bệnh đái tháo đường type 1 có thể phát sinh do bị tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau Cụ thể như tiếp xúc với một loại virus nguy hiểm hoặc do di truyền. Bệnh có thể phát triển ở mọi lứa tuổi và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Đặc biệt bệnh xảy ra phổ biến hơn trong thời niên thiếu.

Hiện tại không có phương pháp điều trị đặc hiệu. Tuy nhiên lượng đường trong máu có thể được kiểm soát bằng cách sinh hoạt điều độ, tăng cường vận động và áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh. Việc kiểm soát tốt lượng đường trong máu có thể giúp bệnh nhân có một cuộc sống khỏe mạnh, phòng ngừa biến chứng và sống lâu hơn.

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường type 1

Chưa có kết luận về nguyên nhân cụ thể gây ra bệnh tiểu đường type 1. Tuy nhiên các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong hầu hết những người bị đái tháo đường type 1, các tế bào của hệ thống miễn dịch thay vì chống lại các tác nhân gây hại xâm nhập vào cơ thể nhưng vì một nguyên nhân nào đó hệ thống miễn dịch của cơ thể gặp vấn đề và phá hủy những tế bào mang chức năng tiết insulin.

Nguyên nhân khiến hệ thống miễn dịch bị rối loạn và tấn công tế bào tiết insulin vẫn đang được nghiên cứu. Thế nhưng một số nhà khoa học tin rằng nguyên nhân gây rối loạn có thể liên quan đến yếu tố di truyền hoặc do bệnh nhân tiếp xúc với một loại virus nguy hiểm nào đó.

Dù bệnh phát sinh do nguyên nhân nào thì những tế bào islet bị tấn công và bị phá hủy sẽ khiến quá trình sản sinh insulin không diễn ra hoặc chỉ sản xuất insulin với số lượng ít. Đối với người bình thường hormone insulin sẽ hỗ trợ quá trình đẩy vào các tế bào của glucose để cung cấp năng lượng giúp kéo dài hoạt động cho các mô và cơ.

Khi các cơ quan hoạt động bình thường và đúng cách, con người ăn uống và sinh hoạt tốt, một lượng vừa đủ insulin được tiết ra từ tuyến tụy sẽ vào máu. Trong thời gian lưu thông, insulin sẽ hoạt động bằng cách cho phép đường di chuyển và xâm nhập vào những tế bào của cơ thể. Vì thế insulin có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu.

Gan hoạt động tương tự như một nhà máy sản xuất và lưu trữ glucose. Khi nồng độ insulin trong cơ thể thấp (có thể do chưa ăn trong một thời gian), gan sẽ nhanh chóng chuyển đi lưu trữ glycogen thành đường để lượng đường trong máu được giữ lại ở một phạm vi bình thường.

Tuy nhiên ở bệnh nhân bị đái tháo đường type 1, những quá trình nêu trên sẽ không xảy ra do cơ thể không có insulin hỗ trợ glucose vào trong tế bào. Chính vì thế, thay vì di chuyển và vào trong các tế bào của cơ thể thì glucose tích tụ trong máu. Khi đó bệnh đái tháo đường sẽ xuất hiện và gây biến chứng nguy hiểm de dọa đến tính mạng.

Khác với bệnh đái tháo đường type 1, ở bệnh nhân bị đái tháo đường type 2, những tế bào beta vẫn còn duy trì các hoạt động. Tuy nhiên tuyến tụy không sản xuất đủ lượng insulin cần thiết hoặc cơ thể vì một nguyên nhân nào đó mà kháng với insulin.

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường type 1
Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường type 1 có liên quan đến yếu tố di truyền

Yếu tố nguy cơ của bệnh tiểu đường type 1

Một số yếu tố nguy cơ dưới đây có thể thúc đẩy quá trình thành và tiến triển bệnh tiểu đường type 1:

  • Di truyền: Nguy cơ phát bệnh có thể tăng nhẹ ở những người có ba mẹ, ông bà hoặc anh chị em ruột mắc bệnh đái tháo đường type 1.
  • Địa lý: Theo kết quả khảo sát, một số quốc gia như Thụy Điển, Phần Lan có tỉ lệ bị tiểu đường cao hơn so với những vùng khác.
  • Tiếp xúc với virus nguy hiểm: Việc tiếp xúc với một số loại virus nguy hiểm như Coxsackievirus, virus Epstein-Barr, Cytomegalovirus hoặc virus quai bị có thể làm tăng nguy cơ bị tiểu đường. Nguyên nhân là do những loại virus này có khả năng phá hủy các tế bào tiểu đảo hoặc các virus có thể lây nhiễm và tiếp xúc trực tiếp với những tế bào tiểu đảo.
  • Vitamin D thấp: Các nghiên cứu đã được thực hiện và kết luận rằng việc bổ sung đủ lượng vitamin D cần thiết cho cơ thể có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 1. Tuy nhiên sữa bò có khả năng cung cấp nhiều vitamin D cho cơ thể nhưng lại có liên quan đến khả năng phát bệnh đái tháo đường type 1.
  • Các yếu tố khác: Uống nước chứa nitrat, sử dụng ngũ cốc có thể làm ảnh huởng đến nguy cơ mắc bệnh, thai phụ có tiền sản giật trong thai kỳ hoặc mang thai khi còn trẻ tuổi (dưới 25 tuổi), trẻ sinh ra mắc bệnh nhiễm trùng đường hô hấp hoặc bị vàng da.

Dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường type 1

Những dấu hiệu nhận biết cũng như các triệu chứng của bệnh tiểu đường type 1 thường khởi phát rầm rộ và rất nhanh.

Các dấu hiệu nhận biết và triệu chứng điển hình của bệnh đái tháo đường type 1:

  • Ăn nhiều, thường xuyên có cảm giác đói
  • Uống nhiều do thường xuyên khát nước
  • Gầy sút cân không rõ nguyên nhân
  • Tiểu nhiều xảy ra do lượng đường trong nước tiểu cao dẫn đến lợi tiểu thẩm thấu).

Những triệu chứng của bệnh đái tháo đường type 1 khi có biến chứng:

Biến chứng cấp tính

Hôn mê nhiễm toan ceton: Cơ thể mệt mỏi, yếu, thường xuyên khát nước, chuột rút, khô da, tụt huyết áp (dấu hiệu mất nước), mạch nhanh, rối loạn ý thức (hôn mê, ngủ gà, lơ mơ), thở nhanh, buồn nôn, hơi thở có mùi táo thối. Hôn mê nhiễm toan ceton là một biến chứng nguy hiểm và cần phải được điều trị cấp cứu.

Biến chứng mạn tính

  • Nhìn mờ (do đục thủy tinh thể, biến chứng võng mạc)
  • Tê bì dị cảm ở bàn chân (xảy ra do biến chứng thần kinh)
  • Triệu chứng đau ngực thường không điển hình (xảy ra do biến chứng mạch vành)
  • Nhiễm trùng, loét bàn chân
  • Khó nuốt, chậm tiêu, đầy bụng (biến chứng thần kinh tự động gây liệt thực quản, liệt dạ dày).
Ăn nhiều, thường xuyên có cảm giác đói
Ăn nhiều, thường xuyên có cảm giác đói là dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường type 1

Mức độ nguy hiểm của bệnh tiểu đường type 1

Bệnh tiểu đường type 1 có thể tác động và làm ảnh hưởng đến nhiều cơ quan lớn và quan trọng của cơ thể. Điểu hình như: Tim, mạch máu, thận, mắt và dây thần kinh. Các biến chứng sẽ phát sinh với mức độ nghiêm trọng khi tình trạng đường tích trữ trong máu kéo dài.

Những biến chứng lâu dài có liên quan đến bệnh đái tháo đường type 1 thường phát triển dần dần, âm thầm qua nhiều năm. Nguy cơ phát sinh biến chứng sẽ cao hơn ở những người không thường xuyên kiểm soát lượng đường trong máu và mắc bệnh tiểu đường sớm. Lâu ngày những biến chứng của bệnh vô hiệu hóa hoặc đe dọa đến tính mạng của người bệnh.

Các biến chứng của bệnh đái tháo đường type 1:

  • Tim và bệnh mạch máu: Nguy cơ mắc các bệnh về tim và mạch máu sẽ tăng cao khi bị tiểu đường. Cụ thể huyết áp cao, xơ vữa động mạch (thu hẹp động mạch), đột quỵ, đau tim, đau thắt ngực (đau ngực), bệnh động mạch vành.
  • Tổn thương và hư hại thần kinh: Lượng đường trong máu dư thừa có thể khiến các thành của mao mạch (mạch máu nhỏ) có tác dụng nuôi dưỡng và ổn định hoạt động của các dây thần kinh bị tổn thương, nhất là ở chân. Điều này có thể gây nóng, tê, ngứa hoặc có cảm giác đau bắt đầu ở những đầu ngón tay hoặc những đầu ngón chân, sau đó dần dần lan lên trên. Cảm giác ở các chi sẽ bị ảnh hưởng khi lượng đường trong máu trong được kiểm soát. Điều này cũng khiến các dây thần kinh kiểm soát hoạt động tiêu hóa gặp vấn đề và gây ra các triệu chứng gồm tiêu chảy, buồn nôn, táo bón và nôn mửa. Đối với nam giới, bệnh tiểu đường có thể gây rối loạn chức năng cương dương.
  • Tổn thương thận: Thận có tác dụng lọc chất thải khỏi máu do chứa nhiều cụm lọc và nhiều mạch máu nhỏ. Tuy nhiên hệ thống lọc có thể bị hỏng khi bạn mắc bệnh tiểu đường. Khi đó bệnh suy thận có thể xảy ra hoặc bệnh thận tiến triển đến giai đoạn cuối, đòi hỏi bệnh nhân phải ghép thận hoặc chạy thận.
  • Vấn đề về mắt: Các mạch máu của võng mạc có thể bị hỏng do bệnh tiểu đường. Tình trạng này còn được gọi là bệnh lý võng mạc tiểu đường, có thể dẫn đến mù lòa. Ngoài ra bệnh tiểu đường cũng có thể làm giảm thị lực, tăng nhãn áp và đục thủy tinh thể.
  • Vấn đề ở chân: Lưu lượng máu kém hoặc tổn thương dây thần kinh ở bàn chân có thể khiến nguy cơ phát sinh biến chứng ở bàn chân tăng cao. Trong trường hợp không sớm khám và điều trị, các vết thương ở chân có thể bị nhiễm trùng nặng, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến bàn chân, ngón chân và cắt cụt chân ở trường hợp nặng.
  • Miệng và da: Bệnh đái tháo đường type 1 có thể gây ra các vấn đề về miệng và da, trong đó có cả nhiễm trùng do nấm và nhiễm trùng do vi khuẩn. Nhiễm trùng miệng sẽ xảy ra phổ biến hơn ở những người thường xuyên vệ sinh răng miệng kém.
  • Loãng xương: Bệnh đái tháo đường type 1 có thể khiến mật độ xương ở hiện tại thấp hơn so với bình thường. Đồng thời làm tăng nguy cơ loãng xương.
  • Biến chứng khi mang thai: Nếu xảy ra trong thời kỳ mang thai, bệnh tiểu đường có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng cho cả thai nhi và sản phụ khi không được kiểm soát tốt. Cụ thể tiểu đường làm tăng nguy cơ thai chết lưu, dị tật bẩm sinh và sảy thai. Đối với sản phụ, bệnh tiểu đường không kiểm soát gây các bệnh lý võng mạc, bệnh tiểu đường toan ceton, tiền sản giật và tăng huyết áp trong thời ỳ mang thai.
Nguy cơ mắc các bệnh về tim và mạch máu sẽ tăng cao khi bị tiểu đường
Bệnh tiểu đường type 1 làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim và mạch máu

Biện pháp phòng ngừa bệnh tiểu đường type 1

Hiện tại vẫn chưa có biện pháp nào có khả năng phòng ngừa bệnh tiểu đường type 1. Tuy nhiên các nhà khoa học vẫn đang xem xét và tiếp tục nghiên cứu để tìm ra các biện pháp ngăn chặn quá trình tiến triển của bệnh đối với những bệnh nhân mới được chẩn đoán.

Bệnh tiểu đường type 1 được chẩn đoán như thế nào?

Theo hiệp hội đái tháo đường Mỹ, các biện pháp giúp chẩn đoán bệnh tiểu đường nói chung gồm:

  • Đường huyết lúc đói: Đường huyết lúc đói (bệnh nhân nhịn ăn từ 8 giờ đến 14 giờ) >7 mmol trong 2 lần với hai buổi sáng khác nhau.
  • Đo đường huyết: Đường huyết bất kỳ đo được >11,1 mmol/l, xuất hiện đồng thời với các triệu chứng và dấu hiệu của tình trạng tăng đường huyết (cụ thể uống nhiều, ăn nhiều, gầy nhiều, đói nhiều).
  • HbA1C: Sử dụng phương pháp sắc ký lỏng định lượng HbA1C >6,5%.
  • Nghiệm pháp tăng đường huyết: Khi uống 75g glucose, lượng đường huyết sau 2 giờ dùng thuốc >11,1 mmol/l.

Ngoài ra bệnh nhân có thể được thăm khám và được yêu cầu thực hiện thêm một số xét nghiệm chẩn đoán sau:

  • Các xét nghiệm: Xét nghiệm nước tiểu 24 giờ, tổng phân tích xác định protein niệu, xét nghiệm Triglycerid, HDL – C, LDL – C, Cholesterol,
  • Soi đáy mắt: Tìm kiếm và xác định những tổn thương ở võng mạc.
  • Điện tâm đồ: Tìm kiếm và xác định những triệu chứng của bệnh mạch vành.
  • Bệnh nhân cần nghĩ đến bệnh tiểu đường type 1 khi: Triệu chứng phát sinh một cách rầm rộ, tuổi khởi phát nhỏ hơn 30, gia đình có người mắc bệnh tiểu đường, mắc các bệnh tự miễn khác. Định lượng insulin máu bằng 0 hoặc thấp, kết quả xét nghiệm cho thấy có khánh thể kháng đảo tụy.

Phương pháp điều trị bệnh tiểu đường type 1

Không có phương pháp điều trị đặc hiệu ở những người mắc bệnh tiểu đường type 1. Vì thế, thông thường bệnh nhân buộc phải áp dụng các phương pháp điều trị trong suốt quãng đời còn lại.

Sau khi có kết quả chẩn đoán bệnh lý, bác sĩ chuyên khoa có thể hướng dẫn bạn kiểm soát lượng đường trong máu và cải thiện bệnh bằng cách thay đổi thói quen sinh hoạt, xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh và sử dụng thuốc.

1. Thay đổi thói quen sinh hoạt, tăng cường hoạt động thể chất

Để kiểm soát bệnh tiểu đường type 1, người bệnh cần thay đổi thói quen sinh hoạt, tăng cường hoạt động thể chất. Cụ thể:

  • Tăng cường vận động, thường xuyên luyện tập thể dục bằng các bộ môn đơn giản như đi xe đạp, đi bộ, chạy bộ, bơi lội.
  • Duy trì thói quen hoạt động thể chất hàng ngày, nên luyện tập thể dục ít nhất 30 phút và thực hiện ở hầu hết các ngày trong tuần.
  • Thường xuyên kiểm tra lượng đường trong máu khi bắt đầu một hoạt động mới để xác định hoạt động này có làm ảnh hưởng tốt đến lượng đường trong máu hay không.
  • Để bù đắp cho các hoạt động tăng lên bạn cần điều chỉnh liều insulin hoặc điều chỉnh chế độ ăn uống. Trong trường hợp sử dụng máy bơm insulin, người bệnh có thể thiết lập mức đáy tạm thời với mục đích giữ lượng đường trong máu ở mức ổn định.
Thay đổi thói quen sinh hoạt, tăng cường hoạt động thể chất
Thay đổi thói quen sinh hoạt, tăng cường hoạt động thể chất để kiểm soát bệnh tiểu đường type 1

2. Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh và phù hợp

Bên cạnh thay đổi thói quen sinh hoạt, việc xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh trong thời gian điều trị đái tháo đường type 1 cũng là một hoạt động quan trọng cần được thực hiện ngay từ thời điểm phát bệnh. Bởi chế độ ăn uống phù hợp và lành mạnh có thể giúp bạn kiểm soát tốt lượng đường trong máu. Từ đó giúp cải thiện bệnh tiểu đường và các triệu chứng.

Chế độ ăn uống cho người bị tiểu đường như sau:

Thực phẩm nên ăn

  • Tăng cường bổ sung rau xanh và những loại thực phẩm giàu chất xơ khác. Điển hình như cải xoăn, bông cải xanh, măng tây, rau cải bina
  • Ăn nhiều trái cây giàu vitamin, giàu chất xơ, ít đường, nhiều nước như bưởi, dưa hấu, táo, quýt, dưa chuột…
  • Thêm các loại tinh bột lành mạnh, ngũ cốc nguyên hạt, đậu đỗ vào thực đơn ăn uống.
  • Nên ăn cá ít nhất 2 lần mỗi tuần để bổ sung chất đạm và chất béo có lợi. Ưu tiên sử dụng các loại cá giàu axit béo omega-3 như cá thu, cá mòi, cá ngừ, cá hồi để đẩy lùi bệnh tiểu đường và nâng cao sức khỏe.
  • Thực phẩm chứa chất béo và chất đạm có lợi như hạnh nhân, hồ đào, quả bơ, dầu đậu phộng, dầu oliu, quả óc chó…
  • Dùng các loại hạt, cacao, quế để nâng cao sức khỏe và ổn định đường huyết.
  • Uống nhiều nước.

Thực phẩm nên kiêng

  • Thực phẩm chứa nhiều đường như các loại bánh ngọt, hoa quả sấy khô, các loại nước ngọt, trái cây chứa nhiều đường, kẹo ngọt, chè… Bởi những loại thực phẩm này có thể khiến lượng đường trong máu tăng đáng kể.
  • Thức ăn chứa nhiều tinh bột. Vì thế thay vì ăn quá nhiều cơm trắng, bạn nên ăn ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt, đậu đỗ.
  • Thịt đỏ như thịt cừu, thịt bò, xúc xích… có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, khiến bệnh phát triển và phát sinh biến chứng.
  • Thực phẩm chứa nhiều chất béo động vật như nội tạng, mỡ động vật…
  • Thực phẩm đã qua chiên xào nhiều dầu mỡ.
  • Đồ uống có cồn, chất kích thích…
Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh và phù hợp
Kiểm soát lượng đường trong máu bằng cách xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh và phù hợp

3. Dùng Insulin và các loại thuốc khác

Tất cả các trường hợp bị tiểu đường type 1 đều được yêu cần sử dụng liệu pháp Insulin để kiểm soát bệnh lý và có một cuộc sống lành mạnh.

Các loại Insulin được sử dụng phổ biến gồm: Insulin tác dụng trung gian, các Insulin tác dụng nhanh và những tùy chọn khác. Cụ thể như Isophane insulin (Novolin N, Humulin N), Insulin thường xuyên (Novolin R, Humulin R), Insulin lispro (Humalog), Insulin glargine (Lantus), Insulin aspart (NovoLog) và Detemir insulin (Levemir), Dựa vào nhu cầu và mức độ nghiêm trọng của bệnh lý, bác sĩ chuyên khoa có thể cho bạn sử dụng đơn thuốc chứa một loại Insulin hoặc chứa hỗn hợp các loại Insulin để dùng cho cả ngày và đêm.

Trong một số trường hợp, Insulin không thể được sử dụng bằng đường uống để hạ thấp nồng độ đường trong máu. Nguyên nhân là do enzyme dạ dày có thể làm cản trở các hoạt động của Insulin. Đối với trường hợp này, người bệnh có thể được lựa chọn Insulin đường truyền hoặc tiêm tĩnh mạch.

Việc tiến hành tiêm Insulin chữa bệnh tiểu đường type 1 được thực hiện bằng cách dùng bút (thiết bị tiêm tương tự như bút mực) hoặc ống tiêm chứa thuốc với một lượng vừa đủ và tiêm vào da.

Máy bơm Insulin có thể được yêu cầu sử dụng trong quá trình điều trị tiểu đường type 1. Đây là một thiết bị đeo ở bên ngoài cơ thể, có kích thước tương tự như điện thoại di động. Một ống thông kết nối với Insulin được chèn vào dưới da bụng. Ở một số trường hợp, bệnh nhân có thể được sử dụng máy bơm không dây. Bên trong máy bơm chứa đầy Insulin và được đưa vào dưới da.

Máy bơm Insulin có thể được treo ở lưng dưới, trên bụng, trên cánh tay hoặc trên chân. Bệnh nhân phải lập trình máy bơm theo hướng dẫn của bác sĩ để lượng Insulin trong thiết bị được phân chia cụ thể và mang tác dụng nhanh tự động. Liều Insulin ổn định được xác định là liều cơ bản, có thể thay thế liều lượng Insulin đang sử dụng.

Phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của người bệnh, một số loại thuốc khác có thể được chỉ định, cụ thể:

  • Pramlintide (Symlin): Pramlintide (Symlin) được tiêm trước khi ăn để làm chậm quá trình vận chuyển thức ăn qua dạ dày. Từ đó giúp hạn chế bớt sự gia tăng lượng đường trong máu sau mỗi bữa ăn.
  • Aspirin: Aspirin được sử dụng với liều thấp để phòng ngừa phát sinh các biến chứng lên hệ tim mạch và mạch máu.
  • Thuốc điều chỉnh huyết áp: Các chất ức chế thụ thể angiotensin II (ARB) hoặc chất ức chế men chuyển (ACE) có thể được chỉ định ngay cả khi không có huyết áp cao. Bởi những loại thuốc này có khả năng giữ cho thận khỏe mạnh trong quá trình ổn định huyết áp. Đây là khuyến cáo dành cho những trường hợp mắc bệnh đái tháo đường có huyết áp thấp hơn 130/80 mm Hg (milimet thủy ngân).
  • Thuốc hạ cholesterol: Thuốc hạ cholesterol là statin được yêu cầu sử dụng ở những người bị đái tháo đường có nguy cơ mắc bệnh tim.
Dùng Insulin và các loại thuốc khác
Dùng Insulin và các loại thuốc khác điều trị bệnh đái tháo đường type 1

4. Theo dõi lượng đường trong máu

Tùy thuộc vào loại insulin được chỉ định, bệnh nhân cần kiểm tra và ghi chú lại lượng đường trong máu trên 4 lần/ ngày. Việc thận trọng trong quá trình theo dõi lượng đường trong máu là cách đảm bảo lượng trong máu đang đạt ở mức ổn định. Trước khi kiểm tra lượng đường trong máu, bạn cần rửa tay để thu được kết quả chẩn đoán chính xác.

Người bệnh cần thay đổi một số điều dưới đây để đáp ứng tốt với lượng đường trong máu:

  • Thực phẩm: Loại thực phẩm gì và ăn bao nhiêu sẽ làm thay đổi lượng đường trong máu. Sau bữa ăn từ 1 – 2 giờ là thời điểm mà lượng đường trong máu cao nhất.
  • Hoạt động thể chất: Tăng cường các hoạt động thể chất giúp lượng đường từ máu di chuyển vào tế bào. Khi đó lượng đường trong máu sẽ thấp hơn. Vì thế trước khi hoạt động thể chất, người bệnh cần giảm liều insulin để bù lại.
  • Thuốc: Việc sử dụng một số loại thuốc có thể làm ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Vì thế liều dùng insulin và kế hoạch điều trị bệnh tiểu đường có thể thay đổi.
  • Bệnh tật: Quá trình sản xuất lượng đường trong máu sẽ tăng cao khi mắc những bệnh lý liên quan đến cảm lạnh. Điều này có thể khiến kế hoạch chữa bệnh tiểu đường bị thay đổi.
  • Rượu: Rượu có khả năng làm tăng hoặc giảm đường huyết tùy vào liều lượng sử dụng. Người bệnh không nên uống quá 2 ly/ ngày đối với nam giới và 1 ly/ ngày đối với phụ nữ.
  • Căng thẳng: Stress, căng thẳng kéo dài có thể khiến các hoạt động của insulin bị sai lệch.
  • Phụ nữ, sự mất căng bằng hormone: Đối với phụ nữ, sự mất căng bằng hormone trong chu kỳ kinh nguyệt có thể khiến lượng đường trong máu thay đổi . Nhất là các ngày trong tuần trước khi có kinh. Lượng đường trong máu cũng có thể thay đổi khi mãn kinh.

Bên cạnh xét nghiệm theo dõi lượng đường trong máu theo định kỳ, người bệnh nên giám sát glucose liên tục (CGM) bằng cách kiểm tra lượng đường trong máu thông qua một kim nhỏ nằm dưới da mỗi vài phút.

Bệnh nhân cần kiểm tra và ghi chú lại lượng đường trong máu trên 4 lần/ ngày
Dựa vào loại insulin được chỉ định, bệnh nhân bị tiểu đường cần kiểm tra và ghi chú lại lượng đường trong máu trên 4 lần/ ngày

5. Các phương pháp điều trị khác

Nếu bạn bị tiểu đường nặng và khó có thể kiểm soát lượng đường trong máu, một số phương pháp điều trị dưới đây có thể được bác sĩ xem xét, gồm:

  • Cấy ghép tụy
  • Cấy ghép tế bào
  • Cấy ghép tế bào gốc.

Nhìn chung bệnh tiểu đường type 1 là một bệnh lý nguy hiểm, có thể gây biến chứng, không thể phòng ngừa và điều trị triệt để. Tuy nhiên lượng đường trong máu thể được kiểm soát bằng việc kết hợp sử dụng insulin, chế độ ăn uống cùng hoạt động thể chất. Vì thế, người bệnh nên đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn điều trị, kiểm soát lượng đường huyết trước khi biến chứng xuất hiện, đảm bảo an toàn.

Chỉ số đường huyết bình thường, lúc đói – sau ăn…?

Chỉ số đường huyết là giá trị của nồng độ đường (glucose) trong máu, thường được sử dụng để chẩn...

Cách chữa bệnh tiểu đường bằng lá ổi có hiệu quả?

Không quá bất ngờ khi nhắc đến việc sử dụng lá ổi để chữa bệnh nhưng rất ít người không...

Tiểu đường type 2 là gì?

Tiểu đường tuýp 2: Cách điều trị và thông tin cần biết

Tiểu đường tuýp 2 thuộc dạng phổ biến của căn bệnh tiểu đường nguy hiểm. Bệnh diễn ra âm thầm...

Nên uống thuốc tiểu đường khi nào?

Uống thuốc tiểu đường có hại không? Cách giảm thiểu

Uống thuốc tiểu đường có hại không? Trên thực tế, khi người bệnh tiểu đường sử dụng thuốc tân dược...

Đái tháo đường thứ phát là gì? Nguy hiểm không?

Đái tháo đường thứ phát là gì? Nguy hiểm không?

Đái tháo đường thứ phát có thể hình thành do một số nguyên nhân như phụ nữ mang thai, tình...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.