Tiểu đường thai kỳ có được ăn khoai lang không? Tại sao?

Tiểu đường thai kỳ có được ăn khoai lang không? Câu hỏi này đang được nhiều mẹ bầu quan tâm. Bởi, khoai lang được xem là thực phẩm chứa tinh bột tốt cho cơ thể. Ngoài ra, một số dưỡng chất trong khoai lang mang lại nhiều lợi đối với sức khỏe. Tuy nhiên, trong thời gian bị tiểu đường thai kỳ, việc dung nạp thực phẩm cần chọn lựa khắt khe hơn.

Tình trạng gia tăng đường huyết bất thường trong thời gian mang thai được gọi là chứng tiểu đường thai kỳ. Bệnh xuất hiện phổ biến ở thai phụ từ tuần 24 và có thể gây ra nhiều ảnh hưởng không chỉ cho mẹ mà còn nguy hại đối với thai nhi. Do đó, để đảm bảo an toàn, mẹ bầu nên kết hợp thăm khám thai định kỳ và điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho phù hợp.

Một trong những thắc mắc liên quan đến thực phẩm được ăn và không nên ăn có câu hỏi: “Tiểu đường thai kỳ có được ăn khoai lang không?”. Để trả lời được vấn đề này, bạn đọc có thể điểm qua một số lợi ích mà khoai lang mang đến cho mẹ bầu cùng với một số thông tin sau đây.

Tiểu đường thai kỳ có được ăn khoai lang không? Tại sao?
Tiểu đường thai kỳ có được ăn khoai lang không?

Khoai lang mang lại giá trị gì cho thai phụ?

Khoai lang là một loại củ có nhiều giá trị dinh dưỡng. Cụ thể, trong 100g khoai lang sống sẽ chứa một số dưỡng chất như:

  • 64kcal năng lượng
  • 0.91g protein
  • 0g chất béo (lipid)
  • 3.64g đường
  • 16.36g carbohydrate
  • 2.7g chất xơ
  • 64mg natri
  • 24mg canxi
  • 0.5mg sắt
  • 86 calo
    Khoai lang mang lại giá trị gì cho thai phụ?
    Giá trị dinh dưỡng của khoai lang đối với phụ nữ mang thai

Ngoài ra, trong khoai lang còn chứa những dạng vitamin bổ dưỡng như vitamin A, E, C,… Chính vì thế, loại củ này trở thành món ăn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Đặc biệt, đối với phụ nữ mang thai, khoai lang có những lợi ích như:

  • Vitamin A: Bà bầu dung nạp thực phẩm chứa hàm lượng vitamin A tốt như khoai lang giúp cho mô được duy trì khỏe mạnh. Thai nhi được tăng trưởng và phát triển tốt. Ngoài ra, dưỡng chất này còn giúp quá trình trao đổi chất của cơ thể mẹ bầu diễn ra thuận lợi.
  • Kali: So với cơ thể ở trạng thái bình thường thì trong giai đoạn mang thai, phụ nữ cần cung cấp kali nhiều hơn. Kali có trong khoai lang sẽ hỗ trợ giúp cơ thể mẹ bầu cân bằng huyết áp, ổn định lượng chất lỏng bên trong.
  • Bổ sung axit folic: Phụ nữ mang thai cần cung cấp đủ lượng axit folic. Đây là dưỡng chất không thể thiếu trong suốt quá trình thai kỳ. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, thai phụ cần bổ sung trung bình 400mcg axit folic hàng ngày. Việc này, giúp thai nhi sẽ tránh được nguy cơ bị dị tật cột sống. Cứ mỗi 100g khoai lang sẽ có khoảng 40 – 90 mcg axit folic. Do đó, mẹ bầu có thể bổ sung bằng cách thỉnh thoảng ăn 1 củ khoai.
  • Có chỉ số Gl thấp: Gl là chỉ số đường huyết glycemic. Chỉ số này của khoai lang là khá thấp, chính vì thế đây là thực phẩm lý tưởng dung nạp vào cơ thể mà không làm đường trong máu tăng quá cao.

Bên cạnh những lợi ích kể trên, khoai lang còn giúp mẹ bầu hạn chế được chứng ốm nghén, do chứa hàm lượng vitamin B6 dồi dào. Ngoài ra, tình trạng táo bón, thừa cân, béo phì khi mang thai cũng được khắc phục an toàn bằng 1 củ khoai lang. Thai nhi được cung cấp choline có điều kiện phát triển trí não tốt hơn, giảm dị tật trong thời gian nằm trong bụng mẹ. 

Khoai lang thật sự mang lại nhiều lợi ích cho mẹ bầu. Tuy nhiên, trường hợp trong thời gian mang thai mẹ bị tiểu đường thai kỳ thì có được khoai lang không? Nội dung tiếp theo sẽ lý giải giúp bạn đọc vấn đề này.

Tham khảo thêm: Bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối nên ăn gì để con – mẹ khỏe?

Tiểu đường thai kỳ có được ăn khoai lang không? Tại sao?

Như trên cũng đã chỉ ra khá nhiều lợi ích mà khoai lang mang đến cho phụ nữ mang thai. Không những thế, bởi vì khoai lang có vị ngọt tự nhiên giống như tinh bột. Theo nghiên cứu đã chỉ ra, khoai lang được nấu chín chỉ có 54% hàm lượng đường. Trong khi tinh bột như gạo trắng con số này lại lên đến 83%.

Tiểu đường thai kỳ có được ăn khoai lang không? Tại sao?
Thai phụ bị tiểu đường thai kỳ vẫn có thể ăn khoai lang nhưng chú ý số lượng và đảm bảo ăn đúng cách

Do đó, để trả lời cho câu hỏi ở đầu bài, mẹ bầu có thể an tâm sử dụng khoai lang mặc dù đang mắc tiểu đường thai kỳ. Bởi, không chỉ được cung cấp đầy đủ dưỡng chất, chứa lượng đường thấp mà khoai lang còn không chứa chất béo, cholesterol gây hại cho quá trình tiêu hóa thức hóa thức ăn, chuyển hóa chất béo trong cơ thể.

Khoai lang giúp cho cơ thể lọc sạch máu, kiểm soát nhịp đập của trái tim, tăng cường sức khỏe của hệ xương khớp và cải thiện thị lực. Rất nhiều lợi ích mà khoai lang mang lại cho phụ nữ mang thai nói chung và thai phụ bị tiểu đường thai kỳ nói riêng. Tuy nhiên, dù có giá trị dinh dưỡng cao, mẹ bầu cũng nên lưu ý đến cách sử dụng, tránh lạm dụng gây phản tác dụng bồi bổ cơ thể của khoai lang.

Tham khảo thêm: Bị tiểu đường thai kỳ sau sinh có tự hết không?

Tiểu đường thai kỳ nên ăn khoai lang như thế nào cho đúng?

Tiểu đường thai kỳ nên ăn khoai lang như thế nào không phải chị em nào cũng biết cách. Trường hợp ăn quá nhiều có thể dẫn đến một số vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Chính vì thế, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Tuyệt đối không ăn khoai lang sống khi mang thai. 
  • Tránh tuyệt đối không để thai phụ sử dụng khoai lang đã mọc mầm. Bởi, lúc này, khoai lang đã có sự chuyển hóa, một số thành phần độc hại xuất hiện có thể gây hại cho cơ thể thai phụ.
  • Không nên ăn khoai dạng luộc hoặc hấp. Thay vào đó, mẹ bầu nên ăn khoai lang nướng hoặc chiên ăn cả vỏ. Ăn với lượng vừa đủ, không ăn nhiều trong cùng một lần ăn có thể khiến mẹ bầu bị đầy hơi, khó tiêu.
    Tiểu đường thai kỳ nên ăn khoai lang như thế nào cho đúng?
    Thai phụ bị tiểu đường thai kỳ có thể ăn khoai lang dạng nướng
  • Không ăn chung khoai lang với củ cải muối hoặc dưa muối chua.
  • Ăn nhiều khoai lang có thể gây thừa vitamin A, vô tình làm cho thai nhi mắc các dị tật bẩm sinh. Thậm chí, một số trường hợp xấu thai nhi bị chết lưu hoặc gây tình trạng sảy thai nguy hiểm.
  • Cân bằng dinh dưỡng, tránh việc tập trung vào một loại cụ thể, điển hình như khoai lang. Mẹ bầu nên lựa chọn thực phẩm đa dạng hơn. Vì khoai lang không thể cung cấp đủ các dưỡng chất như omega 3, sắt, DHA,… trong giai đoạn mang thai cho phụ nữ.

Tiểu đường thai kỳ có được ăn khoai lang không là thắc mắc của nhiều chị em phụ nữ. Hy vọng bài viết đã giúp bạn đọc giải đáp được vấn đề này. Tiểu đường thai kỳ là bệnh tương đối nguy hại không chỉ cho sức khỏe của bà bầu, mà có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi. Chính vì thế, để đảm bảo an toàn, chị em nên tham vấn ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Chỉ số đường huyết bình thường, lúc đói – sau ăn…?

Chỉ số đường huyết là giá trị của nồng độ đường (glucose) trong máu, thường được sử dụng để chẩn...

Đái tháo đường thứ phát là gì? Nguy hiểm không?

Đái tháo đường thứ phát là gì? Nguy hiểm không?

Đái tháo đường thứ phát có thể hình thành do một số nguyên nhân như phụ nữ mang thai, tình...

Các loại sữa dành cho người tiểu đường tốt nhất 2020

Các loại sữa dành cho người tiểu đường tốt nhất

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại sữa dành cho người mắc bệnh tiểu đường. Bạn đọc có...

Tiểu đường thai kỳ có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Bệnh tiểu đường thai kỳ thường dễ xảy ra trong quá trình mang thai, nhất là 3 tháng cuối thai...

Tiểu đường thai kỳ có uống được nước dừa không?

Tiểu đường thai kỳ có uống được nước dừa không?

Liệu tiểu đường thai kỳ có uống được nước dừa? Đây là một trong số các thắc mắc mà mẹ...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *