Chỉ số đường huyết bình thường, lúc đói – sau ăn…?

Chỉ số đường huyết là giá trị của nồng độ đường (glucose) trong máu, thường được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường. Thông thường chỉ số này được đo bằng đơn vị mg/dl hoặc mmol/l. Chỉ số glucose trong máu có thể thay đổi liên tục theo từng phút hoặc từng ngày, đặc biệt liên quan đến chế độ sinh hoạt và ăn uống. Vậy chỉ số đường huyết bình thường, lúc đói – sau ăn là bao nhiêu? Khi nào cảnh báo bệnh tiểu đường/ hạ đường huyết? 

Chỉ số đường huyết là gì?

Đường hay còn gọi glucose máu chính là một nguồn năng lượng chính của cơ thể. Ngoài ra đường còn là một nguồn nhiên liệu vô cùng cần thiết và quan trọng đối với các cơ quan. Đặc biệt là tổ chức não bộ và hệ thần kinh.

Chỉ số đường huyết bình thường, lúc đói - sau ăn...
Tìm hiểu chỉ số đường huyết bình thường, lúc đói – sau ăn là bao nhiêu? Khi nào cảnh báo bệnh tiểu đường/ hạ đường huyết

Chỉ số đường huyết (glycemic index – viết tắt là GI) là giá trị của nồng độ đường (glucose) trong máu. Chỉ số này thường được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường. Thông thường chỉ số glucose máu được đo bằng đơn vị mg/dl hoặc mmol/l. Giá trị đo được có thể thay đổi liên tục theo từng phút hoặc từng ngày, đặc biệt liên quan đến chế độ sinh hoạt và ăn uống.

Luôn có một lượng đường nhất định trong máu ở bất kỳ thời điểm. Tuy nhiên nếu lượng đường trong máu sau khi đo được thường xuyên cao sẽ khiến bệnh tiểu đường xảy ra và tiến triển theo hướng xấu. Ngoài ra bệnh còn làm ảnh hưởng xấu, gây biến chứng đến nhiều cơ quan, nhất là thận, mạch máu, tim…

Dựa trên đặc điểm, chỉ số glucose trong máu được phân thành 4 loại, bao gồm:

  • Đường huyết lúc đói
  • Đường huyết bất kỳ
  • Đường huyết sau ăn 1 giờ và sau ăn 2 giờ
  • Đường huyết thể hiện thông qua xét nghiệm và chỉ số HbA1C.

Chỉ số đường huyết mang ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc xác định nồng độ glucose trong máu đối với người ngay tại thời điểm xét nghiệm và khảo sát là bao nhiêu. Giá trị khảo sát có thể giúp bệnh nhân xác định được đường huyết đang ở mức bình thường, đang bị đái tháo đường hoặc tiền đái tháo đường.

Chỉ số đường huyết là giá trị của nồng độ đường (glucose) trong máu
Chỉ số đường huyết (GI) là giá trị của nồng độ đường (glucose) trong máu, được đo bằng đơn vị mg/dl hoặc mmol/L

Tham khảo thêm: Máy đo đường huyết không cần lấy máu – Điều cần biết

Chỉ số đường huyết bình thường, lúc đói – sau ăn… là bao nhiêu?

Đối với người bình thường, chỉ số đường huyết an toàn mang các giá trị như sau:

  • Đường huyết bất kỳ: Chỉ số glucose máu < 140 mg/dL (7,8 mmol/l).
  • Đường huyết lúc đói: Chỉ số glucose máu < 100 mg/dL (< 5,6 mmol/l).
  • Đường huyết sau bữa ăn: Chỉ số glucose máu < 140mg/dl (7,8 mmol/l).
  • Chỉ số HbA1C: < 5,7 %.

Cụ thể hơn:

  • Đường huyết lúc đói

Lượng đường trong máu lúc đói được đo lần đầu vào buổi sáng chưa uống hay ăn bất kỳ loại thực phẩm nào, người bệnh cần nhịn ăn ít nhất 8 giờ đồng hồ trở lên. Lượng đường trong máu lúc đói dao động khoảng từ 3.9 mmol/L (70 mg/dL) đến 5.0 mmol/L (92 mg/dL) là bình thường.

Thông qua quá trình xét nghiệm, các chuyên gia nghiên cứu thấy rằng, những người có lượng đường trong máu lúc đói dao động khoảng từ 3.9 mmol/L (70 mg/dL) đến 5.0 mmol/L (92 mg/dL) không có nguy cơ tiến triển bệnh tiểu đường trong khoảng 10 năm tiếp theo hoặc lâu hơn.

  • Đường huyết sau ăn

Lượng đường trong máu sau ăn của người khỏe mạnh bình thường dưới 7,8 mmol/L (140mg/dL). Chỉ số này được đo trong vòng 1 đến 2 giờ đồng hồ sau ăn.

  • Đường huyết lúc đi ngủ

Đối với người khỏe mạnh bình thường, lượng đường trong máu trước khi đi ngủ dao động trong khoảng 6,0mmol/l đến 8,3mmol/l (tương đương 110 đến 150mg/dl).

  • Xét nghiệm Hemoglobin A1c (HbA1c)

Xét nghiệm Hemoglobin A1c (HbA1c) dưới 48 mmol/mol (6,5%) được xác định là chỉ số bình thường. Xét nghiệm này thường được chỉ định để chẩn đoán chính xác bệnh đái tháo đường.

Xét nghiệm Hemoglobin A1c (HbA1c)
Xét nghiệm Hemoglobin A1c (HbA1c) dưới 48 mmol/mol (6,5%) được xác định là chỉ số bình thường, không bị tiểu đường

Khi nào chỉ số đường huyết cảnh báo bệnh tiểu đường/ hạ đường huyết?

Bệnh nhân được xác định mắc chứng hạ đường huyết khi lượng đường trong máu rơi vào khoảng dưới 3.9 mmol/L (70 mg/dL). Hạ đường huyết được xác định là một tình trạng nguy hiểm, bệnh nhân cần được cấp cứu kịp thời.

Tuy nhiên tình trạng tụt giảm đường huyết vẫn tiếp tục diễn ra nếu không được cấp cứu và kiểm soát hoàn toàn. Điều này khiến cho bệnh nhân nhanh chóng rơi vào trạng thái hôn mê, nguy cơ tổn thương não tăng cao.

Đối với những trường hợp có lượng đường huyết cao, chức năng tiết insulin cho cơ thể của những tế bào tuyến tụy có thể gặp vấn đề và bị suy giảm hoặc trong cơ thể insulin được tiết ra đủ nhưng bệnh nhân mắc chứng đề kháng insulin khiến insulin không có tác dụng.

Để có thể cung ứng đủ nhu cầu của cơ thể về số lượng insulin, tuyến tụy phải làm việc liên tục và làm việc nhiều hơn cho đến khi vấn đề vấn xuất hiện, tuyến tụy bị quá tải và hư hỏng. Ngoài ra điều này còn khiến cho mạch máu bị xơ cứng (tình trạng xơ vữa động mạch) và phát sinh ra nhiều vấn đề nghiêm trọng khác.

Theo kết quả nghiên cứu, hầu hết các bộ phận trong cơ thể đều bị tổn thương và có khả năng hư hỏng do người bệnh có chỉ số đường huyết cao. Chỉ số đường huyết cao thường xuyên cũng đồng nghĩa với việc bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường và có nguy cơ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Cụ thể đường huyết sau ăn 2 giờ đồng hồ của những trường hợp có nguy có mắc bệnh tiểu đường và tiền tiểu đường:

  • Tiền tiểu đường: Đường huyết sau ăn nằm trong khoảng 7,9 – 11,1 mmol/l.
  • Bệnh tiểu đường: Đường huyết sau ăn > 11,1 mmol/l.

Tuy nhiên để chẩn đoán chính xác bệnh tiểu đường, bệnh nhân cần tiến hành thực hiện xét nghiệm đá giá chỉ số HbA1c hoặc làm nghiệm pháp tăng đường huyết. HbA1c chính là chỉ số kiểm soát lượng đường trong máu chuẩn xác mà không cần phải phụ thuộc vào thời điểm ăn cũng như thời điểm no hay đói. Xét nghiệm Hemoglobin A1c (HbA1c) trên 48 mmol/mol (6,5%) chứng minh bạn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Bệnh nhân có thể được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường khi chỉ số đường huyết đo được thường xuyên ở mức cao
Bệnh nhân có thể được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường hoặc có nguy cơ khi chỉ số đường huyết đo được thường xuyên ở mức cao

Tham khảo thêm: Thuốc hạ đường huyết nhanh, phổ biến và lưu ý khi dùng

Biện pháp giúp duy trì trạng thái ổn định của chỉ số đường huyết

Để duy trì trạng thái ổn định và lành mạnh của chỉ số đường huyết, bạn cần duy trì một lối sống khỏe mạnh, thường xuyên tập thể dục và có chế độ ăn uống khoa học. Điều này sẽ giúp bạn duy trì mức đường huyết một cách hiệu quả và tốt nhất. Một số cách được liệt kê dưới đây có thể giúp lượng đường trong máu của bạn duy trì ở mức ổn định:

  • Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm màu đỏ tươi và màu xanh: Trong thành phần của các loại  thực phẩm màu đỏ tươi và màu xanh như dâu tây, nho và quả mọng có chứa một lượng lớn anthocyanins. Đây là một thành phần có khả năng kiểm soát lượng đường huyết hiệu quả.
  • Theo dõi lượng đường trong máu thường xuyên và đều đặn: Nếu có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường bạn cần theo dõi lượng đường trong máu thường xuyên và đều đặn để sớm phát hiện bệnh lý có có hướng điều trị thích hợp nhất.
  • Tiêm các loại insulin hoặc uống đều đặn thuốc hạ đường huyết: Những bệnh nhân bị tiểu đường cần uống thuốc hạ đường huyết hoặc tiêm insulin đều đặn theo sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa nhằm tránh phát sinh những tác dụng phụ không mong muốn. Ngoài ra người bệnh cần tuân thủ lộ trình điều trị, đơn thuốc của bác sĩ của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý thêm thuốc mới hoặc thay đổi liều lượng thuốc mà chưa thông qua ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
  • Áp dụng chế độ ăn uống hợp lý, cân đối những thành phần dinh dưỡng: Các chuyên gia khuyến nghị người bệnh nên bổ sung cho cơ thể thành phần dinh dưỡng và liều lượng như sau: lipid 20 – 30%, protid 15 – 20%, glucid 50- 60% tổng số calo trong ngày. Đặc biệt, bạn cần lưu ý tuyệt đối không được bỏ qua bữa sáng bởi việc cung cấp năng lượng và đủ chất dinh dưỡng trong bữa sáng sẽ giúp bạn ổn định lượng đường trong máu suốt cả ngày. Trong bữa ăn, bạn cần kết hợp lành mạnh giữa tinh bột, chất béo và protein cùng với các loại hạt và các loại trái cây để duy trì lượng đường huyết lành mạnh và ổn định.
  • Thường xuyên tập thể dục: Bạn nên xây dựng thói quen tập luyện thể dục thường xuyên, ít nhất 5 ngày/ tuần, tối thiểu 30 phút mỗi ngày, lưu ý kiểm tra huyết áp, kiểm tra đường huyết và tình trạng tim mạch trước khi áp dụng các bài tập. Trong khi tập thể dục, việc đổ mồ hôi có thể giúp bạn làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và kiểm soát tốt chỉ số đường huyết. Bên cạnh đó việc duy trì một chế độ tập luyện thể dục lâu dài và phù hợp có thể giúp các tế bào trong cơ thể trở nên nhạy cảm hơn với insulin.
  • Uống sữa: Nguy cơ kháng insulin sẽ giảm đáng kể khi bạn sử dụng các sản phẩm từ sữa. Nguyên nhân là do hàm lượng enzyme và protein trong sữa có khả năng làm chậm quá trình chuyển hóa lượng glucose tồn tại trong thức ăn, đồ uống thành lượng đường trong máu. Vì thế việc uống sữa mỗi ngày sẽ giúp bạn giảm bớt 20% nguy cơ kháng insulin.
Enzyme và protein trong sữa làm chậm quá trình chuyển hóa lượng glucose
Enzyme và protein trong sữa làm chậm quá trình chuyển hóa lượng glucose tồn tại trong thức ăn, đồ uống thành đường trong máu

Trên đây là thông tin chi tiết về chỉ số đường huyết bình thường, lúc đói – sau ăn… là bao nhiêu? Khi nào cảnh báo bệnh tiểu đường/ hạ đường huyết. Ngoài ra bài viết còn là các biện pháp giúp duy trì trạng thái ổn định của chỉ số đường huyết. Hi vọng rằng sau khi tham khảo, người bệnh có thể hiểu và đánh giá chính xác nồng độ đường trong máu. Đồng thời áp dụng các biện pháp kiểm soát để giảm hiệu quả nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, duy trì cơ thể khỏe mạnh.

Có thể bạn quan tâm

Bonidiabet hỗ trợ trị tiểu đường và thông tin cần biết

Bệnh tiểu đường là một trong những căn bệnh có khả năng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm liên...

Bệnh nhân tiểu đường có ăn được đường phèn không?

Thực phẩm hay thức ăn ngọt là một trong những tình địch điển hình của bệnh tiểu đường, đặc biệt...

Lưu ý khi lựa chọn máy đo đường huyết không cần lấy máu

Máy đo đường huyết không cần lấy máu – Điều cần biết

Hiện nay, thị trường bắt đầu ra đời các loại máy đo đường huyết không cần lấy máu. Những sản...

Bị tiểu đường thai kỳ sau sinh có tự hết không?

Bị tiểu đường thai kỳ sau sinh có tự hết không là một trong những vấn đề mà không ít...

Kháng insulin là gì? Cơ chế, dấu hiệu, cách điều trị

Kháng insulin là một thuật ngữ chỉ những rối loạn lâm sàng, cụ thể béo phì, bệnh tiểu đường type...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *