Bị tiểu đường thai kỳ nên ăn hoa quả gì tốt nhất?

Đa số mọi người có quan niệm rằng việc thêm các loại hoa quả vào chế độ ăn uống sẽ khiến lượng đường trong máu tăng đáng kể. Vì thế các loại hoa quả thường không được dung nạp cũng như bị loại bỏ hoàn toàn trong thời gian chữa bệnh tiểu đường thai kỳ. Tuy nhiên các chuyên gia cho rằng đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm, làm ảnh hưởng đến thai nhi và bản thân sản phụ ngày càng suy yếu do sức khỏe suy kiệt. Vậy bị tiểu đường thai kỳ nên ăn hoa quả gì tốt nhất? Dưới đây là danh sách các loại hoa quả nên bổ sung và thông tin liên quan.

Lợi ích của hoa quả đối với người bị tiểu đường thai kỳ

Tất cả những người bị bệnh tiểu đường, bao gồm cả tiểu đường thai kỳ cần xây dựng và duy trì một chế độ dinh dưỡng hợp lý và lành mạnh. Phụ nữ đang mang thai cần bổ sung đủ lượng vitamin và chất xơ cho cơ thể để nâng cao sức khỏe và hỗ trợ quá trình nuôi dưỡng thai nhi.

Trong khi đó các loại trái cây chính là nguồn bổ sung chất xơ và vitamin, đồng thời thuộc nhóm thực phẩm chứa chỉ số đường huyết thấp.

Bị tiểu đường thai kỳ nên ăn hoa quả gì tốt nhất?
Tìm hiểu bị người bị tiểu đường thai kỳ nên ăn hoa quả gì tốt nhất

Cụ thể hàm lượng chất xơ trong các loại hoa quả tươi rất lớn, rất cần thiết cho việc dung nạp vào cơ thể hàng ngày. Chất xơ trong hoa quả được chia thành 2 nhóm. Bao gồm: Nhóm chất xơ không hòa tan và nhóm chất xơ hòa tan.

Trong đó chất xơ hòa tan có tác dụng kết hợp cùng các axit mật được tìm thấy trong ruột để tác động và làm giảm nhũ tương hóa của chất béo có trong những loại thức ăn được dung nạp. Đồng thời nối kết với cholesterol và nhanh chóng đào thải các thành phần bất lợi ra khỏi cơ thể.

Tác dụng chính của chất xơ không hòa tan là giảm đáng kể quá trình tăng đường huyết sau ăn, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường thai kỳ, ngăn ngừa tình trạng tăng cholesterol và giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư trực tràng.

Ngoài ra trong bảng thành phần của các loại hoa quả tươi còn chứa đa dạng các loại vitamin (vitamin nhóm B, vitamin A, vitamin E, vitamin K…) cùng chất chống oxy hóa và nhiều khoáng chất có lợi. Trong đó vitamin A, vitamin C có tác dụng nâng cao sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, bổ mắt và chống nhiễm khuẩn cho cơ thể,

Vitamin E cùng các chất chống oxy hóa có tác dụng ngăn chặn sự phá hủy tế bào, tốt cho da. Vitamin nhóm B và các khoáng chất như kali, natri, canxi giúp ổn định sức khỏe của thai nhi và sản phụ. Đồng thời thúc đẩy quá trình phát triển trí não, hệ xương và tế bào thần kinh của thai nhi đang phát triển trong bụng mẹ.

Tham khảo thêm: Tiểu đường thai kỳ có uống được nước dừa không?

Bị tiểu đường thai kỳ nên ăn hoa quả gì tốt nhất?

Bị tiểu đường thai kỳ nên ăn hoa quả gì tốt nhất là vấn đề được nhiều thai phụ quan tâm khi mắc bệnh. Theo các chuyên gia sản phụ bị tiểu đường nên thêm các loại hoa quả được liệt kê bên dưới vào thực đơn ăn uống mỗi ngày để kiểm soát đường huyết và bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể. Cụ thể:

1. Bưởi đỏ

Bưởi đỏ được xác định là một loại trái cây rất tốt cho phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Theo kết quả nghiên cứu bưởi đỏ rất giàu vitamin C, chất chống oxy hóa, chất xơ, chất béo, protein, carbohydrate, vitamin P, vitamin B2, beta-carotene, carotene, insulin, khoáng chất (kali, chất sắt, phốt pho, canxi…). Đây đều là những dưỡng chất không chỉ tốt cho sự phát triển và sức khỏe của thai nhi mà còn tốt cho bản thân sản phụ cùng quá trình điều trị bệnh tiểu đường thai kỳ.

Đặc biệt protein và chất xơ là những thành phần có khả năng kiểm soát tốt lượng đường trong máu, giúp đường huyết đạt ở mức ổn định. Đồng thời giúp nâng cao sức khỏe của thai nhi và phòng ngừa các biến chứng phát sinh từ bên đái tháo đường thai kỳ.

Ngoài ra các loại vitamin (đặc biệt vitamin C, vitamin B) cùng các khoáng chất còn có tác dụng đảm bảo quá trình phát triển về cơ thể và trí não của thai nhi trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường. Đồng thời giúp sản phụ nâng cao sức đề kháng, tránh tích tụ mỡ, giảm nguy cơ thừa cân béo phì và phòng ngừa các bệnh viêm nhiễm khi mang thai.

Chính vì những điều trên, khi bị tiểu đường thai kỳ nên thêm bưởi đỏ vào thực đơn ăn uống hàng ngày để nâng cao sức khỏe và ổn định đường huyết.

Bưởi đỏ
Hoa quả giúp kiểm soát lượng đường trong máu – Bưởi đỏ

2. Quả việt quất 

Các chuyên gia khuyên rằng người bị tiểu đường thai kỳ nên thường xuyên thêm quả việt quất vào khẩu phần ăn uống. Tương tự như bưởi, quả việt quất chính và một loại trái cây có chỉ số đường huyết thấp, có khả năng ổn định lượng đường trong máu và hỗ trợ tốt quá trình điều trị bệnh đái tháo đường xảy ra trong thai kỳ.

Thành phần dinh dưỡng được tìm thấy trong quả việt quốc gồm: Magie, canxi, mangan, phốt pho, chất sắt, kẽm, vitamin K, vitamin A vitamin B6, vitamin C, chất chống oxy hóa…. Trong đó kẽm, canxi và chất sắt có tác dụng kích thích sự phát triển hệ xương khớp của thai nhi. Vitamin K thúc đẩy quá trình hấp thu canxi giúp giảm nguy cơ nứt xương. Chất sắt có tác dụng bổ máu và phòng ngừa thiếu máu khi mang thai. Các vitamin có khả năng nâng cao hệ miễn dịch, sức đề kháng và sức khỏe của thai phụ.

Đặc biệt, kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc thêm quả việt quất vào thực đơn ăn uống sẽ giúp bạn kiểm soát tốt bệnh tiểu đường thai kỳ, phòng ngừa phát sinh bệnh tiểu đường type 2. Đồng thời giúp ổn định lượng đường, lượng insulin và lượng chất béo trong cơ thể.

Một số lợi ích và tác dụng khác từ quả việt quất khi sử dụng trong thời kỳ mang thai:

  • Giảm huyết áp
  • Phòng ngừa bệnh tim mạch và những vấn đề liên quan
  • Ngăn ngừa bệnh ung thư
  • Cải thiện sức khỏe và tinh thần, mang đến cảm giác thư giãn, tăng cường trí nhớ, giảm nguy cơ mắc bệnh Parkinson khi mang thai
  • Tăng cường các hoạt động của hệ tiêu hóa, chống táo bón thai kỳ nhờ chất xơ
  • Kiểm soát cân nặng, kiểm soát lượng đường trong máu
  • Chống oxy hóa, bảo vệ da nhờ vitamin C.

3. Dưa hấu

Về vấn đề “Bị tiểu đường thai kỳ nên ăn hoa quả gì tốt nhất?”, các chuyên gia khuyên rằng sản phụ bị tiểu đường nên thêm quả dưa hấu vào thực đơn dinh dưỡng. Quả dưa hấu có vị ngọt thanh và mát, chỉ chứa 46 calo nhưng chứa nhiều nước cùng các chất dinh dưỡng quan trọng như lycopene, beta-carotene, kali, vitamin B, vitamin C, vitamin A…

Nhờ chứa các thành phần có lợi nêu trên, dưa hấu mang đến nhiều tác dụng và lợi ích đối với sức khỏe của người sử dụng. Cụ thể loại quả này có tác dụng cải thiện độ nhạy insulin, giảm các triệu chứng của bệnh tiểu đường trong thai kỳ. Đồng thời giúp hạ huyết áp và giúp giảm đau nhức cơ bắp.

Chỉ số đường huyết (GI) của dưa hấu khá cao, dao động trong khoảng 72 đến 80. Tuy nhiên hàm lượng calo trong dưa hấu khá ít nên mức đường huyết trong máu sẽ không bị ảnh hưởng nhiều khi sử dụng loại hoa quả này.

Ngoài ra việc ăn dưa hấu trong thai kỳ còn mang đến những lợi ích sau:

  • Vitamin C: Cải thiện làn da, chống oxy hóa và tăng cường chức năng của hệ miễn dịch.
  • Vitamin A: Lượng beta carotene trong dưa hấu khi vào cơ thể sẽ nhanh chóng chuyển thành vitamin A. Vitamin này có tác dụng điều trị những bệnh lý về đường tiêu hóa, phòng ngừa bệnh tiểu đường, chống ung thư, giảm các vấn đề về da và ngăn dị tật bẩm sinh ở thai nhi.
  • Vitamin B5 (axit pantothenic): Vitamin B5 có thể hòa tan trong nước. Tác dụng chính của loại vitamin này là ngăn ngừa nhiễm trùng, giảm nguy cơ mắc bệnh tim và hen suyễn, tăng sức đề kháng, chống lão hóa.
  • Kali: Bảo vệ sức khỏe tim mạch và kiểm soát huyết áp.
  • Đồng: Chống oxy hóa, ngừa ung thư, cải thiện chức năng của hệ thần kinh, kích thích não bộ phát triển.
  • Lycopene: Ngăn ung thư.
  • Citrulline: Citrulline có nhiều trong phần vỏ màu trắng xung quanh ruột dưa hấu với tác dụng giảm huyết áp, tổng hợp oxit nitric, thư giãn các mạch máu, tốt cho hệ thống miễn dịch, sinh sản, gan, phổi, thận.
Dưa hấu
Hoa quả cải thiện độ nhạy insulin, giảm các triệu chứng của bệnh tiểu đường trong thai kỳ – Dưa hấu

Tham khảo thêm: Lên thực đơn ăn sáng cho người tiểu đường thai kỳ 

4. Quả đào

Quả đào thuộc nhóm hoa quả chứa chỉ số đường huyết thấp. Chính vì thế nếu đang trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường thai kỳ, bạn có thể thêm đào vào chế độ ăn uống để hỗ trợ quá trình điều trị, giúp đường huyết đạt mức ổn định. Đồng thời bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng và tăng cường sức khỏe tử loại quả này.

Quả đào mọng nước, có vị ngọt chua và giàu dinh dưỡng. Theo kết quả nghiên cứu, quả đào giàu phốt pho, chất xơ, protein chất sắt, vitamin C, vitamin, kali, natri, caroten, riboflavin, niacin, thiamin và nhiều thành phần dinh dưỡng khác.

Nhờ những thành phần dinh dưỡng nêu trên, quả đào được xác định là có khả năng hỗ trợ giảm cân, ổn định lượng đường đường trong máu, phòng ngừa biến chứng lên thai nhi và cơ thể sản phụ từ bệnh tiểu đường thai kỳ, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2.

Ngoài ra chất xơ cùng các thành phần dinh dưỡng trong loại quả này còn có tác dụng kiểm soát mức độ cholesterol, nâng cao sức khỏe tim mạch, ngăn ngừa hình thành khối u và ung thư, hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa, hệ tiết niệu, giúp làm đẹp da, nâng cao sức khỏe của mắt và giải độc thận.

5. Quả táo

Táo rất giàu chất xơ. Đây là một thành phần dinh dưỡng vô cùng quan trọng và cần thiết trong việc tham gia vào quá trình kiểm soát lượng đường trong máu, đẩy nhanh quá trình điều trị bệnh tiểu đường thai kỳ. Đồng thời giúp hỗ trợ hoạt động tiêu hóa và ngăn ngừa bệnh táo bón thai kỳ.

Lượng chất xơ từ quả táo đến từ chất xơ hòa tan pectin và chất xơ không hòa tan.Trong đó chất xơ hòa tan có tác dụng có tác dụng làm giảm nhũ tương hóa của chất béo có trong những loại thức ăn được dung nạp, đào thải cholesterol và các thành phần gây hại khác rra khỏi cơ thể.

Chất xơ không hòa tan có tác dụng là giảm quá trình hấp thu và tăng lượng đường trong máu sau bữa ăn, phòng ngừa tăng cholesterol, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường thai kỳ,và giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư trực tràng.

Ngoài ra, theo kết quả nghiên cứu, nguyên cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 sẽ giảm đáng kể nếu ăn 1 quả táo/ ngày. Nguyên nhân là do các polyphenol trong loại thực phẩm này có khả năng ngăn chặn tổn thương mô ở những tế bào beta trong tuyến tụy. Trong khi đó những người mắc bệnh tiểu đường type 2 thường có những tế bào beta sản sinh insulin bị tổn thương.

Một số thành phần dinh dưỡng trong quả táo tham gia vào quá trình phát triển cơ thể và não bộ của thai nhi, đảm bảo sức khỏe của thai nhi và phụ nữ đang mang thai được ổn định. Cụ thể: Protein, chất béo có lợi, nước, calo, carbs…

Các hợp chất thực vật chống oxy hóa cũng được tìm thấy trong thành phần của quả táo. Cụ thể:

  • Axit clo hóa: Có tác dụng giảm cân và giảm lượng đường trong máu, giảm lượng calo hàng ngày.
  • Quercetin: Có khả năng chống viêm, chống trầm cảm và chống ung thư.
  • Catechin: Catechin chính là một chất chống oxy hóa tự nhiên. Chất này có tác dụng cải thiện chức năng và hoạt động của cơ và não.
Quả táo
Hoa quả giúp kiểm soát lượng đường trong máu – Quả táo

6. Hoa quả giúp ổn định lượng đường huyết cho phụ nữ đang mang thai – Quả kiwi

Mỗi quả kiwi đều chứa nhiều thành phần dinh dưỡng với hàm lượng cao như chất xơ, vitamin C, chất béo không bão hòa, kali, natri, protein, chất sắt, vitamin A, chất sắt. Tuy nhiên hàm lượng carbonhydrate trong loại quả này tương đối thấp.

Chính vì thế, tương tự như những loại quả khác, các thành phần dinh dưỡng trong quả kiwi có tác dụng điều chỉnh lượng đường trong máu, giúp ổn định lượng đường huyết cho phụ nữ đang mang thai, phòng ngừa bệnh tiểu đường tiến triển đến giai đoạn nặng.

Bên cạnh đó kiwi còn giúp ổn định sức khỏe của cả mẹ và bé, kích thích não bộ và cơ thể của thai nhi phát triển. Đồng thời làm giảm cảm giác ốm nghén trong thai kỳ, giúp mẹ bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để phục vụ cho quá trình nuôi dưỡng thai nhi.

7. Quả chuối 

Chuối là một loại trái cây chứa nhiều vitamin và là nguồn khoáng chất lành mạnh. Giá trị dinh dưỡng của một quả chuối có chất xơ, kali, vitamin C, vitamin B6, các phytonutrients, chất chống oxy hóa, chất béo, protein lành mạnh, calo, nước.

Bên cạnh đó chuối được xác định là một loại thực phẩm có lợi cho người mắc bệnh tiểu đường thai kỳ nói riêng và người bệnh bệnh tiểu đường nói chung. Nguyên nhân là do loại thực phẩm này có chỉ số đường huyết (GI) tương đối thấp. Cụ thể chỉ số GI nằm trong khoảng từ 42 đến 58 và chỉ số này có thể thay đổi phụ thuộc vào mức độ chín của chuối.

Chỉ số đường huyết chính là thước đo được sử dụng để đo mức độ carbohydrate tồn tại trong những loại thực phẩm xâm nhập vào máu và khiến lượng đường trong máu tăng. Những loại chuối dài được chứng minh là có hàm lượng chất xơ và tinh bột cao. Đồng thời được xác định là loại chuối có chỉ số đường huyết thấp.

Do chỉ số đường huyết của chuối có thể tăng lên khi chuối quá chín. Vì thế bạn cần lưu ý chỉ nên ăn những quả vừa chín tới, không nên ăn những quả quá chín. Bên cạnh đó, bạn chỉ nên ăn từ 1 – 2 quả/ ngày.

Quả chuối
Quả chuối – Hoa quả tốt cho người bị tiểu đường thai kỳ

Tham khảo thêm: Chế độ ăn cho người tiểu đường thai kỳ sau khi sinh

8. Ổi

Ổi chính là loại trái cây người bị đái tháo đường thai kỳ nên cân nhắc và thêm vào thực đơn ăn uống. Nguyên nhân là do loại quả này có hàm lượng chất xơ cao nhưng chỉ số đường huyết lại thấp, có khả năng giảm đáng kể lượng đường trong máu ở bệnh nhân bị tiểu đường.

Tuy nhiên một số nghiên cứu đã được thực hiện và kết luận rằng, vỏ ổi không tốt cho những người có đường huyết cao vì có thể làm tăng lượng đường. Chính vì thế, bạn chỉ nên ăn phần ruột và phần thịt, không nên ăn phần vỏ.

Những thành phần dinh dưỡng có trong quả ổi:

  • Các loại vitamin (vitamin A, vitamin C, vitamin D, vitamin B6, vitamin B12, vitamin K…)
  • Khoáng chất (canxi, đồng, mangan, kẽm, magie, natri, phốt pho, kali)
  • Axit Pantothenic
  • Choline
  • Protein
  • Chất béo lành mạnh
  • Chất xơ
  • Chất sắt
  • Nước…

Ngoài khả năng kiểm soát lượng đường trong máu và phòng ngừa phát triển bệnh tiểu đường thai kỳ, quả ổi còn mang đến nhiều tác dụng hữu hiệu sau:

  • Tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện sức đề kháng, hạn chế tình trạng viêm nhiễm trong thai kỳ
  • Hỗ trợ các hoạt động của hệ tiêu hóa
  • Điều hòa huyết áp, tốt cho sức khỏe của tim mạch
  • Làm đẹp và nâng cao sức khỏe làn da
  • Ngăn ngừa bệnh ung thư
  • Thành phần Folate trong ổi giúp phòng ngừa dị tật bẩm sinh, tổn thương tủy sống và tổn thương não ở trẻ
  • Tăng cường thị lực
  • Thư giãn các cơ và dây thần kinh, giảm đau, giảm lo âu, căng thẳng
  • Tốt cho não bộ sản phụ, kích thích phát triển não bộ ở thai nhi, tăng nhận thức và tăng lưu thông máu
  • Giảm cân, phòng ngừa thừa cân, béo phì
  • Ngăn ngừa lão hóa
  • Phòng ngừa cảm lạnh.

9. Cam

Cam chính là một sự lựa chọn ưu tiên dành cho những người có thắc mắc “Bị tiểu đường thai kỳ nên ăn hoa quả gì tốt nhất?”. Bên cạnh đó loại quả này còn mang đến nhiều lợi ích khác trong việc nâng cao sức khỏe của sản phụ và thúc đẩy sự phát triển của thai nhi.

Với đặc tính giàu chất xơ, nhiều vitamin C và vitamin B1, ít đường, cam có khả năng kiểm soát hiệu quả lượng đường trong máu. Theo kết quả nghiên cứu, thành phần của một quả cam có khoảng 87% nước, GI ở mức 44 nên được đánh giá là có chỉ số đường huyết thấp.

Bên cạnh đó chất xơ, vitamin và một số thành phần khác trong quả cam còn có tác dụng duy trì cân nặng ở mức hợp lý, nâng cao sức đề kháng, cải thiện sức khỏe, phòng ngừa viêm nhiễm, chống mệt mỏi ở thai phụ, bảo vệ sức khỏe và thúc đẩy sự phát triển của thai nhi.

Cam
Cam – Hoa quả hỗ trợ điều trị tiểu đường thai kỳ

10. Quả bơ

Hàm lượng kali và chất béo lành mạnh trong quả bơ mang đến nhiều lợi ích, tác dụng cho những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, trong đó có phụ nữ mang thai. Bên cạnh đó loại quả này có tác dụng làm giảm mức cholesterol xấu và lượng chất béo trung tính triglyceride tồn tại bên trong cơ thể. Đặc biệt, chỉ số đường huyết của quả bơ chỉ đạt mức 15, một chỉ số rất thấp và rất an toàn.

Ngoài ra nhờ chứa nhiều thành phần dinh dưỡng (vitamin K, vitamin E, vitamin B5, vitamin B6, kali, axit béo không bão hòa đơn, Folate, chất xơ hòa tan…), bơ còn mang đến nhiều lợi ích cho phụ nữ mang thai và thai nhi đang phát triển trong bụng mẹ, cụ thể:

  • Nâng cao sức khỏe và đảm bảo sự phát triển của thai nhi
  • Giảm lượng đường trong máu và giảm cân
  • Tăng cường tâm trạng và sức khỏe của phụ nữ mang thai
  • Nâng cao khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng từ thực vật
  • Bảo vệ mắt
  • Ngăn ngừa ung thư, giảm triệu chứng viêm xương khớp.

Tham khảo thêm: Uống thuốc tiểu đường có hại không? Cách giảm thiểu

11. Dâu tây

Dâu tây chứa rất nhiều chất chống oxy hóa, các vitamin, giàu chất xơ nên có khả năng hỗ trợ bệnh nhân bị tiểu đường thai kỳ kiểm soát lượng đường huyết hiệu quả. Với thành phần ít carbohydrate và có chỉ số đường huyết là 40, việc ăn nhiều dâu tây sẽ giúp bạn hạn chế phát sinh những cơn đói vặt, cân bằng tốt nồng độ đường trong máu và giúp thai phụ luôn tràn đầy năng lượng, chống mệt mỏi.

Hàm lượng chất xơ trong dâu tây có tác dụng làm chậm quá trình tiêu hóa glucose, giúp người dùng giảm đột biến insulin và glucose sau khi dung nạp bữa ăn giàu carb. Chính vì thế dâu tây được chứng minh là một loại hoa quả có thể điều hòa đường huyết và dùng cho những người bị đái tháo đường.

Ngoài khả năng kiểm soát bệnh tiểu đường, loại quả này còn có tác dụng:

  • Ức chế sự phát triển của những tế bào bất thường, ngăn ngừa ung thư
  • Cải thiện tình trạng lipid máu cao, giảm khả năng oxy hóa có hại của cholesterol LDL
  • Chống oxy hóa máu, giảm stress oxy hóa và giảm viêm
  • Cải thiện cholesterol HDL (tốt)
  • Cải thiện chức năng tiểu cầu trong máu và huyết áp
  • Nâng cao sức đề kháng và sức khỏe của thai nhi đang phát triển trong bụng mẹ.

Vì thế những người bị tiểu đường thai kỳ có thể ăn gần 1 cốc dâu tây/ ngày để kiểm soát bệnh và nâng cao sức khỏe.

Dâu tây
Dâu tây – Hoa quả làm chậm quá trình tiêu hóa glucose

12. Quả lê

Hàm lượng nước được tìm thấy trong một quả lê lên đến 84%. Bên cạnh đó loại quả này còn chứa rất nhiều vitamin và chất xơ với khả năng kiểm soát hiệu quả lượng đường trong máu. Đặc biệt lê được chứng mình là loại trái cây cực kỳ tốt và mang nhiều lợi ích đối với những người mắc bệnh đái tháo đường do có mức đường huyết thấp là 38 và có khả năng tăng độ nhạy insulin.

Mỗi ngày thai phụ có thể ăn 1 quả lê để giảm bớt cảm giác thèm ngọt mà không phát sinh tác hại này. Ngoài ra việc ăn quả lê mỗi ngày còn giúp bạn nâng cao sức khỏe của thai nhi, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2, cải thiện tiêu hóa, giảm cân, giảm cholesterol dư thừa, tăng cường hệ miễn dịch, ngừa viêm nhiễm, bảo vệ sức khỏe tim mạch, giảm tác hại của gốc tự do, phòng ngừa loãng xương và giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư.

13. Cherry 

Cherry (Anh đào) được xác định là một loại trái cây cực kỳ có lợi cho sức khỏe của những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường. Tác dụng này được thành lập là do quả anh đào có chỉ số đường huyết thấp là 22, đồng thời rất giàu vitamin C, vitamin B9, vitamin A, chất xơ, sắt, kali, magiê và chất chống oxy hóa.

Đặc biệt quả anh đào chứa một hàm lượng lớn anthocyanin. Đây là một loại chất kháng oxy hóa có khả năng đẩy nhanh quá trình sản xuất insulin đến 50% và làm giảm đường huyết. Vì thế thai phụ có thể kiểm soát tốt bệnh tiểu đường nếu ăn 1 cốc anh đào tươi mỗi ngày.

Cherry
Cherry – Hoa quả giúp đẩy nhanh sản xuất insulin và làm giảm đường huyết

14. Quả mận hậu

Quả mận hậu có chỉ số đường huyết ở mức 24, rất thấp và có đặc tính ít calo. Nhờ chứa hàm lượng chất xơ phong phú, loại quả này được đánh giá là thực phẩm lý tưởng cho những người mắc bệnh tim và bệnh tiểu đường.

Ngoài ra việc sử dụng quả mận trong thời kỳ mang thai còn giúp bạn cải thiện hệ tiêu hóa hỗ trợ điều trị táo bón thai kỳ, giúp thai nhi phát triển ổn định trong bụng mẹ, chống viêm nhiễm do chức năng cải thiện sức đề kháng.

Tham khảo thêm: 10 bài thuốc dân gian chữa tiểu đường có hiệu quả tốt

15. Quả lựu

Quả lựu chính là một sự lựa chọn tối ưu cho những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường nói chung và tiểu đường thai kỳ nói riêng. Bởi loại quả này có khả năng điều hòa tốt lượng đường trong máu. Đồng thời chỉ số đường huyết của loại quả này chỉ ở mức 18.

Ngoài ra việc ăn lựu sẽ giúp bạn bổ sung lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể, giúp tăng sức đề kháng, tăng cường hệ thống miễn dịch, thai nhi phát triển tốt. Hơn thế các thành phần dinh dưỡng khác trong lựu còn đẩy nhanh sự phát triển của thai nhi, giúp trẻ thông minh, giúp sản phụ bảo vệ tim mạch, giảm nguy cơ mắc bệnh huyết áp cao và tiền sản giật.

Quả lựu
Quả lựu – Hoa quả điều hòa tốt lượng đường trong máu

Hy vọng thông tin về vấn đề “Bị tiểu đường thai kỳ nên ăn hoa quả gì tốt nhất?” trong bài viết có thể giúp sản phụ lựa chọn các loại hoa quả phù hợp, có khả năng kiểm soát đường huyết hiệu quả. Đồng thời giúp phòng ngừa biến chứng nguy hiểm từ bệnh tiểu đường khi mang thai.

Nên uống thuốc tiểu đường khi nào?

Uống thuốc tiểu đường có hại không? Cách giảm thiểu

Uống thuốc tiểu đường có hại không? Trên thực tế, khi người bệnh tiểu đường sử dụng thuốc tân dược điều trị sẽ gặp phải một số tác dụng phụ...

Bị tiểu đường thai kỳ sau sinh có tự hết không?

Bị tiểu đường thai kỳ sau sinh có tự hết không là một trong những vấn đề mà không ít...

Các thuốc trị tiểu đường của Mỹ tốt nhất và giá bán

Để kiểm soát và ổn định được lượng đường trong máu hay các triệu chứng của bệnh tiểu đường thì...

Tiểu đường (đái tháo đường): Dấu hiệu và cách điều trị

Bệnh tiểu đường hay đái tháo đường được xác định là một bệnh rối loạn chuyển hóa không đồng nhất....

Tiểu đường thai kỳ có uống được nước dừa không?

Tiểu đường thai kỳ có uống được nước dừa không?

Liệu tiểu đường thai kỳ có uống được nước dừa? Đây là một trong số các thắc mắc mà mẹ...

Bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối nên ăn gì?

Bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối nên ăn gì để con & mẹ khỏe?

Bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối nên ăn gì là thắc mắc của nhiều chị em phụ nữ. Tình...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *