Uống thuốc tiểu đường có hại không? Cách giảm thiểu

Uống thuốc tiểu đường có hại không? Trên thực tế, khi người bệnh tiểu đường sử dụng thuốc tân dược điều trị sẽ gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn. Đây là cơ chế hoạt động bình thường. Tuy nhiên, nếu biết cách điều chỉnh, người bệnh vẫn có thể giảm thiểu những nguy cơ đối với cơ thể.

Nên uống thuốc tiểu đường khi nào?

Sử dụng thuốc tiểu đường là một trong các phương pháp điều trị bệnh tiểu đường. Ngoài ra còn có các biện pháp liên quan đến chế độ dinh dưỡng và luyện tập (phương pháp không cần dùng thuốc). Khi phát hiện bệnh tiểu đường, tùy theo tình trạng bệnh lý mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ phù hợp cho người bệnh.

Đông trùng hạ thảo - quà sức khoẻ quý giá từ thiên nhiên, nâng tầm sức khoẻ, món quà được săn lùng nhất thời Covid. CLICK NHẬN NGAY ƯU ĐÃI.
Nên uống thuốc tiểu đường khi nào?
Nên uống thuốc tiểu đường khi nào?

Thông thường, nếu chẩn đoán có khả năng kiểm soát tốt đường huyết thì người bệnh không cần phải sử dụng ngay thuốc tiểu đường. Thay vào đó, bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh điều chỉnh lại chế độ ăn uống hằng ngày, đồng thời luyện tập giúp ổn định hàm lượng đường trong máu.

Tuy nhiên, do bệnh tiểu đường thuộc bệnh mãn tính khó chữa trị dứt điểm. Nên về lâu dần bệnh sẽ chuyển biến nặng hơn. Người bệnh chỉ có thể trì hoàn việc sử dụng thuốc trong khoảng 3 – 5 năm. Sau đó, người bệnh bắt buộc phải sử dụng thuốc để giảm thiểu áp lực cho tuyến tụy và tránh các biến chứng.

Có nhiều nhóm thuốc điều trị bệnh tiểu đường, chúng có cơ chế hoạt động không giống nhau. Trong đó, nhóm thuốc có nhiệm vụ kích thích tăng sinh insulin của tuyến tụy, thuốc ức chế quá trình hấp thụ glucose ở ruột,…được sử dụng phổ biến hơn. Thuốc có tác dụng kiểm soát đường huyết, ngoài ra nếu sử dụng đều đặn người bệnh còn ổn định được huyết áp và các biến chứng do tiểu đường gây ra (đột quỵ, nhồi máu cơ tim,…).

Những sai lầm khi uống thuốc tiểu đường

Uống thuốc tiểu đường có thể ngăn chặn sự phát triển của bệnh, giúp người bệnh kiểm soát đường huyết trong cơ thể ở mức cho phép. Tuy nhiên, một vài trường hợp người bệnh sử dụng thuốc tiểu đường nhưng không đạt được hiệu quả như mong đợi. Dưới đây là một số những sai lầm trong cách uống thuốc tiểu đường dẫn đến tình trạng này:

Tự ý sử dụng thuốc tiểu đường

Theo nguyên tắc điều trị cơ bản, người được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường sẽ không phải sử dụng thuốc trong giai đoạn đầu. Thay vào đó, người bệnh được bác sĩ hướng dẫn thực hiện những biện pháp làm đường huyết ổn định. Như trên đã đề cập, lúc này bệnh nhân phải điều chỉnh lại thói quen sinh hoạt và ăn uống để duy trì lượng đường trong máu ở mức cho phép.

Những sai lầm khi uống thuốc tiểu đường
Tự ý sử dụng thuốc có thể khiến người bệnh tiểu đường gặp phải nhiều tác dụng phục nguy hại

Thuốc tiểu đường chỉ được sử dụng khi bác sĩ nhận thấy tình trạng của người bệnh thật sự phải có can thiệp. Lúc này, lượng đường huyết trong cơ thể đã vượt mức cho phép, có thể rơi vào trạng thái hôn mê và phải uống thuốc mới kịp thời ổn định đường huyết. Việc tự ý sử dụng thuốc có thể làm bệnh tiến triển nặng hơn, bên cạnh đó dễ gây ra tác dụng phụ mà người bệnh không hay biết.

Lạm dụng thuốc tiểu đường

Một trong những sai lầm mà nhiều nhiều người đang mắc phải đó là việc lạm dụng thuốc điều trị. Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường cho rằng việc sử dụng thuốc có thể giúp ổn định tốt nhất đường huyết. Chính vì thế, họ không kiểm soát chế độ ăn uống, không điều chỉnh nhịp độ sinh hoạt,…khiến cho bệnh không cải thiện mà có xu hướng chuyển biến nặng hơn.

Không những thế, một số người gặp phải tình trạng quên uống thuốc khiến cho lượng đường trong máu tăng cao đột ngột, nguy cơ cao dẫn đến hôn mê. Bên cạnh đó, nếu người bệnh hấp thụ thức ăn không kiểm soát trong thời gian dài khiến cho thận hoạt động quá mức.

Lúc này, các lỗ lọc to dần lên khiến cho thận bị suy giảm chức năng. Cầu thận có nguy cơ bị xơ do màng đáy mao mạch dày lên. Do đó, nếu người bệnh lạm dụng thuốc mà không kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý có thể khiến những rối loạn trong cơ thể trở nên nghiêm trọng.

Sử dụng thuốc không đều

Bên cạnh tình trạng bỏ “cữ” thuốc, người bệnh còn hay quên giờ uống thuốc, khiến cho việc sử dụng thuốc không đạt được hiệu quả tốt. Đây là yếu tố khiến lượng đường trong máu bệnh nhân không ổn định, có thể tăng hoặc giảm bất thường. Chính vì thế mà sức khỏe người bệnh có xu hướng xấu dần.

Những sai lầm khi uống thuốc tiểu đường
Không tuân thủ đúng liều lượng, đúng thời điểm uống thuốc theo chỉ định có thể khiến người bệnh gặp nhiều vấn đề ảnh hưởng sức khỏe

Các chuyên gia khuyến cáo, người bệnh cần chủ động và tự giác trong việc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Tốt nhất nên phân loại thuốc theo thời gian và đặt đồng hồ để báo hiệu giờ sử dụng cho chuẩn xác. Tránh bỏ quên một lần uống thuốc trong ngày khiến quá trình điều trị bị gián đoạn.

Tự ý dừng uống thuốc 

Ngoài vấn đề lạm dụng, tự ý sử dụng thuốc, quên giờ uống thuốc thì việc tự ý ngưng sử dụng thuốc cũng là một sai lầm khiến hiệu quả điều trị không như mong đợi. Người bệnh có nguy cơ bị tăng đường huyết bất thường nếu không sử dụng theo đúng thời gian mà bác sĩ hướng dẫn.

Nhất là các trường hợp thấy cơ thể đã có những thay đổi tốt, lượng đường huyết ổn định vội tự ý ngưng sử dụng thuốc. Bên cạnh đó, một số trường hợp còn bỏ thuốc bởi khi uống gặp một số tác dụng phụ như dị ứng, rối loạn tiêu hóa,… Tuy nhiên, đây là những yếu tố gia tăng nguy cơ biến chứng tiểu đường mà không phải ai cũng biết.

Sử dụng thuốc không đảm bảo

Một tình trạng khác, người bệnh sử dụng thuốc tiểu đường không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Việc uống những loại thuốc không đảm bảo có thể khiến cơ thể gặp nhiều vấn đề nguy hại, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng. Do đó, bạn nên hết sức lưu ý, tránh mắc phải sai lầm này. Tốt nhất người bệnh nên đến kiểm tra sức khỏe tại cơ sở uy tín và nhận sự hướng dẫn điều trị của bác sĩ chuyên khoa.

Uống thuốc tiểu đường có hại không?

Như đã đề cập, việc sử dụng thuốc tiểu đường theo đường uống có thể khiến cơ thể gặp một số tác dụng phụ. Bên cạnh đó, trường hợp bệnh nhân mắc một số những sai lầm kể trên còn khiến cho nguy cơ gia tăng các phản ứng không mong muốn đối với cơ thể. Dưới đây, một số tác hại mà việc uống thuốc tiểu đường gây ra cho cơ thể:

Gây dị ứng

Dị ứng là một trong số các tác dụng phụ thường gặp mà người bệnh uống thuốc tiểu đường gặp phải. Trường hợp dị ứng nhẹ, người bệnh sẽ bị nổi mẩn đỏ, mề đay, ngứa ngáy ngoài da. Trường hợp nặng, người bệnh có thể bị sốc phản vệ. Đây là tình trạng nguy hiểm, nếu không kịp thời cấp cứu, nguy cơ tử vong cao.

Uống thuốc tiểu đường có hại không?
Uống thuốc tiểu đường có hại không?

Tình trạng dị ứng ngoài da sẽ tự khỏi khi người bệnh tạm ngừng sử dụng thuốc. Nếu trong quá trình điều trị, cơ thể có những dấu hiệu bất thường, người bệnh nên báo với bác sĩ để có biện pháp điều chỉnh cho phù hợp.

Gây ảnh hưởng cho gan và thận

Những loại thuốc tiểu đường đa phần đều ở dạng tổng hợp, được sản xuất từ hóa dược. Nếu sử dụng trong thời gian dài sẽ gây những tác hại nhất định đối với gan và thận. Một trong số đó là tình trạng men gan tăng cao và hiện tượng suy giảm chức năng của thận. Chính vì thế, thông thường người bệnh sẽ được các bác sĩ cân nhắc cho sử dụng tiêm insulin khi các tác dụng phụ của thuốc uống ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.

Bên cạnh đó, nếu người bệnh sử dụng metformin trong thời gian dài còn làm hàm lượng vitamin B12 trong cơ thể giảm sút. Điều này dẫn đến một số biến chứng liên quan đến thần kinh, gây thiếu máu cho người bệnh tiểu đường. Chính vì thế, người bệnh thường được khuyên kết hợp chế độ ăn uống, bổ sung vitamin cho cơ thể.

Gây hạ đường huyết

Uống thuốc tiểu đường giúp người bệnh nhanh chóng giảm lượng đường trong máu trong trường hợp đường huyết tăng. Thế nhưng, do tác dụng đột ngột của thuốc khiến cho đường huyết có khả năng tụt giảm nhanh chóng, cơ thể không kịp phản ứng với tình trạng này.

Uống thuốc tiểu đường có hại không?
Người bệnh có thể bị hạ đường huyết đột ngột

Triệu chứng của hạ đường huyết có thể kể đến như người bệnh thấy cơ thể mệt mỏi, tay chân bủn rủn, choáng váng, chóng mặt, ngất,… Tình trạng này ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Trường hợp không sơ cứu kịp thời, bệnh nhân có thể rơi vào trạng thái hôn mê sâu nguy hiểm.

Gây tăng cân

Uống thuốc tiểu đường có thể khiến người bệnh bị tăng cân bất thường. Nguyên nhân là vì quá trình đồng hóa đạm trong cơ thể do insulin đảm nhiệm bị chi phối. Bên cạnh đó, lượng nước tiểu ít đi nhiều so với bình thường. Điều này làm cho người bệnh dễ bị phù chân, tăng huyết áp, béo phì,…

Gây rối loạn tiêu hóa

Thuốc tiểu đường có thể gây ra một số rối loạn trong cơ thể. Cụ thể là làm bất ổn quá trình tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng. Người bệnh dễ mắc phải chứng rối loạn tiêu hóa. Các triệu chứng thường gặp như táo bón, tiêu chảy,…

Cách giảm thiểu tác hại khi uống thuốc tiểu đường

Để tránh những tác dụng phụ kể trên ảnh hưởng nghiêm trọng hơn đối với cơ thể, người bệnh nên lưu ý các vấn đề sau:

Theo dõi đường huyết thường xuyên

Uống thuốc tiểu đường khiến cơ thể tăng sinh insulin, điều này dễ làm cho đường huyết đột ngột tụt giảm, gây hạ đường huyết nguy hiểm. Do đó, người bệnh tiểu đường nên sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Tránh việc tự ý kết hợp thuốc có thể gây ra các phản ứng phụ không mong muốn.

Người bệnh nên thường xuyên kiểm tra chỉ số đường huyết. Đây là cách tốt nhất giúp kiểm soát đường huyết, nếu có bất ổn sẽ kịp thời khắc phục. Hạn chế cơ thể gặp phải trường hợp đường huyết hạ thấp gây hôn mê nguy hiểm.

Cách giảm thiểu tác hại khi uống thuốc tiểu đường
Theo dõi đường huyết thường xuyên để kịp thời khắc phục các nguy cơ

Có nhiều nguyên nhân gây hạ đường huyết. Trong đó có việc sử dụng thuốc tiểu đường. Người bệnh nếu gặp phải các triệu chứng như đói bụng cồn cào, vã mồ hôi, run tay, chân, do chỉ số đường huyết xuống dưới 2.5mmol/l nên xử lý khắc phục. Bằng cách: Uống 250ml sữa, ăn bánh quy, kẹo ngọt,…nếu bị hôn mê cần nhanh chóng đưa đến bệnh viện gần nhất để cấp cứu.

Uống thuốc đúng liều lượng, đúng giờ

Để hiệu quả điều trị đạt tốt nhất, tránh các tác dụng phụ người bệnh cần tuân thủ sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Uống thuốc đúng liều lượng, đúng giờ sẽ giúp cơ thể giảm thiểu được các nguy cơ gặp các hiện tượng không mong muốn. 

Thông thường, bệnh nhân được chỉ định sử dụng thuốc tiểu đường trước mỗi bữa ăn 30 phút đối với loại có tác dụng nhanh. Còn loại có tác dụng chậm sẽ sử dụng trước khi ăn 1 tiếng đồng hồ. Trường hợp uống xa bữa ăn rất dễ làm cho đường huyết bị tụt giảm. Để đảm bảo an toàn, bệnh nhân nên tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Một số dạng thuốc và thời gian dưới đây, bạn đọc có thể tham khảo:

  • Nhóm sulfonylureas: Uống trước khi ăn 15 đến 30 phút, loại diamicron MR dùng 1 lần/ ngày vào buổi sáng.
  • Nhóm metformin: Uống sau khi ăn.
  • Nhóm thiazolidinediones: Uống trước hoặc sau bữa ăn.
  • Nhóm acarbose: Uống thuốc đầu bữa ăn.
  • Nhóm ức chế DPP – 4: Uống trước hoặc sau bữa ăn.

    Cách giảm thiểu tác hại khi uống thuốc tiểu đường
    Sử dụng thuốc đúng liều, đúng giờ giúp người bệnh giảm thiểu được các tác dụng phụ không mong muốn

Ngoài ra còn nhiều loại thuốc điều trị khác. Bệnh nhân nên thực hiện đúng theo phác đồ điều trị của bác sĩ để ổn định đường huyết, tránh gặp phải tác dụng phụ ảnh hưởng sức khỏe.

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc: “Uống thuốc tiểu đường có hại không?”. Người bệnh nên thường xuyên kiểm tra chỉ số đường huyết và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả điều trị tốt nhất.

Có thể bạn quan tâm:

Bonidiabet hỗ trợ trị tiểu đường và thông tin cần biết

Bệnh tiểu đường là một trong những căn bệnh có khả năng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm liên...

Các loại sữa dành cho người tiểu đường tốt nhất 2020

Các loại sữa dành cho người tiểu đường tốt nhất 2021

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại sữa dành cho người mắc bệnh tiểu đường. Bạn đọc có...

Tiểu đường tuýp 3 nguy hiểm thế nào? Cách điều trị

Tiểu đường tuýp 3 nguy hiểm thế nào? Cách điều trị

Mặc dù không phổ biến như tiểu đường tuýp 1, tuýp 2 hay tiểu đường thai kỳ, thế nhưng tiểu...

Insulin là gì? Vai trò với cơ thể và cẩn trọng khi dùng

Insulin là gì? Vai trò với cơ thể và cẩn trọng khi dùng

Insulin có vai trò quan trọng trong cơ thể con người, nhất là đối với bệnh nhân mắc bệnh đái...

Lên thực đơn ăn sáng cho người tiểu đường thai kỳ

Bữa ăn sáng đóng vai trò rất quan trọng cho mọi đối tượng không riêng gì người bị tiểu đường...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.