Bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì, kiêng gì nhanh hết?

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao sức khỏe của sản phụ, đồng thời bảo vệ sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Hơn thế đối với những trường hợp mắc chứng tiểu đường thai kỳ, thành phần dinh dưỡng và lượng đường trong chế độ ăn uống lành mạnh còn góp phần kiểm soát lượng đường trong máu, phòng ngừa bệnh tiến triển và chuyển sang đái tháo đường type 2 gây nguy hiểm. Vậy bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì, kiêng gì nhanh hết? Những thông tin dưới đây có thể giúp bạn xây dựng thực đơn ăn uống phù hợp.

Nguyên tắc ăn uống cơ bản cho bệnh nhân bị tiểu đường thai kỳ

Bệnh tiểu đường thai kỳ là một loại thường gặp của bệnh tiểu đường. Bệnh xảy ra khi nồng độ đường (glucose) trong máu có dấu hiệu tăng cao ở phụ nữ mang thai. Theo kết quả nghiên cứu, tiểu đường thai kỳ thường xảy ra ở phụ nữ bước sang tuần thai thứ 24 đến tuần thai thứ 28 dẫn đến nhiều vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng.

Bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì, kiêng gì nhanh hết?
Tìm hiểu sản phụ bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì, kiêng gì nhanh hết

Hơn thế bệnh tiểu đường thai kỳ khiến bản thân sản phụ cùng thai nhi đối mặt với nhiều biến chứng nghiêm trọng khi bệnh không sớm được kiểm soát. Cụ thể như bệnh tiểu đường tuýp 2, hạ đường huyết sau sinh, tiền sản giật, trẻ tử vong trước và sau sinh ở trường hợp không kiểm soát lượng đường trong máu.

Trong khi đó xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh và phù hợp chính là biện pháp cải thiện bệnh tiểu đường cũng như kiểm soát lượng đường trong máu trong tất cả các trường hợp. Hiệu quả kiểm soát đường huyết của phương pháp này được đánh giá cao hơn thuốc.

Theo các chuyên gia, phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ nên đảm bảo chế độ ăn uống đủ protein, hỗn hợp carbohydrate (chất bột đường), chất béo. Tuy những dưỡng chất này cần được bổ sung ở mức độ vừa phải. Bởi việc tiêu thụ quá nhiều carbs sẽ khiến lượng đường trong máu của bạn tăng đột biến.

Những nguyên tắc ăn uống cơ bản cho bệnh nhân bị tiểu đường thai kỳ gồm:

  • Giới hạn việc sử dụng chất bột đường.
  • Thêm nhiều đạm vào khẩu thực đơn ăn uống mỗi ngày.
  • Tăng cường bổ sung vào chế độ dinh dưỡng các loại trái cây, rau xanh và những loại thực phẩm giàu chất xơ.
  • Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm giàu chất béo, đồ ăn chế biến sẵn.
  • Thực đơn ăn uống mỗi ngày chỉ nên chứa dưới 30% chất béo.
  • Không nên ăn quá no, ăn quá nhiều thực phẩm trong một lần. Tốt nhất bạn nên chia bữa ăn lớn thành nhiều bữa ăn nhỏ để giảm bớt quá trình sản sinh insulin và giúp hoạt động tiêu hóa của dạ dày diễn ra suôn sẻ hơn.
  • Theo dõi phản ứng đường huyết của cơ thể sau bữa ăn.
Nguyên tắc ăn uống cơ bản cho bệnh nhân bị tiểu đường thai kỳ
Nguyên tắc ăn uống cơ bản cho bệnh nhân bị tiểu đường thai kỳ

Tham khảo thêm: Tiểu đường thai kỳ có được ăn khoai lang không? Tại sao?

Bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì nhanh hết?

Về vấn đề “Bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì nhanh hết?”, các chuyên gia cho rằng, không có chế độ dinh dưỡng nào lành mạnh và phù hợp cho tất cả các trường hợp mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Biện pháp tốt nhất để xác định sản phụ đã cân bằng thực phẩm trong bữa ăn và ăn đúng lượng carbohydrate là phản ứng đường huyết của cơ thể sau khi dùng bữa.

Đây chính là lý do lý giải cho câu hỏi tại sao thường xuyên theo dõi mức đường huyết sau mỗi bữa ăn là điều quan trọng nhất trong quá trình kiểm soát lượng đường huyết và điều trị tiểu đường thai kỳ. Việc theo theo dõi mức đường huyết sau khi ăn sẽ giúp bạn xác định cơ thể phản ứng với những món ăn, thực phẩm nào, thực phẩm nào giúp kiểm soát đường huyết và thực phẩm nào làm tăng đường huyết. Từ đó đánh giá mức độ hợp lý của khẩu phần ăn và điều chỉnh chế độ ăn sao cho phù hợp nhất.

Mặc dù vậy, khi bị tiểu đường thai kỳ bạn nên ăn những loại thực phẩm sau:

1. Các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp (GI) – Thực phẩm giàu chất xơ, kiểm soát lượng đường trong máu tốt

Các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp (GI) thường chứa nhiều chất xơ. Trong khi đó chất xơ chính là một trong những yếu tố quan trọng và không thể thiếu của một chế độ ăn uống lành mạnh.

Việc thêm vào chế độ ăn uống thực phẩm giàu chất xơ, có chỉ số đường huyết thấp sẽ giúp phụ nữ mang thai kiểm soát lượng đường trong máu tốt và hiệu quả. Nguyên nhân là do những loại thực phẩm này không làm đường huyết tăng đột ngột và tồn tại lâu hơn trong cơ thể.

Các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp (GI < 56)

  • Hầu hết những loại rau xanh đều có hàm lượng carbohydates thấp nên không khiến lượng đường trong máu bị ảnh hưởng.
  • Các loại đậu như đậu nành, đậu đỏ, đậu lăng, đậu hà lan
  • Một số loại hoa quả tươi như mận, chuối, kiwi, nho, đào, lê, cam, táo
  • Sữa và các chế phẩm từ sữa như sữa chua
  • Yến mạch
  • Mì nguyên hạt
  • Khoai môn
  • Bắp
  • Gạo lứt…

Các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp chính là nhóm thực phẩm ít làm tăng lượng đường trong máu.

Các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết trung bình (GI từ 56 đến 69)

  • Nước cam
  • Khoai tây nấu chín
  • Cháo gạo
  • ngũ cốc nguyên cám
  • Bánh mì tròn
  • Lúa mạch đen
  • Các loại mì và nuôi
  • Gạo nếp…

Các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết trung bình là nhóm thực phẩm làm tăng lượng đường trong máu với mức độ vừa phải.

Các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết cao (GI > 70)

  • Khoai lang
  • Bánh mì trắng
  • Bánh mì vòng
  • Khoai tây
  • Xôi nếp
  • Ngũ cốc ăn sáng
  • Bột gạo tinh
  • Bột yến mạch ăn liền
  • Bánh quy
  • Bí ngô
  • Khoai lang đỏ
  • Thực phẩm từ gạo tẻ…

Các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết cao là nhóm thực phẩm làm tăng lượng đường trong máu với tốc độ nhanh.

Việc lựa chọn các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp sẽ giúp phụ nữ mang thai kiểm soát tốt lượng đường huyết. Tuy nhiên điều này không có nghĩa bạn cần kiêng hoàn toàn những loại thực phẩm có chỉ số đường huyết cao.

Việc trộn những loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp cùng các thực phẩm có chỉ số đường huyết cao có thể có thể khiến tốc độ glucose vào máu giảm.

Các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp (GI)
Các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp (GI) – Thực phẩm giàu chất xơ, kiểm soát lượng đường trong máu tốt

2. Nhóm thực phẩm chứa protein lành mạnh – Thực phẩm làm giảm tốc độ vận chuyển glucose vào máu

Khi mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, sản phụ cần cố gắng thêm những loại thực phẩm giàu protein, nhiều nạc vào thực đơn ăn uống. Bởi những loại thực phẩm này có khả năng làm giảm tốc độ vận chuyển glucose vào máu. Đồng thời giúp lượng đường trong máu luôn đạt ở mức ổn định.

Các loại thực phẩm chứa protein lành mạnh gồm:

  • Đậu
  • Thịt ức gà
  • Các loại quả hạch (óc chó, hạnh nhân, macca, hạt điều…)
  • Trứng
  • Đậu hũ…

Tham khảo thêm: Kháng insulin là gì? Cơ chế, dấu hiệu, cách điều trị

3. Thực phẩm giúp ổn định đường huyết, hỗ trợ điều trị tiểu đường thai kỳ – Thực phẩm chứa chất béo không bão hòa

Thực phẩm chứa chất béo không bão hòa sẽ góp phần tạo nên một chế độ ăn uống lành mạnh đối với những người mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Bởi việc dung nạp chất béo không bão hòa sẽ giúp bạn ổn định lượng đường trong máu, hỗ trợ điều trị tiểu đường thai kỳ, giảm triệu chứng và phòng ngừa phát sinh những vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng từ bệnh tiểu đường khi mang thai.

Vì thế khi mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, nữ giới có thể thêm các loại thực phẩm chứa chứa chất béo không bão hòa vào chế độ ăn uống. Cụ thể:

  • Quả bơ
  • Dầu ô liu
  • Dầu lạc
  • Cá hồi
  • Cá mòi
  • Các loại hạt
  • Cá ngừ
  • Hạt chia…
Thực phẩm chứa chất béo không bão hòa
Thực phẩm giúp ổn định đường huyết, hỗ trợ điều trị tiểu đường thai kỳ – Thực phẩm chứa chất béo không bão hòa

Bị tiểu đường thai kỳ nên kiêng gì?

Trong thời gian kiểm soát lượng đường trong máu và điều trị bệnh tiểu đường thai kỳ, bạn cần tránh ăn những loại thực phẩm có khả năng khiến lượng đường trong máu tăng cao, bệnh phát triển theo chiều hướng xấu. Do đó người bị tiểu đường thai kỳ nên kiêng ăn những loại thực phẩm sau:

1. Thực phẩm khiến lượng đường trong máu tăng đột biến – Thực phẩm có nhiều đường

Khi thêm thực phẩm chứa nhiều đường vào chế độ ăn uống, lượng đường trong máu sẽ nhanh chóng tăng lên, thậm chí tăng một cách đột biến, nhất là khi sử dụng những loại thực phẩm được chế biến và tinh chế. Vì thế, nữ giới cần hạn chế hoặc tránh ăn thực phẩm nhiều đường khi mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.

Những loại phẩm nhiều đường cần kiêng sử dụng gồm:

  • Những loại bánh kẹo ngọt
  • Các loại nước ép trái cây có thêm đường
  • Nước ngọt
  • Thực phẩm nướng như bánh rán, bánh xốp hoặc bánh ngọt.

Riêng đối với trái cây có vị ngọt, chứa đường tự nhiên và sữa, bạn có thể sử dụng chúng như với một mức độ vừa phải.

Thực phẩm có nhiều đường
Thực phẩm khiến lượng đường trong máu tăng đột biến – Thực phẩm có nhiều đường

2. Kiểm soát lượng đường huyết bằng cách hạn chế sử dụng thực phẩm chứa chất béo bão hòa

Tương tự như khẩu phần ăn uống bình thường trong thời kỳ mang thai, sản phụ cần dung nạp những loại thực phẩm chứa chất béo không bão hòa. Điển hình như sử dụng dầu ô liu hoặc dầu hướng dương để trộn salad và nấu ăn thay vì sử dụng dầu thực vật.

Thay vì chiên xào nhiều dầu mỡ, bạn nên chế biến thực phẩm bằng cách luộc, hấp, nướng để phòng ngừa tình trạng dung nạp nhiều chất béo và giúp kiểm soát lượng đường trong máu hiệu quả.

Bạn có thể ăn nhẹ bằng những loại hạt, những loại thực phẩm giàu chất béo không bão hòa thay vi sử dụng sô cô la sữa. Nên sử dụng cá để hạn chế việc dung nạp quá nhiều chất béo từ động vật. Đặc biệt nếu bạn bổ sung cá hồi vào chế độ dinh dưỡng, các thành phần trong loại thực phẩm này có thể giúp nâng cao sức khỏe và đẩy nhanh sự phát triển của thai nhi.

3.  Các loại thức ăn chứa nhiều tinh bột – Thực phẩm làm tăng khả năng vận chuyển glucose vào máu

Các loại thức ăn chứa nhiều tinh bột như bún, phở, bánh mì trắng, cơm trắng… không được khuyến cáo sử dụng nhiều cho các sản phụ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Nguyên nhân là do những loại thực phẩm này làm tăng khả năng vận chuyển glucose vào máu, gây nhiều tác động xấu đến quá trình điều trị bệnh tiểu đường thai kỳ.

Để đảm bảo duy trì lượng tinh bột lành mạnh và phù hợp của chế độ ăn uống mà bạn đang sử dụng, thai phụ cần chia khẩu phần ăn (bữa ăn lớn) thành 4 phần. Trong đó có 2 phần rau củ, 1 phần đạm và 1 phần tinh bột. Hàm lượng tinh bột trong mỗi phần ăn nên dao động trong khoảng 1/2 đến 2/3 chén cơm.

Các loại thức ăn chứa nhiều tinh bột
Các loại thức ăn chứa nhiều tinh bột – Thực phẩm làm tăng khả năng vận chuyển glucose vào máu

Tham khảo thêm: Bị tiểu đường có ăn, uống, dùng mật ong được không?

4. Thực phẩm thúc đẩy lượng đường trong máu tăng cao – Thực phẩm chứa carbonhydrate (nhiều tinh bột và đường)

Thực phẩm chứa carbonhydrate (nhiều tinh bột và đường)nằm trong danh sách những loại thực phẩm cần kiêng khi mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Nguyên nhân là do việc dung nạp loại thực phẩm này có thể khiến lượng đường trong máu nhanh chóng tăng cao. Từ đó làm cản trở quá trình điều trị bệnh tiểu đường thai kỳ. Đồng thời làm tăng nguy cơ phát sinh nhiều biến chứng.

Dưới đây là những loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột và đường, không tốt cho quá trình kiểm soát lượng đường huyết trong máu khi mang thai:

  • Thức ăn nhanh
  • Thức ăn chế biến sẵn
  • Thức ăn đóng hộp
  • Đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ
  • Thức ăn và thức uống có chứa cồn
  • Các loại trái cây khô. Trái cây khô là loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất cùng nhiều dưỡng chất quan trọng khác. Tuy nhiên lượng đường trong loại thực phẩm này khá cao nên cần hạn chế sử dụng khi bị tiểu đường thai kỳ.

5. Các loại sữa béo – Thực phẩm làm giảm đề kháng insulin, ngăn cản quá trình kiểm soát đường huyết

Hàm lượng chất béo trong sữa có khả năng làm giảm đề kháng insulin, ngăn cản quá trình kiểm soát lượng đường trong máu của những bệnh nhân bị tiểu đường nói chung và bị tiểu đường thai kỳ nói riêng.

Tuy nhiên bạn có thể dung nạp protein, vitamin D, canxi cùng nhiều thành phần dinh dưỡng khác tốt cho thai nhi từ sữa bằng cách sử dụng sữa tách béo, sữa ít béo và những loại sữa không đường.

Các loại sữa béo
Các loại sữa béo – Thực phẩm làm giảm đề kháng insulin, ngăn cản quá trình kiểm soát lượng đường trong máu

Tham khảo thêm: Bệnh nhân tiểu đường ăn bánh mì được không?

6. Thực phẩm tích tụ mỡ thừa, cản trở quá trình điều trị đái tháo đường – Da và nội tạng động vật

Da và nội tạng động vật là loại thực phẩm chứa nhiều mỡ và chất béo không tốt cho sức khỏe. Việc thường xuyên thêm loại thực phẩm này vào chế độ ăn uống khi bị tiểu đường thai kỳ sẽ khiến mỡ thừa tích tụ, cản trở quá trình điều trị bệnh và khiến bệnh nhân không thể kiểm soát lượng đường trong máu.

Ngoài ra việc thường xuyên ăn da và nội tạng động vật còn gây thừa cân béo phì (nguyên nhân làm tăng nguy cơ sảy thai), mắc các bệnh lý về gan, bệnh về tim và mạch máu, bệnh huyết áp… Từ đó làm suy giảm sức khỏe của thai nhi, khiến quá trình phát triển của thai gặp vấn đề.

Chính vì những điều trên, da và nội tạng động vật không được khuyến cáo sử dụng cho phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ nói riêng và phụ nữ mang thai nói chung.

Hướng dẫn cách ăn giúp sản phụ bị tiểu đường thai kỳ khỏe con, khỏe mẹ

Để khỏe mẹ khỏe con, người bị tiểu đường thai kỳ nên áp dụng nguyên tắc “1 phần 4”. Nguyên tắc này có nghĩa: Chia khẩu phần ăn thành 4 phần. Trong đó có 2 phần rau củ, 1 phần đạm và 1 phần tinh bột. Hàm lượng tinh bột trong mỗi phần ăn nên dao động trong khoảng 1/2 đến 2/3 chén cơm.

Ngoài ra những người bị tiểu đường thai kỳ cần chú ý:

  • Không bỏ bữa, ăn sáng đầy đủ, nên ưu tiên lựa chọn những loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp. Điển hình như bánh mì nguyên cám, cháo, bánh mì đen kèm sữa tươi không đường và trứng.
  • Thai phụ cần lưu ý xem kích thước phần ăn, không nên cố gắng “ăn cho hai người”. Thông thường mức đường huyết của bạn sẽ bị ảnh hưởng bởi kích thước khẩu phần ăn.
  • Trong khẩu phần ăn vẫn chứa carbohydrate để bổ sung dinh dưỡng cho thai nhi. Tuy nhiên bạn cần lựa chọn những loại thực phẩm không chứa quá nhiều đường và phải có chỉ số đường huyết (GI) thấp.
  • Ăn nhiều rau xanh, trái cây và củ quả không đường hoặc ít đường, củ không tinh bột mỗi ngày để bổ sung đủ hàm lượng vitamin, chất xơ và khoáng chất tốt cho sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của người mẹ.
  • Cắt giảm muối, tránh ăn những loại thực phẩm quá mặn, chứa quá nhiều muối. Bởi những loại thực phẩm này có liên quan đến những vấn đề về tim mạch, huyết áp cao và làm tăng nguy cơ phát sinh những biến chứng của bệnh tiểu đường.
  • Những người mắc bệnh tiểu đường thai kỳ cần lưu ý kiêng sử dụng cả những loại thức uống có nhiều đường. Tốt nhất bạn chỉ nên uống những loại đồ uống không đường và hãy uống nhiều nước lọc.

Một số biện pháp khác giúp kiểm soát lượng đường trong máu, gồm:

  • Ăn một bữa sáng chứa nhiều thực phẩm giàu chất xơ
  • Tuyệt đối không nên bỏ bữa, đặc biệt là bữa sáng
  • Sử dụng kết hợp caborhydrate cùng với chất béo lành mạnh và protein
  • Sử dụng nhiều loại thực phẩm giàu chất xơ và nhiều caborhydrate phức tạp
  • Ăn ít, nên chia 3 bữa ăn lớn thành 5 đến 6 bữa ăn nhỏ để sử dụng trong một ngày. Điều này sẽ giúp bạn phòng ngừa tình trạng dung nạp quá nhiều caborhydrate cùng một lúc.
Sử dụng kết hợp caborhydrate cùng với chất béo lành mạnh và protein
Sử dụng kết hợp caborhydrate cùng với chất béo lành mạnh và protein để kiểm soát tốt lượng đường trong máu

Vấn đề “Bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì, kiêng gì nhanh hết?” đã được giải đáp thông qua thông tin trong bài viết. Tuy nhiên những người bị tiểu đường thai kỳ cần lưu ý xây dựng thực đơn dinh dưỡng một cách chi tiết đối với từng nhóm thực phẩm. Bên cạnh đó trước khi sử dụng, bạn cần xem kỹ nhãn dán chứa thành phần dinh dưỡng được in trên mỗi sản phẩm.

Tính toán và áp dụng hợp lý các chỉ số chính là bước đầu tiên và quan trọng trong việc kiểm soát lượng đường trong máu, điều trị tiểu đường thai kỳ và giúp duy trì sức khỏe tốt trong suốt thời kỳ mang thai.

Có thể bạn quan tâm

Bị tiểu đường thai kỳ sau sinh có tự hết không?

Bị tiểu đường thai kỳ sau sinh có tự hết không là một trong những vấn đề mà không ít...

Tiểu đường thai kỳ có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Bệnh tiểu đường thai kỳ thường dễ xảy ra trong quá trình mang thai, nhất là 3 tháng cuối thai...

Đái tháo đường thứ phát là gì? Nguy hiểm không?

Đái tháo đường thứ phát là gì? Nguy hiểm không?

Đái tháo đường thứ phát có thể hình thành do một số nguyên nhân như phụ nữ mang thai, tình...

Tiểu đường tuýp 3 nguy hiểm thế nào? Cách điều trị

Tiểu đường tuýp 3 nguy hiểm thế nào? Cách điều trị

Mặc dù không phổ biến như tiểu đường tuýp 1, tuýp 2 hay tiểu đường thai kỳ, thế nhưng tiểu...

Cách chữa bệnh tiểu đường bằng lá ổi có hiệu quả?

Không quá bất ngờ khi nhắc đến việc sử dụng lá ổi để chữa bệnh nhưng rất ít người không...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *