Bệnh nhân tiểu đường có được ăn mít không?

Một chế độ ăn uống đúng cách và khoa học là một trong những phương pháp điều trị hiệu quả và ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm. Bệnh tiểu đường cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Cho đến hiện nay có khá nhiều người vẫn còn thắc mắc và đi tìm câu trả lời cho vấn đề bị tiểu đường có ăn được mít không. Hiểu được tâm lý người bệnh, bài viết dưới đây sẽ cho bạn đọc câu trả lời thỏa đáng.

Thành phần và những dưỡng chất trong quả mít

Mít là một loại quả quen thuộc, được bày bán khá nhiều tại các cửa hàng, siêu thị hay sạp trái cây. Vì mang vị ngọt thanh và có mùi thơm nhẹ nên loại quả này được khá nhiều người ưa thích và dùng để ăn trực tiếp hoặc chế biến thành một món ăn khác như chè mít đác, chè thái, sinh tố mít, mít sấy,…

tiểu đường có ăn được mít
Người bị bệnh tiểu đường có ăn được mít không? – Chuyên gia nói gì

Các chuyên gia cho biết, lượng calo có trong quả mít khá dồi dào, tùy vào trọng lượng của quả mít mà có lượng calo tương ứng. Nhưng đa số trung bình trong mỗi quả mít thường chứa khoảng 150 – 155 calo.

Trong đó, có khoảng 92% lượng calo đến từ cars, 8% còn lại là protein và một ít chất béo. Bên cạnh đó, trong quả mít còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất có lợi khác cho sức khỏe như: chất xơ, kali, sắt, magie, glucose, canxi, vitamin nhóm B, vitamin C,…

Nhờ có các thành phần trên mà quả mít mang lại khá nhiều lợi ích cho sức khỏe con người, điển hình như:

  • Lượng chất xơ có trong mít dồi dào giúp ngăn chặn nguy cơ bị táo bón, giúp cải thiện đường tiêu hóa, đồng thời thúc đẩy việc ăn uống được tốt hơn;
  • Thành phần lignans, saponin và phytonutrient được tìm thấy trong quả mít được các chuyên gia cho biết rất tốt cho việc giảm nguy cơ gây ung thư và làm chậm sự phát triển của các tế bào ung thư trong cơ thể;
  • Vì thành phần kali có trong mít tương đối nhiều nên có khả năng cân bằng và ổn định được đường huyết, nhất là các đối tượng mắc chứng bệnh huyết áp cao;
  • Bổ sung mít cho cơ thể giúp làm giảm viêm nhiễm và phòng chống một số bệnh lý khác như: viêm phổi cấp, viêm phế quản, hen suyễn, viêm khớp, viêm loét trên da,…;
  • Tuy là trái cây có vị ngọt nhưng lại ít calo, tinh bột và chất béo nên mít được khá nhiều tín đồ giảm cân tin dùng;
  • Không những vậy, việc ăn mít thường xuyên còn có tác dụng cải thiện cục bộ tuần hoàn máu, tốt cho tim mạch, thậm chí còn giúp phòng tránh nguy cơ bị đột quỵ.
giá trị lợi ích của quả mít
Mít không chỉ là loại trái cây thơm ngon, dễ ăn mà còn mang lại rất nhiều lợi ich cho sức khỏe

Với những lợi ích đã được điểm qua cho thấy mít thực sự rất tốt cho sức khỏe con người. Việc bổ sung mít thường xuyên không chỉ dung nạp cho cơ thể những dưỡng chất cần thiết mà còn có giúp ngăn chặn sự khởi phát của một số bệnh lý có khả năng xảy ra.

Tham khảo thêm: Bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối nên ăn gì để con & mẹ khỏe?

Bệnh nhân bị tiểu đường có ăn được mít không? – Giải đáp thắc mắc

Trước khi làm rõ vấn đề “Bệnh nhân bị tiểu đường có ăn được mít không?”, người bệnh cần hiểu rõ cơ chế gây bệnh tiểu đường.

Như một số tài liệu đã được đề cập, thành phần glucose là một chất rất cần thiết cho cơ thể con người. Dưỡng chất này tham gia hỗ trợ quá trình hoạt động của các cơ quan và gia tăng thể chất. Trong khi đó, hormone insulin đảm nhận vận chuyển glucose vào tế bào và kiểm soát lượng glucose trong máu. Nếu đường huyết giảm, tuyến tụy sẽ ngừng tiết ra insulin, khi quá trình này bị gián đoạn thì lượng glucose sẽ không thực hiện đúng với chức năng và nhiệm vụ của mình. Điều này đồng nghĩa với việc tế bào sẽ thiếu hụt glucose trong khi máu dư thành phần này. Một khi lượng glucose trong máu quá cao đến một mức nhất định sẽ sinh ra bệnh tiểu đường.

Hiểu được cơ chế gây bệnh, người bị tiểu đường sẽ tự điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt sao cho phù hợp cũng như phòng tránh bệnh trở nặng. Khi mắc bệnh, bệnh nhân không được bỏ bữa, nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ, đặc biệt nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ và giảm các thức ăn ngọt hay chứa nhiều đường.

Các chuyên gia y tế và chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích người bệnh tiểu đường nên tăng cường bổ sung những thực phẩm có chỉ số chuyển hóa đường huyết thấp. Quan trọng hơn nên ăn vừa đủ và không nên quá nhiều để phòng tránh phản tác dụng.

bị tiểu đường ăn mít được không
Giải đáp thắc mắc: “Bị bệnh tiểu đường có ăn được mít không?”

Trở lại với vấn đề mà nhiều bệnh nhân đang thắc mắc. Trên thực tế, mít là một loại trái cây có nhiều công dụng tốt đối với người mắc bệnh tiểu đường. Một trong số đó là nhờ có hàm lượng chất xơ dồi dào đã giúp làm chậm tốc độ giải phóng lượng đường trong máu, từ đó giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát được lượng máu tốt hơn.

Không những vậy, trong mít còn giàu chất chống oxy hóa, những dưỡng chất này giúp chống viêm và phòng ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường. Chính vì vậy, người bị bệnh tiểu đường hoàn toàn ăn được mít nhưng chỉ ăn ở liều lượng vừa đủ và điều chỉnh chế độ ăn uống sao cho hợp lý.

Tuy nhiên, mắc bệnh tiểu đường ở bất kỳ mức độ nặng nhẹ nào, người bệnh cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ về liều lượng dùng vừa đủ và cách ăn mít phù hợp để không làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh cũng như phòng tránh một số biến chứng nguy hiểm có khả năng khởi phát.

Điều chỉnh chế độ ăn mít cho người bị tiểu đường

Mặc dù mít mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người nói chung nhưng các đối tượng mắc bệnh tiểu đường cần điều chỉnh ăn loại quả này cho phù hợp để không làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh. Dưới đây là một số lưu ý theo sự khuyến cáo của chuyên gia dinh dưỡng:

– Người bị tiểu đường ăn bao nhiêu lượng mít là đủ?

Bị tiểu đường ăn bao nhiêu lượng mít là đủ? – Ở những đối tượng này không nên ăn quá nhiều mít vì trong loại quả này chứa lượng carbohydrate khá cao nên không tốt cho người bị tiểu đường. Bên cạnh đó, khi chín, mít sẽ ngọt nên lượng đường thường cao hơn, do đó người bệnh cần lưu ý không nên ăn quá nhiều mít chín.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích người bị tiểu đường chỉ ăn khoảng 1 – 2 múi/ lần để không làm ảnh hưởng lượng đường huyết trong máu và phòng tránh bệnh trở nặng. Bên cạnh đó, không nên ăn liên tục trong nhiều ngày liền, nên xây dựng “thời khóa biểu” ăn mít khoa học.

bị tiểu đường ăn được mít không?
Người bị tiểu đường có thể ăn 1 – 2 múi mít/ lần hoặc ăn 30gr mít non sấy khô để thay 1 chén cơm trắng

Tham khảo thêm: Bị tiểu đường thai kỳ nên ăn hoa quả gì tốt nhất?

– Chế biến mít thành nhiều món ăn khác

Ngoài việc sử dụng trực tiếp từng miếng mít thơm ngon, người bệnh tiểu đường có thể bổ sung 30 gram mít non đã sấy khô cho một lần ăn. Thậm chí có thể sử dụng lượng mít này để thay thế cho một chén cơm khoảng 250 gran. Điều này sẽ mang lại cảm giác no lâu hơn và làm giảm cảm giác thèm ăn vặt.

Không những vậy, người bệnh có thể sử dụng mít để chế biến thành một số món ăn khác thay đổi khẩu vị cũng như thay thế cho các món gạo, bún hay phở có chứa nhiều tinh bột.

bị tiểu đường ăn mít được không
Có thể kết hợp mít cùng với một số loại hoa quả khác để tránh sự nhàm chán và thay đổi khẩu vị

Một lưu ý khác mà người bệnh cần nên nhớ, khi đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào để kiểm soát đường huyết mà muốn ăn mít thì nên trao đổi với bác sĩ trước khi ăn. Điều này sẽ giúp không làm mất đi tác dụng của thuốc.

Tóm lại, người bệnh tiểu đường không nhất thiết kiêng cữ tuyệt đối việc ăn mít nhưng chỉ được khuyến khích ăn ở nhiều lượng vừa đủ để phòng tránh gia tăng lượng đường trong máu. Bên cạnh đó, người bệnh cần chủ động thăm khám để biết chính xác tình trạng mắc bệnh và tham gia điều trị tích cực tại các cơ sở khám chữa bệnh uy tín.

Có thể bạn quan tâm

Chữa tiểu đường bằng khế chua và trứng gà được không?

Có lẽ bạn đã từng nghe qua việc chữa bệnh tiểu đường bằng khế chua nhưng có thể sẽ khá...

Tiểu đường thai kỳ có uống được nước dừa không?

Tiểu đường thai kỳ có uống được nước dừa không?

Liệu tiểu đường thai kỳ có uống được nước dừa? Đây là một trong số các thắc mắc mà mẹ...

Lưu ý khi lựa chọn máy đo đường huyết không cần lấy máu

Máy đo đường huyết không cần lấy máu – Điều cần biết

Hiện nay, thị trường bắt đầu ra đời các loại máy đo đường huyết không cần lấy máu. Những sản...

Bị tiểu đường có ăn, uống, dùng mật ong được không?

Mật ong là một loại thực phẩm rất có lợi cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng có thể...

Bị bệnh tiểu đường nên ăn gì? Có cần kiêng ăn cơm?

Chế độ ăn uống và các thành phần dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc kiểm...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *