Bệnh nhân tiểu đường ăn bánh mì được không?

Bánh mì là một trong những thực phẩm được sử dụng khá rộng rãi trên toàn cầu với nhiều kiểu cách và hương vị khác nhau. Tuy được đánh giá là thực phẩm dinh dưỡng nhưng đối với người mắc bệnh tiểu đường thì loại thực phẩm này có thể gây ra một số nguy cơ gây hại cho sức khỏe. Vậy, bệnh nhân bị tiểu đường có ăn được bánh mì không? Cùng nghe chuyên gia giải đáp trong bài viết dưới đây.

Mắc bệnh tiểu đường (đái tháo đường) ăn bánh mì có được không?

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò thiết yếu trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường. Việc kiểm soát đường huyết trong cơ thể sẽ đạt được mức ổn định thông qua việc điều chỉnh chế độ ăn uống sao cho hợp lý. Bên cạnh đó, song song chế độ ăn uống khoa học cần là lối sinh hoạt lành mạnh và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

bị tiểu đường ăn bánh mì được không?
Bệnh nhân bị tiểu đường có ăn được bánh mì không? – Giải đáp thắc mắc

Carbohydrate là một trong những thành phần dinh dưỡng đóng vai trò thiết yếu đối với sức khỏe con người. Và trong các loại bánh mì không thể không thiếu thành phần này.

Theo sự ghi nhận của các chuyên gia, thành phần carbohydrate có khả năng  kiểm soát bệnh tiểu đường nhưng cũng có thể làm tăng đường huyết trong máu. Vì thế, yếu tố then chốt để kiểm soát lượng đường huyết là lựa chọn và ăn các thực phẩm có chứa thành phần carbohydrate. Carbohydrate chất lượng được đánh giá dựa vào thực phẩm đó có chỉ số đường huyết thấp hoặc trung bình. 

bị tiểu đường ăn bánh mì được không?
Bánh mì là món ăn quen thuộc được mọi lứa tuổi ưa thích nhưng cũng có thể là mối gây hại cho các đối tượng mắc bệnh tiểu đường

Các chuyên gia dinh dưỡng còn cho hay, bánh mì nguyên hạt có chứa nhiều chất xơ nên có thể là sự lựa chọn tốt cho các đối tượng mắc bệnh tiểu đường. Bởi vì, chất xơ không chỉ làm một dưỡng chất quan trọng giúp kiểm soát đường huyết mà còn có tác dụng điều hòa đường ruột và góp phần tạo ra cảm giác no, từ đó hỗ trợ tích cực trong việc giảm cân, tránh bị thừa cân hay béo phì.

Bên cạnh đó, theo một số nghiên cứu khác lại cho biết, bánh mì được thêm chất xơ hoàn tan cũng có thể là một biện pháp hữu hiệu khác trong việc kiểm soát đường huyết. Chuyên gia cho biết, thành phần này có khả năng làm chậm tốc độ tiêu hóa và làm giảm mức tăng đường huyết sau khi ăn.

Mặt khác, một số loại bánh tự làm tại nhà sử dụng các thành phần ít đường, thân thiện với sức khỏe của người bệnh cũng như làm giảm các tác động của bánh mì lên chỉ số đường huyết trong cơ thể.

Với những vấn đề trên cho thấy, bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể bổ sung bánh mì vào thực đơn mỗi ngày. Tuy nhiên, người bệnh chỉ được ăn với liều lượng vừa đủ để không làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh cũng như làm gia tăng chỉ số đường huyết trong máu.

bị tiểu đường ăn bánh mì được không?
Người bị tiểu đường không nhất thiết phải kiêng cữ bánh mì nhưng phải ăn đúng loại và ăn vừa đủ để không làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh

Tham khảo thêm: Tiểu đường thai kỳ có được ăn khoai lang không? Tại sao?

Người bị đái tháo đường ăn bánh mì như thế nào mới đúng cách?

Tuy có thể bổ sung bánh mì vào thực đơn trong ngày nhưng các đối tượng mắc bệnh tiểu đường cần thận trọng khi tiêu thụ thực phẩm này. Bởi vì, chế độ ăn uống không đúng cách có thể sẽ tạo điều kiện thuận lợi làm gia tăng chỉ số đường huyết trong máu, từ đó khiến bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn.

Dưới đây là một số lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng cho các đối tượng mắc bệnh đái tháo đường trong việc ăn bánh mì sao cho đúng cách:

Các loại bánh mì phù hợp với bệnh nhân bị tiểu đường

Tiêu chí hàng đầu mà các chuyên gia khuyến cáo người bị tiểu đường lựa chọn và ăn bánh mì là loại bánh mì đó không được trộn thêm chất phụ gia hay các loại bánh mì trắng. Thay vào đó, người bệnh nên ăn các loại bánh mì hạt với hàm lượng tinh bột thấp.

Hiện nay xuất hiện không ít các loại bánh mì thân thiện với người mắc bệnh tiểu đường với những nguyên liệu, kiểu cách và công thức khác nhau. Tuy nhiên, không phải loại bánh mì nào cũng phù hợp với nhóm đối tượng này. Do đó, người bệnh cần lựa chọn kỹ càng trước khi sử dụng.

Một số bánh mì được các chuyên gia dinh dưỡng cho biết tốt với sức khỏe người bệnh tiểu đường:

  • Bánh mì không hạt: Là sự lựa chọn đầu tiên của nhiều người bệnh. Loại bánh mì này được làm từ các loại nguyên liệu như bột dừa, bột hạt nhân hay bột hạt lanh. Đa phần các loại nguyên liệu này chứa hàm lượng carbohydrate thấp nên người bệnh hoàn toàn sử dụng;
  • Bánh mì sandwich nhiều loại hạt: Phần lớn loại bánh mì này không chỉ chứa hàm lượng đường thấp mà trong các loại hạt còn bổ sung một số dưỡng chất có lợi khác cho cơ thể như: kẽm, vitamin E, protein,… Một số loại bánh mì sandwich nguyên hạt tốt như: bánh mì yến mạch, kiều mạch, gạo nâu, cám, lúa mạch,…;
  • Bánh mì lúa mạch đen: Là loại bánh mì có nguồn nguyên liệu được làm từ 100% lúa mạch đen tự nhiên. Do đó mà bánh mì lúa mạch đen có chứa hàm lượng chất xơ cao gấp 4 lần so với các loại bánh mì trắng, không những vậy, lượng calo ít hơn 20%. Người bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể ăn được loại bánh mì này;
  • Một số loại bánh mì khác: Ngoài các loại bánh mì đã được nhắc đến, hiện còn có nhiều loại bánh mì khác cũng được đánh giá là tốt với sức khỏe người bị tiểu đường như: bánh mì nguyên cám, bánh mì hạt lanh, bánh mì yến mạch, bánh mì Êzkiel… Đây đều là các loại bánh mì có hàm lượng đường thấp, chứa nhiều chất xơ, chất dinh dưỡng cao và giúp kiểm soát mức độ insulin trong cơ thể tốt hơn so với loại bánh mì trắng thông thường.
bị tiểu đường ăn bánh mì được không?
Điểm qua các loại bánh mì mà các đối tượng mắc bệnh tiểu đường hoàn toàn ăn được

Các loại bánh mì trên có thể được tìm thấy nhiều tại các cửa hàng chuyên sản xuất và kinh doanh. Người bệnh có thể tìm mua về và sử dụng. Hoặc nếu thời gian cho phép thì có thể tham khảo một số công thức làm bánh trên mạng để thực hiện nay tại nhà. Chi phí để làm bánh thường không quá cao nhưng buộc người thực hiện phải làm đúng cách và có sự kiên trì nhất định.

Người bị tiểu đường ăn bao nhiêu bánh mì là đủ?

Một vấn đề mà người bị tiểu đường cũng đang quan tâm là nên ăn bánh mì bao nhiêu là đủ để không làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh. Các chuyên gia cho biết, tùy vào tình trạng sức khỏe của mỗi đối tượng mà sẽ có mức sử dụng khác nhau.

Nhìn chung, mọi mức độ bệnh lý tuyệt đối không được lạm dụng và chỉ nên dùng vừa đủ cũng như không được ăn liên tục trong nhiều ngày liền. Người bệnh nên biết chia nhỏ thành nhiều lần ăn và có thể phối hợp kèm cùng với một số thực phẩm khác để bổ trợ cho việc điều trị bệnh.

bị tiểu đường ăn bánh mì được không?
Người bệnh tiểu đường chỉ được ăn bánh mì vừa đủ theo khuyến cáo của chuyên gia dinh dưỡng

Tham khảo thêm: Chỉ số đường huyết của thực phẩm – Bị tiểu đường nên biết

Một số lưu ý khác trong việc ăn bánh mì ở đối tượng mắc bệnh tiểu đường

Ngoài việc bổ sung bánh mì trong thực đơn, người bệnh đái tháo đường cũng có thể bổ sung thêm một số thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp, bao gồm những thực phẩm giàu chất xơ và chứa ít hoặc không có chứa carbohydrate. Đó có thể là các loại rau xanh, thịt, các loại hạt, quả hạch, quả mọng nhỏ, ngũ cốc nguyên hạt,…

Người bệnh hoàn toàn có thể kết hợp ăn bánh mì cùng với các thực phẩm này để không làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh cũng như tránh sự nhàm chán trong khi thưởng thức.

Thêm một vấn đề khác mà bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường cần lưu ý. Tuyệt đối không nên ăn bánh mì trắng để thay thế cho các loại bánh mì đã được chuyên gia khuyên dùng.

Loại bánh mì trắng là một trong những thực phẩm có chỉ số đường huyết cao, đồng thời làm ảnh hưởng lớn đến việc kiểm soát lượng đường trong cơ thể. Do đó, việc ăn loại bánh mì này có thể làm gia tăng lượng đường trong máu và khiến bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn.

bị tiểu đường ăn bánh mì được không?
Người bị tiểu đường không được ăn bánh mì trắng hay các loại bánh mì bị pha nhiều chất phụ gia

Tóm lại, các đối tượng bị tiểu đường nhất thiết phải loại bánh mì các sản phẩm từ bánh mì ra khỏi chế độ ăn uống, trừ khi có chỉ định từ bác sĩ hay chuyên gia dinh dưỡng không cho phép sử dụng. Tuy nhiên, để phòng tránh bệnh trở nặng, người bệnh chỉ được tiêu thụ một lượng bánh mì vừa đủ và ăn đúng cách. Bên cạnh đó, tiếp tục duy trì chế độ ăn uống khoa học, sinh hoạt lành mạnh và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa bởi đây đều là những biện pháp hiệu quả nhất để bệnh nhân bị tiểu đường có thể kiểm soát được lượng đường huyết trong máu nhưng vẫn ăn được các thực phẩm mình yêu thích.

Hạ đường huyết là gì? Dấu hiệu và cách cấp cứu nhanh

Hạ đường huyết là một tình trạng nguy hiểm. Tình trạng này có thể xảy ra khi bệnh nhân bị...

Tiểu đường thai kỳ có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Bệnh tiểu đường thai kỳ thường dễ xảy ra trong quá trình mang thai, nhất là 3 tháng cuối thai...

Bị tiểu đường thai kỳ sau sinh có tự hết không?

Bị tiểu đường thai kỳ sau sinh có tự hết không là một trong những vấn đề mà không ít...

Chữa tiểu đường bằng khế chua và trứng gà được không?

Có lẽ bạn đã từng nghe qua việc chữa bệnh tiểu đường bằng khế chua nhưng có thể sẽ khá...

Bonidiabet hỗ trợ trị tiểu đường và thông tin cần biết

Bệnh tiểu đường là một trong những căn bệnh có khả năng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm liên...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *